Mũi vaccine tăng cường giúp làm tăng kháng thể để phòng ngừa Omicron
Các chuyên gia thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) khẳng định tiêm mũi tăng cường sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng hơn nếu nhiễm biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Moderna cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang 9news.com.au ngày 5/1 dẫn lời nhà nghiên cứu về virus tại Đại học Minnesota Louis Mansky cho biết nhiều người hiểu nhầm vaccine ngừa COVID-19 sẽ ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm virus, nhưng vaccine chủ yếu được thiết kế để ngăn ngừa bệnh nặng. Các loại vaccine hiện nay vẫn nhằm ngăn ngừa bệnh nặng, đặc biệt là đối với những người đã được tiêm mũi tăng cường.
Hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna hoặc một mũi vaccine của Johnson & Johnson cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ khỏi tình trạng bệnh nghiêm trọng do biến thể Omicron.
Mặc dù những liều vaccine cơ bản chỉ phát huy một phần hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm Omicron, nhưng mũi tăng cường, đặc biệt là với vaccine của Pfizer và Moderna, giúp làm tăng kháng thể hỗ trợ chống lại điều này.
Video đang HOT
Omicron được cho là tái tạo hiệu quả hơn nhiều so với các biến thể trước đó và nếu người nhiễm có tải lượng virus cao, nhiều khả năng họ sẽ truyền cho những người khác, đặc biệt là những người chưa được tiêm chủng.
Những người đã được tiêm chủng, nếu nhiễm virus sẽ có các triệu chứng nhẹ, vì các mũi tiêm kích hoạt nhiều lớp phòng thủ trong hệ thống miễn dịch và khiến Omicron khó vượt qua tất cả.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị nên tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ an toàn như đeo khẩu trang khi ở trong phòng kín, tránh đám đông, tiêm các mũi cơ bản và tiêm mũi tăng cường.
Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron
Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.
Omicron là biến chủng chứa nhiều đột biến trên protein gai (Ảnh: Nature).
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature cuối tuần qua cho thấy, các nhà khoa học đã phát hiện kháng thể có tên sotrovimab có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Kháng thể này nhắm mục tiêu vào các "khu vực được bảo tồn" trên protein gai của virus. Đây là khu vực không thay đổi cả khi virus đột biến.
Bằng cách xác định mục tiêu của kháng thể trên protein gai, các nhà nghiên cứu có thể thiết kế vaccine và phương pháp điều trị Covid-19 bằng kháng thể không chỉ hiệu quả đối với biến chủng Omicron mà còn với các biến chủng khác có thể xuất hiện trong tương lai, David Veesler, một chuyên gia tại Viện Y tế Howard Hughes, phó giáo sư hóa sinh tại Đại học Washington, cho hay.
"Phát hiện này cho chúng ta biết, bằng cách tập trung vào các kháng thể nhắm mục tiêu vào những khu vực được bảo tồn trên protein gai, chúng ta có thể ngăn chặn được sự biến đổi liên tục của virus", ông Veesler nói.
Ông Veesler dẫn đầu dự án nghiên cứu cùng với các chuyên gia quốc tế khác, trong đó có chuyên gia tại Thụy Sĩ.
Omicron có 37 đột biến trên protein gai dùng để bám và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Những đột biến này được cho là giúp Omicron lây lan nhanh hơn và dễ né miễn dịch hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra protein gai của Omicron có khả năng liên kết với tế bào tốt hơn 2,4 lần so với protein gai ở virus được phân lập ngay từ đầu dịch.
Tiếp đến, họ nghiên cứu liệu kháng thể dùng để đối phó các biến chủng ban đầu của SARS-CoV-2 có hiệu quả thế nào đối với Omicron. Họ nhận thấy, kháng thể từ bệnh nhân từng mắc Covid-19 ở giai đoạn đầu dịch, người đã tiêm chủng. Hoạt động kháng thể trung hòa từ người từng nhiễm bệnh và được tiêm vaccine sau đó cũng bị suy giảm, nhưng giảm ít hơn, chỉ khoảng 5 lần. Điều này cho thấy, kháng thể tạo ra nhờ tiêm chủng sau khi nhiễm bệnh rất hữu ích. Ở những người đã tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường, hoạt động kháng thể trung hòa chỉ giảm khoảng 4 lần.
Chỉ có một kháng thể không bị giảm nhiều khả năng trung hòa Omicron là kháng thể sotrovimab. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng vô hiệu hóa đối với Omicron chỉ giảm 2 - 3 lần.
Tuy nhiên, khi kiểm tra lượng kháng thể lớn hơn được tạo ra để đối phó với các phiên bản virus trước đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm kháng thể vẫn giữ được khả năng tiêu diệt Omicron. Các kháng thể này nhắm vào một trong 4 khu vực đặc biệt ở gai protein không chỉ trên biến chủng SARS-CoV-2 mà cả nhóm virus corona liên quan gọi là sarbecovirus.
Giới khoa học toàn cầu đang tiếp tục chạy đua với thời gian để xác định mức độ nghiêm trọng của Omicron mặc dù một số dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này gây triệu chứng nhẹ hơn các chủng cũ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 28/12 cảnh báo, nguy cơ từ biến chủng này vẫn "rất cao" bởi nó là một trong những nguyên nhân khiến số ca Covid-19 toàn cầu tăng mạnh những tuần gần đây. Tuần qua, số ca Covid-19 toàn cầu tăng 11% khi Omicron được đánh giá là có "lợi thế tăng trưởng" hơn so với Delta. Số ca nhiễm Omicron có thể tăng gấp đôi sau 2-3 ngày. Với tốc độ lây lan này, Omicron có thể đe dọa bất cứ hệ thống y tế nào.
Moderna khoe liều 3 của hãng này kháng Omicron rất mạnh Ngày 20-12, Hãng Moderna công bố kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (chưa được bình duyệt) cho thấy liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ ba của hãng giúp bảo vệ khỏi biến thể dễ lây lan Omicron. Một lọ vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna - Ảnh: REUTERS Moderna cho biết quyết định tập trung vào vắc xin hiện tại của...