Mũi tiêm tăng cường giúp giảm khả năng tử vong do COVID-19 gần 150 lần
Người đứng đầu Trung tâm Ứng phó và Chuẩn bị cho khủng hoảng của Malaysia, Tiến sĩ Mahesh Appannan mới đây cho biết những người đã tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 sẽ giảm được nguy cơ tử vong do căn bệnh này đến gần 150 lần so với những người chưa tiêm mũi thứ ba.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại trung tâm tiêm chủng ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Thống kê của Bộ Y tế Malaysia trên trang CovidNow và các số liệu khoa học cho thấy tỷ lệ tử vong của những người đã hoàn thành các mũi tiêm cơ bản vaccine ngừa COVID-19 thấp hơn 25 lần so với những người chưa tiêm. Đáng chú ý, những người đã tiêm mũi tăng cường sẽ có nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 thấp hơn 148 lần so với những người chưa tiêm.
Tiến sỹ Mahesh dẫn số liệu thống kê của Bộ Y tế Malaysia trên trang CovidNow tính đến ngày 12/1 nêu rõ tỷ lệ tử vong trung bình trong 7 ngày trong số những người chưa tiêm vaccine là 14,8%, trong khi tỷ lệ tử vong của những người đã hoàn thành các mũi tiêm cơ bản và mũi tăng cường lần lượt là là 0,6% và 0,1%.
Tính đến ngày 19/1, Malaysia đã tiêm được 10.002.472 mũi vaccine tăng cường cho khoảng 40% dân số trưởng thành. Dự kiến nước này sẽ đạt mục tiêu 80% dân số được tiêm mũi tăng cường vào cuối tháng 2 tới. Theo Tiến sĩ Mahesh, gần 50% số người được tiêm mũi tăng cường là những người đã tiêm các mũi vaccince kết hợp của Sinovac và Pfizer. Tính đến thời điểm hiện tại, 78,7% dân số Malaysia đã hoàn thành các mũi cơ bản của vaccine ngừa COVID-19.
Hiện có nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng hiệu quả của mũi tiêm tăng cường thứ hai chưa rõ ràng và chính phủ nên trì hoãn thời gian tiêm trong khi đợi những phân tích khoa học. Tuy nhiên, giới chuyên gia Malaysia không ủng hộ quan điểm này, đồng thời cho rằng việc trì hoãn có thể làm chậm quá trình phục hồi và phát triển kháng thể để bảo vệ hệ miễn dịch, đặc biệt là những người có nguy cơ cao và bệnh lý nền.
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Malaysia, Tiến sĩ Tharmaseelan cho rằng việc tiêm mũi tăng cường là hoàn toàn hợp lý vì chủ trương này đã nhận được sự ủng hộ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của tất cả các nước. Theo ông, bất kỳ loại vaccine nào cũng đều có phản ứng phụ, tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch và sức khỏe của mỗi người. Trên thực tế, một số người còn có phản ứng phụ với cả những loại thuốc thông thường.
Làn sóng biến thể Omicron đầu tiên làm lộ điểm yếu của vaccine công nghệ mRNA
Nghiên cứu một số ca mắc COVID-19 sau tiêm vaccine cho thấy các mũi tiêm tăng cường bằng vaccine công nghệ mRNA như vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất đã không ngăn chặn được biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 24/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cape Town và Đại học Stellenbosch ở Nam Phi đã cho biết thông tin trên trong phát hiện được công bố mới đây trên tạp chí The Lancet.
Các nhà nghiên cứu cho biết 7 du khách người Đức đến Cape Town ở Nam Phi đã nhiễm COVID-19 có triệu chứng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2021 mặc dù đã được tiêm mũi tăng cường.
Tất cả các trường hợp đều nhiễm bệnh nhẹ hoặc trung bình, cho thấy mũi tiêm tăng cường có thể chống lại ca bệnh nặng, tử vong và nhập viện.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chứng minh Omicron có khả năng né tránh miễn dịch cho dù người nhiễm bệnh đã tiêm loại vaccine COVID-19 mạnh nhất. Các tác giả cho biết điều này cho thấy cần thiết phải tiếp tục chống đại dịch bằng các biện pháp khác bên cạnh việc tiêm chủng, chẳng hạn như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Các mũi tiêm dường như tạo ra rào bảo vệ chống lại Omicron ở các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch chứ không chỉ tạo kháng thể, ví dụ như tế bào T. Tới nay, dữ liệu về ca nhập viện và tử vong cho thấy tỷ lệ ít nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta.
Biến thể Omicron lây lan nhanh chóng trên toàn cầu đã khiến Anh, Mỹ, Nam Phi và các quốc gia khác đẩy mạnh các chương trình tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy hạn chế của các kế hoạch tiêm tăng cường.
Vaccine được sản xuất bằng công nghệ mRNA mới đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong đại dịch COVID-19. Các mũi tiêm "hướng dẫn" các tế bào tạo ra lượng kháng thể cao để "khóa" protein gai - bộ phận của virus giúp nó xâm nhập tế bào con người.
Dữ liệu sơ bộ từ một thử nghiệm ở Israel với 154 nhân viên y tế cho thấy rằng liều tiêm thứ tư của vaccine Pfizer không thể ngăn ngừa nhiễm Omicron. Tuy nhiên, những người trong thử nghiệm có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Dữ liệu từ Anh cũng cho thấy vaccine có khả năng đáng kể trong việc ngăn chặn ca có triệu chứng và nhập viện sau khi tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, có thể người trên 65 tuổi cần thêm mũi thứ tư.
Trong nghiên cứu ở Cape Town, có bốn trong số những người Đức đang tham gia đào tạo tại các bệnh viện địa phương, ba người đang đi nghỉ và tất cả đều ở độ tuổi từ 25 đến 39. Năm người là nữ, hai người là nam và không ai bị béo phì.
Năm người đã được tiêm ba liều vaccine Pfizer-BioNTech và một người đã được tiêm vaccine Moderna cũng bằng công nghệ mRNA và tiêm mũi tăng cường Pfizer. Một người khác được tiêm một liều vaccine AstraZeneca, sau đó là hai mũi Pfizer. Họ chưa mắc COVID-19 trước đó. Năm đối tượng được tiêm liều nhắc lại vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2021.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Nhóm người Đức này là cơ hội duy nhất để nghiên cứu các ca nhiễm Omicron "vượt rào" ở những cá nhân đã tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA".
Họ cho biết tất cả các đối tượng đều bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hô hấp trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến ngày 2/12/2021 và cuối cùng là mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình.
Các nhà nghiên cứu cho biết phản ứng mạnh mẽ từ các tế bào T đã được phát hiện ở các đối tượng. Họ nói: "Diễn biến bệnh nhẹ đến trung bình cho thấy rằng việc tiêm phòng đầy đủ sau đó là một liều nhắc lại vẫn giúp bảo vệ tốt trước ca bệnh nặng do Omicron gây ra".
Họ cho biết sẽ cần đến những loại vaccine tốt hơn để ngăn chặn các ca nhiễm Omicron có triệu chứng.
Australia xem xét giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với người mắc COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 19/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo chính phủ nước này đang cân nhắc việc giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với những người mắc COVID-19 và các trường hợp được xác định là có tiếp xúc gần từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm...