Mumbai chiến thắng Covid-19
Gaurav Awasthi, 29 tuổi, lái xe hàng trăm kilomet từ nhà riêng ở ngoại ô New Delhi để tìm giường bệnh cho người vợ mắc Covid-19.
Anh nói: “Tôi không thể trả hết ơn huệ với Mumbai. Nếu không có các cơ sở y tế ở thành phố này, không biết liệu vợ tôi có còn sống đến ngày hôm nay”.
Covid-19 quét qua Ấn Độ, không nơi nào dễ bị tàn phá hơn Mumbai. Thủ phủ bang Maharashtra có lượng dân cư đông nhất cả nước, đứng thứ 6 thế giới. Song một năm trôi qua, thành phố khiến nhiều người kinh ngạc khi giải quyết làn sóng Covid-19 thứ hai thành công ngoài mong đợi.
Trong đợt bùng phát đầu tiên, Mumbai cũng ghi nhận hình ảnh của những thi thể chất đống. Một người đàn ông nằm chết trên con đường đông đúc, một người lái xe gục ở vô lăng. Diễn biến thảm khốc như Đại dịch cúm 1918.
Tháng 5/2020, Abhignya Patra, bác sĩ gây mê 27 tuổi ở Bệnh viện Đa khoa Thành phố Lokmanya Tilak (Sion), làm việc 18 giờ mỗi ngày. “Mọi thứ không ngừng nghỉ”, cô nói.
Gia đình bệnh nhân đau lòng khi mô tả cảnh tượng bi thảm bên trong những bệnh viện chật chội. Một người đàn ông cho biết phải tự mình thay tã cho mẹ vì nhân viên y tế đã quá tải. Một đoạn video quay bên trong Sion cho thấy những xác chết được bọc ni lông đen và bỏ lại trên giường.
Mỗi đêm, đường dây nóng của thành phố nhận hàng nghìn cuộc gọi từ những người dân tuyệt vọng, nhiều bệnh nhân không được nhập viện. Mumbai khi ấy chỉ có 80 xe cứu thương, 425 khu hồi sức tích cực cho dân số 20 triệu người.
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19 trong Trung tâm Jumbo, ngày 22/4. Ảnh: PTI
Từ kinh nghiệm xương máu, Iqbal Chahal, lãnh đạo thành phố Mumbai nhận ra rằng mọi thứ cần thay đổi. Giới chức bắt đầu cho xây dựng các bệnh viện dã chiến mới với hàng nghìn giường, cơ sở tư nhân bàn giao khu điều trị Covid-19 cho chính phủ, 800 ô tô được chuyển thành xe cứu thương.
Video đang HOT
Song những nỗ lực này chưa đủ để chống lại sự lây lan của virus trong đợt bùng phát thứ hai.
“Chúng tôi cần truy đuổi virus”, ông Chahal nói.
Thành phố chủ động tiếp cận 55 khu ổ chuột, bao gồm Dharavi. Kế hoạch ban đầu là sàng lọc từng ngôi nhà đã bị hủy bỏ bởi thời tiết nắng nóng, ẩm ướt của Mumbai khiến nhân viên y tế cảm thấy mệt mỏi khi mặc đồ bảo hộ đi lại trong các con hẻm chật chội.
Khi số ca nhiễm tăng nhanh, các nhân viên y tế thành lập “trại sốt” ở khu vực khác nhau để kiểm tra triệu chứng và xét nghiệm Covid-19 cho người dân nếu cần thiết.
Tất cả báo cáo xét nghiệm ở Mumbai được chuyển đến “phòng chiến sự” do bác sĩ vận hành. Họ phân loại ca nhiễm và quyết định nơi phân bổ bệnh nhân, bất kể “người đó là bộ trưởng, đại ca giang hồ hay dân khu ổ chuột”, Chahal nói.
Khi đại dịch lần đầu suy yếu, Ấn Độ dần nới lệnh hạn chế. Nhưng ở Mumbai, giới chức không bỏ đi bất cứ chiếc giường nào trong bệnh viện dã chiến. Vì vậy, khi số bệnh nhân tăng lên vào tháng 3, thành phố được trang bị tốt hơn nhiều so với những khu vực khác, nơi hệ thống y tế gần như sụp đổ.
Tại New Delhi, bệnh nhân chết ngay bên ngoài bệnh viện, các lò hoả táng liên tục đỏ lửa. Nhưng ở Mumbai thì không. Dù mật độ dân số cao, thành phố có tỷ lệ tử vong thấp đáng ngạc nhiên.
Mumbai vẫn có những thời khắc sinh tử. Ông Chahal nhớ tại một đêm tháng 4, khi 6 bệnh viện đối mặt với tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng khiến 168 bệnh nhân gặp nguy hiểm. Song họ được di chuyển kịp thời đến các cơ sở khác, tất cả đều sống sót.
“Chúng tôi thấy trước làn sóng lây nhiễm thứ hai”, Chahal nói.
Nhân viên y tế lau dọn một bệnh viện dã chiến ở Mumbai. Ảnh: Reuters
Bác sĩ Patra nhớ lại những cuộc gọi từ các đồng nghiệp ở Delhi đang tuyệt vọng tìm kiếm thiết bị y tế. “Là bác sĩ, chúng tôi khó có thể làm gì khi thiếu cơ sở hạ tầng”, cô nói.
Ruben Mascarenhas, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Khaana Chahiye tại Mumbai, cho biết ông thường nhận hàng chục tin nhắn yêu cầu viện trợ oxy và thuốc men mỗi sáng. Song khi đại dịch kéo dài, các yêu cầu chủ yếu đến từ bên ngoài thành phố.
Mascarenhas gọi đây là “nỗi ngạc nhiên dễ chịu”, song tỏ ra cực kỳ thận trọng trước thành công của Mumbai.
Ông không phải người duy nhất chưa vội ăn mừng khi thành phố vượt qua thời khắc kinh hoàng nhất.
Ông Chahal dã chuẩn bị tinh thần cho làn sóng thứ ba, theo ông là sẽ tấn công chủ yếu vào trẻ em. Thành phố tích trữ oxy, xây thêm bệnh viện nhi và mở rộng năng lực của các cơ sở y tế công cộng.
“Đây là hồi chuông thức tỉnh cho tất cả chúng ta”, ông nói.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...