Mụn trứng cá vùng trán Tại sao?
Vùng trán, mũi và cằm là những vùng da nhạy cảm hay còn gọi là vùng chữ T rất dễ bị mụn trứng cá nhất, đặc biệt với những người có làn da nhờn.
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên trán khi nang lông bị tắc nghẽn gây viêm nhiễm và bắt đầu hình thành những nốt mụn đỏ hoặc đầu mủ trên da, nếu bạn gặp phải rắc rối này mà không tự điều trị tại nhà trong vòng 6 tuần thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá vùng trán mà bạn nên biết.
Sự thay đổi nội tiết
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Maryland Medical Center, chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc tiền mãn kinh là những thời điểm phụ nữ dễ bị mụn trứng cá nhất. Những thay đổi trong hormone cũng có thể gây ra mụn trứng cá bằng cách kích thích sự bài tiết chất dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Tẩy tế bào chết
Theo bác sĩ da liễu Howard Fein, Los Angeles, tẩy tế bào chết có thể làm sạch các chất bụi bẩn bám trong lỗ chân lông làm giảm mụn trứng cá, nhưng nếu bạn tẩy quá thường xuyên hoặc dùng các sản phẩm có đặc tính cao thì có thể gây kết quả ngược lại, chẳng hạn như làm tăng lượng vi khuẩn gây mụn trứng cá và làm tăng quá trình bài tiết tuyến dầu.
Bác sĩ da liễu Susan Binde của tạp chí Glamour, New York cho biết gel thoa tóc, serum làm mượt tóc, keo xịt tóc và những sản phẩm khác dùng cho tóc có thể là tác nhân gây mụn trứng cá trên vùng trán của bạn, nếu bạn để tóc mái thì vùng da trán càng dễ bị mụn hơn nữa.
Video đang HOT
Mũ bảo hiểm
Theo trường Đại học Maryland Medical Center, nếu bạn thường xuyên đội mũ bảo hiểm, chúng sẽ cọ xát với da vùng trán có thể dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá.
Tư thế ngủ một bên
Theo bác sĩ Binder, nếu mụn trứng cá chỉ xuất hiện ở một phía trên trán, điều này có thể do thói quen ngủ của bạn gây ra. Thật vậy, vùng da mặt thường xuyên tiếp xúc với gối sẽ hình thành mụn trứng cá do bụi bẩn gây nên.
Theo bác sĩ da liễu Katie Rodan, nếu bạn không rửa mặt thường xuyên trước khi ngủ sẽ làm mụn xuất hiện trên vùng trán vì những mỹ phẩm còn sót lại trên da có cơ hội thâm nhập vào lỗ chân lông. Bà Rodan giải thích rằng da mặt sẽ nóng hơn khi ngủ, điều kiện đó làm cho những chất bụi bẩn hoặc các hóa chất dễ dàng bám vào lỗ chân lông.
Theo tapchilamdep
Mẹo chọn mua sản phẩm chăm sóc tóc an toàn
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc đều chứa một lượng nhỏ các hóa chất độc hại có thể gây viêm da, ung thư hoặc tử vong.
Các hóa chất này có thể thấm sâu vào da đầu, mạch máu, gan, thận, tim, phổi và biểu mô... gây bệnh ung thư, dị ứng, viêm da, mù mắt hoặc thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi chọn sản phẩm chăm sóc tóc, bạn cần đọc rõ thành phần ghi trên bao bì để tránh mua hoặc chọn loại có chỉ số thấp nhất. Dưới đây là những hóa chất độc hại thường hiện diện trong sản phẩm chăm sóc tóc gồm:
Aminomethyl Propanol
Hóa chất này được dùng để điều chỉnh lượng pH trong nhiều sản phẩm chăm sóc tóc. Nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu nồng độ cao hơn 12%. Thường thì chất độc này hay hiện diện trong các sản phẩm nhuộm và ép tóc. Chất aminomethyl propanol trong các sản phẩm chăm sóc tóc được cho là an toàn nếu nồng độ không vượt quá 2%.
Ammonium persulfate
Thường xuất hiện trong các sản phẩm thuốc tẩy và nhuộm tóc, ammonium persulfate được xem là chất kích thích mạnh, có thể ảnh hưởng xấu đến da đầu, phổi, mắt và mũi. Nếu tiếp xúc lâu dài với độc chất này có thể gây viêm da và bệnh hen suyễn.
Diethanolamine (DEA), Monoethanolamine (MEA) và Triethanolamine (TEA)
Bộ ba hóa chất này thường hiện diện nhiều nhất trong các sản phẩm dầu gội đầu. Chúng có thể làm gián đoạn hoạt động của hormone trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành và phát triển của các tế bào gây ung thư, đặc biệt là ung thư thận và gan. DEA có thể được "nhận diện" dưới dạng tên thành phần là Lauramide DEA, cocamit DEA và oleamide DEA, tất cả đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất sừng, khiến mái tóc của bạn trở nên khô rối và dễ gãy rụng.
Formaldehyde Donors
Dạng hóa chất phổ biến của thành phần độc hại Formaldehyde Donors là imidazolidinyl urea và DMDM hydantoin. Mặc dù chúng không thực sự chứa formaldehyde donors nhưng có nguồn gốc từ chất độc này và có tác dụng tương tự. Đây là hai trong số những thành phần độc hại nhất trong các sản phẩm chăm sóc tóc vì chúng có khả năng gây ung thư, bệnh hen suyễn, dị ứng và căng thẳng.
Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol là một loại dung môi có nguồn gốc từ dầu mỏ, thường được sử dụng trong các sản phẩm gel vuốt tóc và xịt tóc. Chúng được thiết kế để làm hòa tan dầu nên có thể tước đi chất dầu tự nhiên trong da đầu của bạn.
Bên cạnh đó, khi hít độc chất này cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như buồn nôn, ói mửa và trầm cảm.
P-Phenylediamine (PPD)
Độc chất P-Phenylediamine (PPD) thường xuất hiện trong các sản phẩm nhuộm tóc, có thể gây ra các chứng ho, đau đầu, cao huyết áp và đau bụng nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Vì thế, bạn cũng nên hạn chế làm đẹp bằng thuốc nhuộm tóc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình...
Proplyene Glycol (PG) và Polyethylene Glycol (PEG)
Đây cũng là hai trong số những thành phần hóa chất độc hại nhất trong các sản phẩm chăm sóc tóc. Chúng được sử dụng để hòa tan dầu mỡ nên cũng thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm sạch lò nướng. Tuy nhiên, do tác động tẩy rửa dầu mỡ rất mạnh nên chúng có thể gây kích ứng và làm viêm da đầu.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES)
Hai hóa chất này được sử dụng trong hầu hết các mỹ phẩm tạo bọt (bao gồm cả dầu gội đầu). SLS và SLES có thể gây ra các tác dụng phụ khi tiếp xúc lâu dài với chúng như làm tổn thương mắt, trầm cảm và tiêu chảy... Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) rất dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua da của bạn, chúng có thể di chuyển đến não và phổi thông qua dòng máu, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Paraben và Phtalates
Đây là hai độc chất bị cấm sử dụng ở Liên minh châu Âu trong nhiều năm qua vì nó là một chất gây ung thư vú, có thể gây rối loạn hoạt động nội tiết tố.... Paraben và phtalates có thể "ẩn nấp" dưới dạng nhiều tên khác nhau như butyl benzyl phthalate, dibutyl phthalate, diethyl phthalate, diethylhexyl phthalate, dimethyl phthalate, dioctyl phthalate, butylparaben, isobutylparaben, isopropylparaben, sodium methylparaben, sodium propylparaben, ethylparaben, methylparaben,propylparaben, benzylparaben... có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Do đó, bạn cần nên kiểm tra thành phần hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc tóc trước khi quyết định chọn mua và sử dụng chúng.
Ảnh: flickr.com
Theo Alobacsi
Điểm tên 7 thành phần độc hại trong mỹ phẩm Những loại mỹ phẩm của bạn dùng hàng ngày có chứa các chất độc hại này hay không? Những loại mỹ phẩm bạn đang sở hữu chứa hàng ngàn chất hóa học khác nhau, trong số đó có không ít chất hấp thụ trực tiếp vào cơ thể thông qua làn da mỏng manh. Phần nhiều trong số đó là những chất tổng...