Mùi vị trong ẩm thực Việt
Món ngon chinh phục tình yêu ẩm thực của mỗi thực khách trước tiên ở mùi vị.
Chính vì thế, sự phối kết hợp sáng tạo, tinh tế các loại gia vị để cho “ra đời” những món ăn ngon mang mùi vị đặc trưng, hấp dẫn quả đúng là một nghệ thuật đặc biệt.
Cháo cá
Trước kia, đời sống con người khó khăn, phải lo từng “miếng cơm manh áo” nên việc đáp ứng như cầu ăn ngon là điều không phải dễ. Nhưng ngày nay, người ta không chỉ ăn bằng miệng mà bằng cả… mũi. Không chỉ dừng lại ở việc ngon, bổ dưỡng mà còn phải thơm, dậy mùi. Việc ngửi và nếm thường kết hợp với nhau và tạo cảm giác ngon miệng.
Và, sự ra đời của những loại gia vị ít nhiều đã phần nào thỏa mãn nhu cầu thưởng thức ẩm thực của mỗi thực khách. Sự phong phú của các loại gia vị ấy như chiếc chìa khóa thành công của mỗi người đàu bếp. Mùi thơm trong nấu nướng như mùi phi thơm của hành, tỏi, mỡ rán, riềng ớt, hạt tiêu… vừa có tác dụng át mùi tanh, khêu gợi cảm giác thèm ăn và giúp cho món ăn thêm phần lôi cuốn.
Video đang HOT
Bún bò giò heo với nhiều loại rau gia vị
Trong chế biến món ăn, nhằm tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon và tạo mùii vị đặc trưng, bên cạnh gia vị, người ta còn thường dùng các loại rau gia vị, hay còn gọi là rau thơm như hành, hẹ, tía tô, thì là, rau mùi, lá lốt… Một tô cháo cá sẽ ngon hơn khi được cho thêm ít hành lá, rau ngò rí, rắc thêm bột tiêu hay vài miếng ớt. Món canh cải xanh nếu thiếu gừng sẽ kém phần thú vị. Hay mỗi chiếc bánh tôm, bánh xèo, bánh khoái mà thiếu rau tía tô, rau thơm, diếp cá thì sẽ không còn hấp dẫn …
Hơn thế, không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu cho mỗi bữa ăn, mang lại cảm giác ngon miệng, đậm đà hương vị mà nhiều loại gia vị chính là nguồn dược liệu quý giá, có vai trò hữu ích trong đời sống con người. Thật khó để phủ nhận vai trò của bát cháo kèm hành, tía tô trong việc giải cảm, tác dụng chữa đau nhức bằng lá lốt hay lợi ích của rau thì là khi chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa… Và cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm thấy những loại rau gia vị ấy với sự bày bán trên thị trường, từ các cửa hàng nhỏ, các chợ cho đến những siêu thị lớn và quả thực công hiệu của chúng là rất lớn.
Xôi trắng ăn kèm nhiều món
Nhưng đôi khi cảm giác về mùi vị lại mang tính chủ quan của con người. Có người thích và quen với mùi của gia vị này thì cho là mùi vị ấy thơm nhất, hợp với món ăn đó nhất. Còn với người khác thì có thể đó là sự kiêng kị. Nhiều người Việt Nam không chịu nổi mùi phó mát, mùi bơ nhưng lại thích mắm tôm và coi đó là thứ gia vị dậy mùi, thiếu nó thì các món ăn như thịt chó, bún đậu phụ sẽ mất đi một phần hương vị và sự thơm ngon.
Nhưng đối với người nước ngoài thì đó lại là loại thực phẩm không thể đụng tới do mùi của nó. Hay như người Đức rất ghét thói quen ăn tỏi sống của người Nga. Còn thực khách phương Tây lại ưa thích vị chua – ngọt trong nhiều món xào nấu của người Trung Quốc. Đó là gia vị từ các sản phẩm của đậu tương lên men: hắc xì dầu, tàu vị yểu, lạp chí chương, muối, ớt, các thứ dấm, rượu…
Rau gia vị hay gia vị nói chung là nguyên liệu có mùi vị đặc biệt, được thêm vào trong khẩu phần ăn và giúp món ăn ngon hơn. “Kho tàng” gia vị của người Việt Nam vô cùng phong phú, bởi vậy mà các món ăn của xứ sở này đã thu hút và hấp dẫn được rất nhiều thực khách quốc tế, tạo nét riêng đặc trưng, độc đáo trong ẩm thực Việt.
Theo PNO
Bắp luộc đi Mỹ
Những ngày mưa dầm rả rích, trùm áo mưa chạy ra góc đường mua vài trái bắp luộc nóng hổi bốc hơi nghi ngút, về xúm nhau ngồi cạp thì không còn gì thú vị bằng.Các bậc cao niên ở Mỹ Tho nhớ rằng, những người phụ nữ bán bắp luộc đã có mặt ở các góc đường từ lâu lắm, mẹ truyền con nối qua nhiều thế hệ, và họ chỉ bán duy nhất giống bắp nếp đặc sản của miệt Chợ Gạo.
Trái bắp nếp của vùng Chợ Gạo thật đặc sắc, hạt trắng đều tăm tắp và dẻo, ngọt không thể tả, hút hồn thị dân. Nhiều người nói rằng, đã là dân miền Tây, thì ai cũng có một lần cạp bắp luộc, vừa ăn vừa xuýt xoa, hít hà vì nóng, vì vị ngon ngọt, dẻo thơm. Hồi đó, thập niên 1980, miếng rẫy của gia đình tôi trồng hết mùa bắp này đến mùa bắp khác. Cuốc rẫy, trỉa hạt, ngày hai cữ tưới nước, cực không kể xiết. Tôi còn nhớ, mẹ tôi chỉ trồng giống bắp Buôn Ma Thuột, trái nhỏ, hạt màu tím than đều tăm tắp, dẻo ngọt không thua gì bắp nếp bây giờ, nhưng giống bắp đó ngày nay đã tuyệt chủng. Lúc thu hoạch bắp trái, mẹ tôi ít khi bán nguyên rẫy bắp cho thương lái mà chịu khó bẻ bắp về, luộc chín rồi mang ra chợ ngồi bán lẻ từng chục.
Với nhiều thị dân, bắp luộc (và bắp nướng mỡ hành) là một thứ quà quê trên cả tuyệt vời. Mới đây, một anh bạn ở Mỹ về thăm quê, ngày nào cũng tìm mua vài trái bắp luộc để... cạp, mà phải là bắp nếp Chợ Gạo chính hiệu hắn mới chịu ăn.
Hoá ra, tay Việt kiều này trước khi định cư ở xứ người, cũng từng là một "tín đồ" của món bắp luộc quê nhà. Hắn nói, ở bển, nhiều khi thèm cạp một trái bắp luộc đến rơi nước mắt. Mà không riêng gì hắn, hàng ngàn, hàng chục ngàn người Việt xa quê mỗi khi có dịp ngồi lại bù khú với nhau, ai cũng nói thèm được ăn một trái bắp luộc của quê hương. Từ nhu cầu này, công ty MT ở Mỹ Tho đã tìm mua bắp nếp Chợ Gạo về luộc, cho vô bịch nylon hút chân không, cấp đông, bảo quản ở nhiệt độ dưới 18 độ C rồi xuất khẩu thẳng sang Mỹ phục vụ các vị Việt kiều đang nhớ quê hương.
Nghe đồn, trái bắp luộc đông lạnh của MT có thể bảo quản lâu đến hai năm, mỗi tháng doanh nghiệp này bán hết 50.000 trái bắp luộc ở thị trường Mỹ, mà vẫn không đã cơn thèm của người Việt xa quê, nên đơn đặt hàng cứ tới tấp bay về. Cũng cần nói thêm rằng, vị giám đốc công ty MT là một Việt kiều sống lâu năm ở Mỹ, biết được nhu cầu thèm... cạp bắp luộc của những người Việt xa xứ, nên khi về nước làm ăn ông đã chọn mặt hàng này để xuất khẩu. Nhưng anh bạn Việt kiều của tôi nói, ăn được trái bắp luộc bên Mỹ không dễ, phải chạy xe đến các siêu thị của người Việt tìm mua, về nhà phải hấp nóng lại, ăn để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà chứ không thể sánh bằng trái bắp ngọt ngào nóng hổi vừa thổi vừa ăn ngay tại góc đường ở Mỹ Tho, bên chiếc xe đạp thồ bán bắp cũ kỹ và cô gái miền quê Chợ Gạo duyên dáng, má lúm đồng tiền, nụ cười tươi thắm.
Theo PNO
Say nhẹ cùng cà phê kiểu Ireland Ngoài capucchino, espresso hay latte quen thuộc, có lẽ mùa đông nay, một ly cà phê kiểu Ireland cũng thật thích hợp. Ly cà phê pha chế ở quán Gecko. Chuyện kể rằng, có một đoàn khách Mỹ tới Ireland trong ngày đông giá lạnh, họ dừng chân ở một quán nhỏ. Nhìn thấy những người khách co ro, rét run, người đầu...