Mũi Vi Rồng – kiệt tác thiên nhiên ban tặng cho miền đất võ
Mũi Vi Rồng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định, khoác lên mình vẻ đẹp nên thơ, nơi đây trở thành điểm tham quan thu hút du khách thập phương.
Mũi Vi Rồng là một phần của ngọn núi nằm sát biển có hình dáng tựa như một con rồng khổng lồ vươn mình ra biển lớn. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình với núi đá nhấp nhô, hang động độc đáo, nước biển xanh trong… Du lịch Bình Định, du khách nhớ ghé thăm điểm đến thú vị này nhé!
Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình với núi đá nhấp nhô, hang động độc đáo, nước biển xanh trong.
Mũi Vi Rồng ở đâu?
Mũi Vi Rồng hay còn được gọi là Mũi Rồng thuộc thôn Tân Phụng 1, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Địa điểm này cách thị trấn Phù Mỹ khoảng 20km về hướng Đông và cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 70km về hướng Bắc. Đây là ghềnh đá lớn có hình thù trông giống như một con rồng khổng lồ vươn mình ra biển khơi tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, sống động.
Theo dân gian kể lại, Mũi Vi Rồng trước đây vốn là một khối đá có hình dáng giống vi cá chép. Vào đời nhà Đường, một viên tướng có tên là Cao Biền đi tìm những vùng đất có vượng khí để trấn yểm. Khi đến vùng đất này, thấy Mũi Vi Rồng có phong thủy tốt, linh khí kết tụ nên đã phù phép chém đứt nhằm trừ hậu họa về sau. Cũng theo chuyện kể thì khi long mạch bị chém đứt, vảy rồng rơi, máu rơi xuống, đọng lại tạo thành các hòn đá son nhỏ, đá nằm lẫn trong cát biển. Loại đá son này rất cứng.
Tương truyền, khi đem đá mài với nước sẽ cho ra màu thắm đỏ nhưng khi cầm không dính tay nên người dân xem đây là loại son trời cho. Ngày xưa, học trò khắp nơi thường về đây tìm nhặt loại đá này đem về cho thầy chấm bài. Ngày nay, du khách đến tham quan, khám phá mũi Vi Rồng, nếu tìm dưới cát biển, bạn có thể sẽ bắt gặp những hòn son màu đỏ nằm lẫn trong cát vô cùng đẹp mắt.
Địa điểm du lịch Mũi Rồng nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 70km
Hướng dẫn đường đi đến Mũi Vi Rồng
Địa điểm du lịch Mũi Rồng nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 70km. Để đi Mũi Rồng từ trung tâm TP Quy Nhơn, bạn có thể tham khảo lộ trình sau:
Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo tuyến đường Quốc Lộ 19 rồi rẽ phải để vào cầu Thị Nại.
Sau khi qua cầu, bạn rẽ trái hướng vào đường Quốc Lộ 19B. Sau đó, tiến hành đi thẳng một đoạn khoảng 15km để vào đường ĐT639. Tại đây, bạn chỉ cần đi dọc con đường ven biển khoảng 35km nữa là đến Mũi Vi Rồng.
Chơi gì ở Mũi Vi Rồng Bình Định?
Thưởng thức khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời
Nhìn từ xa, Mũi Vi Rồng hiện ra trước mắt như một tảng đá lớn vươn mình ra biển khơi bao la vô cùng đẹp mắt. Giữa lòng núi đá của Mũi Rồng là một hang động kỳ thú. Sóng biển vỗ vào núi đá tung bọt trắng xóa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ.
Video đang HOT
Sóng biển vỗ vào núi đá tung bọt trắng xóa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ.
Ngồi trên những tảng đá của Mũi Vi Rồng, đưa mắt nhìn ra xa, du khách sẽ nhìn thấy những rặng đá nhấp nhô trùng trùng điệp điệp, màu xanh ngắt của biển trời, những bãi cát trải dài, những hàng dừa vi vui trong gió biển, xa xa là những con thuyền đánh cá… Đến đây, lắng nghe âm thanh của sóng biển, hòa mình vào thiên nhiên, hít hà không khí trong lành, ngắm cảnh đẹp nên thơ chắc hẳn là trải nghiệm đáng nhớ khi du lịch Mũi Rồng, Quy Nhơn.
Chiêm ngưỡng các quần thể bãi đá độc đáo
Đến tham quan Mũi Vi Rồng, bạn còn được chiêm ngưỡng một quần thể bãi đá bao gồm bãi Đá Dựng, bãi An Bàng bao quanh. Bãi đá nằm nhấp nhô với muôn hình vạn trạng đầy kỳ thú. Nhìn từ xa, bãi đá trông giống như một con rồng đang muốn cất mình bay ra biển lớn. Tất cả tạo nên một khung cảnh giao thoa, hòa quyện giữa núi đá và sóng biển vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, giữa lòng núi đá còn có một hang động nằm xuyên ra biển vô cùng độc đáo.
Khám phá chợ thôn Tân Phụng
Du lịch Quy Nhơn, ghé thăm Mũi Vi Rồng, bạn đừng quên khám phá chợ thôn Tân Phụng. Đây là nơi tập trung của các ghe thuyền đánh cá vào mỗi buổi sáng. Đến đây vào sáng sớm, bạn sẽ được ngắm khung cảnh tàu thuyền cập bến tấp nập buổi sớm mai, cảnh bà con ngư dân tất bật. Ngoài ngắm cảnh, hòa mình vào đời sống bà con địa phương, đến chợ thôn Tân Phụng, bạn còn được thỏa sức mua các loại hải sản tươi ngon như tôm hùm, cá, mực…
Trải nghiệm lướt ván vào mùa đông
Vào mùa đông, Mũi Vi Rồng trở thành địa điểm lướt ván lý tưởng có một không hai ở Việt Nam. Chính vì vậy, hằng năm, vào mùa này, du khách đam mê trò chơi cảm giác mạnh thường tìm về đây rất đông. Đặc biệt là khách nước ngoài rất thích đến đây để trải nghiệm cảm giác mới mẻ. Nếu bạn cũng là người đam mê thử thách thì đừng bỏ qua trải nghiệm lướt ván thú vị khi đến Mũi Rồng, Bình Định.
Check in hang động giữa lòng núi
Nằm giữa lòng núi đá của Mũi Vi Rồng là một hang động xuyên ra biển vô cùng độc đáo. Đây chính là nơi giao thoa giữa nước biển và những ghềnh đá tạo nên khung cảnh vô cùng nên thơ. Nhiều du khách đến đây, đặc biệt là các bạn trẻ rất thích thú với background chụp hình độc lạ, đẹp mắt này. Du khách tha hồ tạo dáng, chụp hình, săn ảnh đẹp “triệu like”.
Nằm giữa lòng núi đá của Mũi Vi Rồng là một hang động xuyên ra biển vô cùng độc đáo.
Ăn gì khi đến Mũi Vi Rồng tại Bình Định?
Du lịch Mũi Vi Rồng, Quy Nhơn, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức nhiều món đặc sản Bình Định hấp dẫn. Trong đó, nổi bật phải kể đến các món hải sản phong phú như cua, tôm, mực, cá, ghẹ. Một số món đặc sản địa phương thơm ngon, bạn nhớ đừng bỏ lỡ khi đến Quy Nhơn, Bình Định như cá chua Phù Mỹ, chình mun Châu Trúc, gỏi cá chình, gié bò Tây Sơn…
Những lưu ý cần bỏ túi khi đi Mũi Rồng
Đến tham quan, vui chơi tại Mũi Rồng, để chuyến đi được vui vẻ trọn vẹn, du khách nhớ bỏ túi một số kinh nghiệm cần thiết sau:
Thời điểm lý tưởng để đến Mũi Vi Rồng là khoảng tháng 4, tháng 5 Âm lịch. Khoảng thời gian này, thời tiết Quy Nhơn, Bình Định dễ chịu, nắng nhiều rất thích hợp cho các hoạt động du lịch biển.
Nếu bạn muốn xem lễ Cầu Ngư, hãy đến Quy Nhơn vào khoảng thời gian ngày 11 – 14/4 Âm lịch hằng năm.
Mang đầy đủ vật dụng cần thiết như áo khoác, kính râm, kem chống nắng, mũ… để có thể bảo vệ cơ thể trước tác động của ánh mặt trời.
Đi lại ở khu vực Mũi Rồng, bạn nhớ cẩn thận khi leo lên núi đá để tránh bị trượt ngã.
Những điểm đến hấp dẫn du khách ở huyện miền núi Hà Tĩnh
Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có do thiên nhiên ưu đãi, huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đẩy mạnh các hoạt động phát triển du lịch để mỗi điểm đến là những trải nghiệm khó quên đối với du khách thập phương.
"Viên ngọc xanh" giữa núi rừng
Toàn cảnh KDL sinh thái Hải Thượng tại thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung. (Ảnh: Ánh Dương)
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2015, Khu du lịch (KDL) sinh thái Hải Thượng (thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung) như một luồng gió mới đối với sự phát triển du lịch của huyện miền núi Hương Sơn.
KDL nằm trong quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của đại danh y. Đây cũng là điểm nhấn tiêu biểu của du lịch Hương Sơn khi kết hợp hài hòa giữa du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa. Qua gần 8 năm hoạt động, KDL mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.
Khu vực tắm bùn tại KDL sinh thái Hải Thượng.
Chị Đinh Minh Tâm - du khách TP Hồ Chí Minh (quê Hương Sơn) cho biết: "Mỗi khi trở về quê, tôi đều cùng bạn bè và gia đình đến KDL sinh thái Hải Thượng để vui chơi. Nơi đây có không gian được xây dựng đậm sắc xưa, khiến những khách tham quan như tôi có cảm giác thân thuộc, đầm ấm".
KDL sinh thái Hải Thượng là điểm nhấn tiêu biểu của du lịch Hương Sơn.
KDL sinh thái Hải Thượng với nhiều hạng mục công trình như: cà phê, giải khát Cánh Diều, khách sạn Minh Tự, nhà hàng Hải Thượng và khu tắm bùn khoáng nóng tiêu chuẩn 5 sao... được thiết kế với lối kiến trúc cánh diều làm chủ đạo. Các công trình này mang dáng dấp truyền thống nhưng vẫn có nét phá cách hiện đại.
Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông tại xã Quang Diệm.
Bên cạnh KDL sinh thái Hải Thượng, du khách còn có cơ hội tham quan, tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại các địa điểm như chùa Tượng Sơn (thôn 1, xã Sơn Giang), nhà thờ Lê Hữu Trác (thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm).
Chị Nguyễn Thị Minh Tâm - Trưởng phòng hành chính (KDL sinh thái Hải Thượng) cho biết: "Với các dịch vụ được đầu tư hiện đại như khu tắm bùn, hệ thống nhà hàng, cà phê, khách sạn cùng hệ thống bể bơi, khu vui chơi, công viên... KDL ngày càng hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Năm 2022, KDL đã đón gần 28.000 lượt khách. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá hình ảnh, phát triển thêm nhiều dịch vụ khác để thu hút khách tham quan, đồng thời góp phần vào việc "đánh thức" tiềm năng của du lịch huyện Hương Sơn".
Tiềm năng du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái
Bên cạnh KDL sinh thái Hải Thượng, huyện Hương Sơn còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm như quần thể KDL sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim (xã Sơn Kim 1), đồi chè (xã Sơn Kim 2)...
Một góc nghỉ dưỡng quần thể KDL sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim tại xã Sơn Kim 1.
Quần thể KDL sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim có dòng nước khoáng nóng đến 75 oC dưới độ sâu khoảng 100m phun lên và đổ ra các hồ nước nhỏ trong khu du lịch. Nơi đây cũng có nhiều bãi đá, bãi cát tự nhiên, có thác nước Tiên Nữ dội xuống thẳng đẹp, hai bên thác là rừng cây cổ thụ. Hằng năm, quần thể KDL đón hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan, trải nghiệm các dịch vụ như tắm suối, tắm khoáng nóng, ẩm thực vùng quê...
Phong cảnh hữu tình tại quần thể KDL sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim.
Ông Lê Văn Luân - Phó Giám đốc Công ty CP Nước khoáng và Du lịch Sơn Kim cho biết: "Bước vào mùa du lịch, để đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân, chúng tôi đã đầu tư, sửa sang lại các hạng mục để đón khách. Hy vọng rằng, thời gian tới, quần thể KDL sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim sẽ là điểm hẹn hấp dẫn các du khách gần xa".
Thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3, những đồi chè tại xã Sơn Kim 2 sẽ bắt đầu nhú mầm xanh tốt. Đây là lúc người nông dân bước vào vụ thu hoạch chè xuân. Còn với du khách, đây là thời điểm đẹp nhất để họ có thể đến tham quan, trải nghiệm thu hoạch chè và lưu lại những bức ảnh kỷ niệm.
Xã Sơn Kim 2 là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh với 400 ha. Những đồi chè xanh mướt mắt tại các thôn như Tiền Phong, Thanh Dũng, Làng Chè... sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách. Bên cạnh những đồi chè đẹp như tranh, du khách khi đến với miền sơn cước này còn có thể trải nghiệm câu cá tại một số hồ, đập tự nhiên như hồ Cây Choại, hồ Khe Rồng, hồ Đá Bấn...
Những đồi chè xanh mướt tại phố núi Hương Sơn sẽ là điểm hẹn thích hợp cho du khách gần xa.
Ông Cao Kỷ Vị - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Kim 2 chia sẻ: "Từ năm 2017, địa phương đã bắt đầu triển khai việc kết hợp du lịch đồi chè và trải nghiệm tham quan nông thôn mới. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã đầu tư một số hạng mục như nhà chòi, lán... để học sinh đến đồi chè có thể tham gia hoạt động trải nghiệm.
Năm 2022, địa phương đã liên kết với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn triển khai xây dựng một số hạng mục công trình tại sông Khe Lành (thôn Thượng Kim) để khai thác du lịch. Đây là nơi được các cơ quan chuyên môn phát hiện, khảo sát có mạch nước nóng tự nhiên với nhiệt độ khoảng 90 oC. Nguồn suối nước nóng này đảm bảo các tiêu chí về độ khoáng nóng và an toàn với sức khỏe con người, hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách".
Ngắm hình ảnh cánh đồng điện gió hùng vỹ, nên thơ trên miền Đất Võ Điện gió không chỉ là một phần bức tranh kinh tế của Bình Định, những cánh đồng gió còn hòa mình vào thiên nhiên tạo nên một khung cảnh hùng vỹ, nên thơ ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Những cánh quạt gió xen lẫn trong mây ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định). (Ảnh: Ngọc Duy/Vietnam ) "Cột...