Mụn đầu đen ở mũi và trán, phải trị cách nào?
Tôi thương co nhiêu mun trưng ca đâu đen ơ mui va tran. Môi khi lăn thương đê lai seo thâm. Xin bac sy cho biêt lam cach nao đê tri đươc mun đâu đen hiêu quả nhât ma không đê lai seo. (Nguyễn Mỹ Nhẫn)
Trả lời:
Mụn đầu đen xuất hiện nhiều ở vùng mũi và trán là hiện tượng thường gặp đối với những người có làn da nhờn. Loại mụn này hình thành khi lỗ chân lông bị bít kín bởi hỗn hợp của sebum và tế bào chết, màu đen của mụn là do hiện tượng oxy hóa tác động lên phần ngoài của nhân mụn hình thành. Nếu vệ sinh da không sạch và bị vi khuẩn tấn công, những nốt mụn đầu đen này có thể biến thành mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ sưng đau.
Trên thực tế, ở những người da nhờn rất khó trị dứt mụn đầu đen vĩnh viễn do da thường xuyên sản sinh ra sebum, tuy nhiên nếu nỗ lực và điều trị đúng phương pháp bạn sẽ giảm thiểu được những rắc rối do loại mụn này gây ra.
Trước tiên, bạn cần bổ sung ngay vào khẩu phần ăn của mình các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, E và B5, ngoài ra cũng cần bổ sung thêm kẽm để hạn chế quá trình tiết dầu và sừng hóa nang lông.
Nếu có thói quen dùng tay nặn mụn, bạn nên từ bỏ thói quen xấu này ngay lập tức. Rửa mặt bằng sản phẩm tạo bọt dành riêng cho da nhờn hoặc hỗn hợp, xông hơi mặt bằng nước ấm, tẩy tế bào chết 1 đến 2 lần mỗi tuần cũng là những gợi ý bạn có thể thực hiện tại nhà.
Video đang HOT
Đối với những nốt mụn quá “cứng đầu”, bạn có thể nhờ cậy đến các công nghệ thẩm mỹ kỹ thuật cao để loại bỏ chúng ra khỏi nang lông. Ngày nay, kỹ thuật chiếu ánh sáng đa năng trong điều trị mụn rất phổ biến và hiệu quả khá cao. Phương pháp này sử dụng bước sóng ánh sáng phù hợp với làn da để cân bằng quá trình tiết dầu và sừng hóa nang lông, giảm thiểu quá trình hình thành và phát triển của mụn đầu đen cũng như các loại mụn khác. Kết hợp giữa việc nghỉ ngơi, chăm sóc da hợp lý và một phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát tình trạng mụn đầu đen của mình.
Theo VNE
Mụn nào cũng là... mụn?
Hầu hết mọi người đều biết, mụn trứng cá - đặc biệt là trên da mặt - không phải là một vấn đề sức khỏe, không gây nguy hiểm tính mạng, mà là vấn đề thẩm mỹ.
Người bị mụn thường thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến mặc cảm, thậm chí trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều quan niệm sai lầm trong cách phòng và trị mụn đã vô tình làm "căn bệnh" này ngày càng trầm trọng.
Rửa mặt sạch là xong?
Một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá là do bạn thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn. Vì thế, rất nhiều người cho rằng, rửa mặt càng sạch, càng nhiều lần mỗi ngày thì mụn trứng cá sẽ không còn cơ hội xuất hiện.
Theo các chuyên gia da liễu, đây là quan niệm sai lầm. Giữ cho làn da sạch là điều cần thiết, tuy nhiên, nếu kỳ cọ, chà xát quá mạnh sẽ làm tăng khả năng gây mụn do các nang lông bị tổn thương.
Rửa mặt nhiều lần trong ngày và lạm dụng sữa rửa mặt sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động liên tục, khi đó lỗ chân lông lại càng giãn nở, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn bình thường. Lời khuyên dành cho bạn là: chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày để loại bỏ dầu thừa và da chết.
Giữ da khô để không bị mụn?
Mọi người thường nghĩ chỉ da dầu mới dễ nổi mụn. Thực tế không phải vậy, da khô vẫn có thể bị mụn.
Chúng ta chỉ nhìn thấy lớp da bị khô ở trên bề mặt mà thôi, còn ở lớp dưới, khi lỗ chân lông bị bít tắc, sẽ làm chất bã bị ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mụn trứng cá. Trị mụn cho làn da khô là một vấn đề khó khăn, bởi đa số những sản phẩm trị mụn trên thị trường đều ưu tiên dành cho làn da dầu.
Mụn do nội tiết tố không thể chữa trị?
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, lắm khi vị khách không mời này lại chịu khó "ghé thăm" người trưởng thành và cả ở tuổi trung niên, làm dở khóc dở cười vì bị trêu chọc "dậy thì muộn".
Theo GS.BS Phạm Văn Hiển, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, những trường hợp trên, nguyên nhân do nội tiết tố androgen hoạt động quá mạnh. Chính vì thế, khi nào cơ thể còn tiết androgen thì khi đó còn có thể bị mụn trứng cá. Hiểu rõ nguyên nhân gây mụn này là nhân tố quan trọng để điều trị hiệu quả "mụn trứng cá muộn" hay còn gọi là mụn trứng cá do nội tiết.
Thông thường, androgen kích thích tuyến bã nhờn sản xuất bã nhờn vừa đủ để bảo vệ da. Khi androgen hoạt động quá mức, gọi là "cường androgen", sẽ kích thích sản xuất dư thừa bã nhờn, các tế bào lót ống dẫn chất bã bị hóa sừng nhiều hơn, làm hình thành cồi mụn (comedone) và mụn trứng cá do androgen. Ngoài ra, chị em có thể sẽ có những biểu hiện khác do "cường androgen" kèm theo như: kinh nguyệt thưa, không đều, rậm lông vùng trán, rụng tóc...
Vậy mụn do nội tiết tố androgen có thể điều trị được không? Câu trả lời được các chuyên gia về da liễu khẳng định là: có! Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra các hợp chất kháng androgen, giúp chặn tác động của androgen lên tuyến bã nhờn, là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá. Chất kháng androgen phổ biến được các bác sĩ sử dụng hiện nay là cyproterone acetate (CPA).
CPA kháng androgen mạnh nên điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố androgen rất hiệu quả. Nghiên cứu của tác giả Gollnick, 70% phụ nữ đã khỏi mụn sau 6 tháng sử dụng thuốc viên nội tiết kết hợp có chứa chất CPA.
Theo Alobacsi
7 vật dụng hữu ích trong nhà có thể trị mụn Những phương pháp trị mụn tự nhiên này vừa đơn giản, không tốn kém lại cực kỳ hiệu quả với mọi loai da. 1. Aspirin: Aspirin rất tốt trong việc điều trị sưng đỏ và giảm kích thước mụn. Hãy sử dụng phần bột mịn bên trong thuốc và trộn với một chút nước, bạn nên pha đặc hỗn hợp này, không sử...