Mụn mọc ở ‘cậu nhỏ’ có nguy hiểm?
Bộ phận sinh dục nam giới thường xuất hiện các nốt mụn dạng vảy nhỏ, tròn trên bề mặt da, có màu đỏ hoặc màu da.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết, mụn phát triển khi các tuyến dầu trên bề mặt da bị chặn bởi bụi, tế bào da chết, hoặc các mảnh vụn khác. Sự tắc nghẽn này có thể gây ra phản ứng miễn dịch, khiến vùng da bị viêm và sưng phồng. Các khối u nhỏ được gọi là mụn.
Mụn có thể xuất hiện trên dương vật dù ít phổ biến hơn ở những nơi khác trên cơ thể. Các yếu tố khiến mụn xuất hiện ở dương vật do quần áo bó sát, độ ẩm, đổ mồ hôi quá nhiều, cạo lông, vệ sinh kém, da dầu… Tuy nhiên một số trường hợp mụn là do bệnh lý. Do đó khi có mụn ở bộ phận sinh dục, quý ông nên đi khám để có phương án xử lý, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mụn cóc sinh dục
Triệu chứng chính của mụn cóc sinh dục là sự phát triển những nốt nhỏ màu trên da hoặc đầu dương vật. Các mụn cóc hình thành như súp lơ và có thể là kích thước lớn. Mụn cóc còn xuất hiện trên các khu vực xung quanh dương vật, chẳng hạn như bìu hoặc đùi bên trong.
Mụn cóc sinh dục thường tự biến mất, cũng có thể dễ dàng điều trị bằng kem hoặc làm lạnh và trị liệu bằng nhiệt.
Video đang HOT
Herpes sinh dục
Bệnh thường khiến bệnh nhân không thoải mái, ngứa và lây sang hậu môn. Các vết phồng rộp sẽ phát triển loét hở và rỉ các chất dịch, vón cục. Các mụn nước cũng xuất hiện quanh miệng hoặc môi. Herpes sinh dục thường được điều trị bằng thuốc kháng virus.
Giang mai
Các nốt màu trắng, đỏ xuất hiện trên hoặc xung quanh dương vật, là một triệu chứng của bệnh giang mai. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị. Bệnh giang mai được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Theo bác sĩ Hạnh, nổi mụn ở dương vật chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của đấng mày râu. Khi có dấu hiệu mụn mọc ở dương vật và bìu, nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để có phương án điều trị.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
Tại sao bạn bị say khi uống cà phê?
Uống quá nhiều cà phê bạn dễ bị say, có triệu chứng mất ngủ, đau đầu, choáng váng, cáu gắt, sốt, lú lẫn, tức ngực.
Bạn Huỳnh Thảo, sinh viên năm hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM thường uống cà phê giúp đầu óc tỉnh táo để thi cử. Gần đây Thảo uống cà phê thì hay gặp tình trạng choáng váng, xây xẩm, chóng mặt. Cô đến bác sĩ khám mới biết là bị say cà phê.
Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn giải thích, say cà phê là tình trạng uống quá liều caffeine có trong cà phê. Lượng caffeine cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim (tăng nhịp tim, rung nhĩ) và co giật, mất cân bằng nội tiết tố. Nếu bạn hiếm khi tiêu thụ caffeine, cơ thể có thể nhạy cảm đặc biệt với nó, vì vậy tránh dùng quá nhiều cùng một lúc.
Say cà phê.
Say cà phê thường có triệu chứng choáng váng, tiêu chảy, khát nước, mất ngủ, đau đầu, sốt, cáu gắt. Trường hợp nặng thường gây khó thở, ói mửa, ảo giác, lú lẫn, tức ngực, nhịp tim bất thường hoặc nhanh, cử động cơ không kiểm soát được, co giật. Một số triệu chứng nhẹ như buồn nôn và co thắt cơ. Nặng hơn có thể kèm theo nôn mửa, thở nhanh và sốc. Theo bác sĩ Hạnh, em bé cũng có thể bị quá liều caffeine do sữa mẹ chứa quá nhiều caffeine.
Bác sĩ Hạnh khuyến cáo, mỗi ngày cho người lớn khỏe mạnh uống lượng caffeine 400 mg. Quá liều caffeine có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều hơn lượng này. Thanh thiếu niên nên uống dưới 100 mg caffeine mỗi ngày. Phụ nữ mang thai hạn chế caffeine.
Thời gian bán hủy trong máu của caffeine từ 1,5 đến 9,5 giờ, khi ấy nồng độ caffeine trong máu của bạn giảm còn một nửa số lượng ban đầu. Vì vậy bạn cần:
- Theo dõi phản ứng cơ thể để xác định xem đã uống bao nhiêu là vừa đủ.
- Chỉ nên uống khoảng 250 mg mỗi ngày nếu bạn không chắc chắn về sự dung nạp của cơ thể.
- Không uống caffeine vào buổi chiều muộn để tránh các vấn đề về giấc ngủ.
- Giảm lượng cà phê hoặc chuyển sang trà nếu có vấn đề về tiêu hóa.
- Nếu bạn cảm thấy huyết áp tăng, nhịp tim thay đổi nên cắt, giảm lượng cà phê đang dùng.
Cách xử trí khi quá liều caffeine
Nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể đợi cho đến khi caffein không còn trong cơ thể hoặc tự điều trị như uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kali hoặc magiê, chẳng hạn như chuối hoặc rau lá xanh đậm.
Nếu nặng hơn bạn nên đến khám bác sĩ hoặc vào bệnh viện để được điều trị tích cực như uống than hoạt tính, rửa dạ dày và theo dõi nhịp tim, thở oxy khi cần.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
10 thực phẩm tốt cho xương bạn không nên bỏ qua Khoai tây, rau xanh, quả sung, cá, bơ hạnh nhân, sữa, nước cam ép... giúp xương chắc khỏe. Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho hay, bổ sung những thực phẩm nhiều canxi, vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe và phòng loãng xương. Thực phẩm tốt cho xương. Rau xanh lá Canxi có nhiều trong...