Mùi Tết của tuổi thơ
Tết! Không chỉ là một phong tục xa xưa trong truyền thống dân tộc, cũng không đơn thuần là một kỳ nghỉ dài như bao dịp lễ khác trong năm theo suy nghĩ của nhiều người trẻ hiện đại.
Tết đối với bao người con đất Việt là cả một bầu trời hoài niệm, để rồi mỗi dịp xuân sang, Tết đến biết bao ký ức lại ùa về mang theo những mùi hương thân thuộc, xa xôi nhưng chẳng chút nhạt nhòa.
Chắc hẳn, ở thế hệ chúng tôi đứa trẻ nào cũng chung tâm trạng ấy, cũng đếm ngược từng ngày để mong đến Tết rồi lại lo lắng khi mở mắt ra đã là mồng hai, mồng ba… vì sợ… hết Tết mất rồi!
Ảnh: IT.
Tôi vẫn nhớ như mới hôm qua đây thôi, trước Tết cả tháng trời trong lòng đã bồn chồn háo hức, chờ mong mẹ mua cho tấm áo mới để mặc Tết. Mà nếu mẹ có mua cho từ trước cả mấy ngày thì cũng nhất định để dành đến đúng sáng mồng một mới diện để khoe với chúng bạn. Có chăng thi thoảng chỉ dám lấy ra thử một chút, hít hà mùi thơm của áo mới rồi lại cất vào. Ngày ấy, chỉ có đầu năm học mới và Tết thì họa may mới được mua áo mới nên niềm hạnh phúc ấy đến giờ tôi chưa bao giờ quên được.
Video đang HOT
Còn cái khoản bánh chưng. Cuộc sống đủ đầy nơi đô thị ngày nay nhiều khi nhìn món bánh đó người ta không còn cảm xúc gì đặc biệt, nhưng với tôi ngày ấy nó giống như một món ăn hảo hạng. Từ khi mẹ mua ống giang về để ông nội chẻ lạt giang buộc bánh và mẹ chuẩn bị luộc lá, ngâm gạo nếp rồi đãi đậu, bóc hành, ướp thịt làm nhân bánh là anh em chúng tôi đã rạo rực lắm rồi. Buổi tối, khi cả nhà quây quần gói bánh là mấy đứa xoắn xuýt đòi gói cho được mỗi đứa một tấm bánh chưng “cóc” của riêng mình, không quên buộc thêm sợi dây lạt dài để tòng teng xách đi khoe khắp xóm.
Ngày ấy, bánh chưng không chỉ để ăn trong dịp Tết. Bố mẹ tôi thường nấu nồi bánh chưng to bự để ra giêng anh em chúng tôi có bữa sáng thịnh soạn trước khi đến trường và bố mẹ ăn để đi làm đồng, ấy chính là món bánh chưng rán béo ngậy và giòn rụm. Vậy nên, với tôi, khi nào nhà hết bánh chưng khi đó mới là hết Tết. Món ăn ấy ăn sâu trong tiềm thức tôi đến nỗi bây giờ dẫu chẳng thiếu thốn như xưa nhưng mỗi dịp Tết đến, ngửi mùi bánh chưng cảm giác thân quen, rạo rực vẫn vẹn nguyên như thủa nào.
Nói đến Tết là nói đến tục mừng tuổi đầu năm. Ngày nay, dẫu có nhiều quan điểm phê phán việc người ta lợi dụng để làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này thì với tôi nó vẫn là nhưng kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ. Chẳng thể phủ nhận rằng tất cả lũ trẻ chúng tôi đều mong đến Tết để được mừng tuổi. Ngày đó, tôi chỉ nhận được hai trăm rồi nằm trăm đồng, sang hơn là một, hai nghìn đồng và thường là tiền mới keng. Ôi! Cái mùi tiền mới nó còn hấp dẫn hơn mọi thứ mùi Tết khác nữa! Tôi luôn vuốt thật phẳng phiêu từng đồng tiền đó và cất giữ như kho báu của riêng mình, rồi cả bọn so bì với nhau về số tiền mỗi đứa nhận được. Nhà nào có bà con ở xa về mà lại giàu có và hào phóng nữa thì thường bọn trẻ con sẽ mong như mong gặp ông Bụt vậy. Nghe có vẻ thực dụng quá, nhưng với trẻ con ở chốn quê nghèo ngày ấy chẳng bao giờ bố mẹ có để cho chúng tôi tiền tiêu vặt. Chỉ có Tết là dịp duy nhất chúng tôi có “cơ may” kiếm được chút đỉnh! Nhưng số tiền ấy chẳng ở trong túi tôi được lâu, tôi nhớ mẹ thường nói: “Cho mẹ vay” hoặc “đưa mẹ giữ hộ cho kẻo mất” nhưng rồi tất cả đều mất hút cho đến tận bây giờ!
Còn bao mùi vị khác nữa của ngày Tết mà dẫu thời gian có trôi qua, Tết ngày nay có “nhạt” hơn xưa thì trong ký ức tôi nó vẫn luôn đậm đà như vậy. Nhưng niềm háo hức mong chờ ấy hình như chỉ là đối với lũ trẻ con chúng tôi thôi, còn với người lớn, Tết có lẽ còn là một gánh nặng. Tôi nhớ nhà Ông nội có câu đối do Ông tôi lúc sinh thời tự tay chép: “Tối ba mươi công nợ tít mù…” Ngày đó tôi thấy thật lạ, bố mẹ dường như chẳng hề mong Tết đến. Sau này lớn thêm chút nữa tôi mới hiểu, ở quê bao khoản phân gio, cày bừa rồi bao chi tiêu khác…phần nhiều đều phải thiếu nợ, mà công nợ thì thường dồn đến cuối năm là phải thanh toán, chắc vì vậy nên dân gian mới gọi tháng chạp là tháng củ mật, chỉnh là bởi sức ép nợ nần khiến nhiều kẻ phải cùng đường mà làm liều.
Tôi nhớ có cả lần, 28 Tết người ta còn đến đòi nợ, khất nhiều lần quá mẹ ngại nên dặn tôi bảo là mẹ vắng nhà! Điều đó ám ảnh tôi mãi đến sau này, khi ra trường đi làm được đồng nào tôi cố gắng gửi về quê cho bố mẹ rồi lúc nào gọi điện về cũng hỏi: Nhà mình giờ hết nợ chưa mẹ? Nhà tôi, bố mẹ cũng chịu thương chịu khó lắm nhưng ba anh em tôi đều đang tuổi ăn tuổi lớn, rồi học hành trường lớp… vả lại hình như cái thời đó nhà ai cũng khó khăn như thế. Để có được nồi bánh chưng, thịt đông, bánh kẹo và tấm áo mới cho chung tôi là cả bao nỗi nhọc nhằn. Bởi vậy, với tôi mùi Tết còn là mùi của sự thiếu thốn, lo âu và bao vất vả hằn trên vai bố mẹ.
Chẳng ai lại mong cuộc sống cứ mãi khó khăn, thiếu thốn. Chẳng ai muốn chỉ đến Tết mới được ăn bánh chưng hay được mẹ mua cho tấm áo mới nhưng đúng là trong cái hoàn cảnh khó khăn ấy người ta sẽ trân quý biết bao nhưng giá trị mà cuộc sống hôm nay, không ít người cảm thấy thật tầm thường. Bởi vậy, đã có bao lần tôi ao ước được quay về cái Tết thủa xưa ấy để hít hà trọn vẹn cái mùi của ngày Tết, mùi của nồng ấm, thương yêu. Cái mùi mà Tết nay tôi không còn được ngửi thấy một cách trọn vẹn nữa.
HẠ THƯƠNG
Theo thegioitiepthi.vn
Bạn của chồng đã có vợ nhưng lại dẫn bồ đến chúc Tết, tôi "choảng" cho một câu khiến cả anh lẫn ả cun cút ra về
Mặc dù sau đó tôi bị chồng phê bình vì không giữ thể diện cho anh nhưng kệ, tôi cảm thấy rất hả hê.
Chồng tôi có một người bạn thân tên Huy. Huy khá đẹp trai, con nhà có điều kiện lại khéo ăn khéo nói. Ông xã tôi bảo năm xưa, lớp đại học có đến 5, 6 bạn gái chết mê chết mệt anh chàng này. Huy khá giỏi giang nhưng cũng không thể phủ nhận, anh ta có được ngày hôm nay là do có bố mẹ hậu thuẫn.
Thú thực, chẳng biết chị em thích Huy ở điểm nào chứ tôi thì không. Thậm chí, tôi còn chẳng có ấn tượng tốt với anh ta. Dù có giỏi giang, xuất chúng cỡ nào nhưng mẫu đàn ông như Huy thật khó có thể đem lại cho người phụ nữ của mình cảm giác an toàn. Nhiều khi tôi còn chẳng thích chồng mình chơi với Huy. Thế nhưng, bạn bè của chồng, còn mối quan hệ làm ăn này khác nên tôi cũng không muốn can thiệp sâu, chỉ nhắc nhở chồng chọn bạn mà chơi.
Mùng 3 Tết năm nay, thay vì đưa vợ con sang nhà tôi chúc Tết như mọi năm thì Huy dẫn theo một cô gái khá xinh xắn, trẻ trung, có lẽ phải kém Huy đến cả chục tuổi. Trong hoàn cảnh của tôi thì thật sự chẳng ai không nghĩ cô ta là bồ nhí của Huy. Chính vì vậy mà tôi cảm thấy rất khó chịu nhưng vẫn phải ra tiếp chuyện với anh ta vì thôi thì "giàu vì bạn sang vì vợ", ai lại bạn chồng đến chơi mà vợ không ra tiếp.
Tôi nói một câu nửa đùa nửa thật khiến bạn của chồng ngượng ngùng mà dẫn bồ nhí về luôn. (Ảnh minh họa)
Huy giới thiệu với vợ chồng tôi, cô bé đi cùng là cấp dưới cùng công ty, đưa đi chúc Tết cùng cho vui. Chẳng ai khảo mà tự xưng, Huy bảo, anh ta đã đến xin phép bố mẹ cô bé ấy cho đi cùng.
Nghĩ đúng là vừa vô lý, lại ngứa mắt vì cặp đôi trơ trẽn này, tôi liền hỏi lại: " Thế anh đã xin phép vợ anh để đi cùng cô bé cấp dưới này chưa?".
Ngượng chín mặt trước câu hỏi của tôi, Huy khựng lại vài giây rồi cười trừ, bảo tôi vui tính quá, sau đó đánh lạc hướng sang việc mừng tuổi hai đứa trẻ nhà tôi.
Chắc cũng biết ngại nên ngồi thêm vài phút thì anh ả cun cút dẫn nhau ra về. Trước khi Huy đi khỏi, tôi còn nhắn thêm một câu: " Hôm nào mời vợ chồng anh với 2 cháu đến nhà em tổ chức bữa tân niên mừng năm mới". Nghe tôi nói, Huy chỉ ừ ừ rồi nhanh nhanh chóng chóng lên xe phóng đi vội.
Khi Huy đã đi, ông xã liền phê bình tôi vì ăn nói không kiêng nể ai cả, dù gì trước mặt người ta cũng không nên nói như thế. Còn tôi thì cảm thấy rất hả hê, nể nang người đàng hoàng chứ người làm việc không tử tế thì việc gì phải nể nang.
Theo afamily.vn
Câu nói bất ngờ của mẹ chồng sớm mùng 3 Tết khiến tôi bật khóc Tôi chẳng thể hiểu chồng nghĩ gì khi đưa ra điều kiện đó và càng bức xúc khi mẹ chồng nhận tiền biểu Tết mà không nói một lời. Năm nay chẳng hiểu chồng tôi bị anh em ở ngoài kích động hay bà con nói ra nói vào thế nào mà về tuyên bố với tôi sẽ phải biếu nhà nội 20...