Mùi hôi trên cơ thể đang ngầm tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?
Mùi hôi xuất hiện tại một số bộ phận trên cơ thể thì nhiều khả năng là do bạn vệ sinh cá nhân chưa kỹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp trục trặc.
Rất nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề về mùi hôi trên cơ thể hàng ngày. Nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thói quen vệ sinh cá nhân của bạn chưa đủ tốt. Tuy nhiên, nếu đã cố gắng chăm sóc kỹ càng cho cơ thể nhưng mùi hôi vẫn cứ đeo bám thì hãy cẩn thận vì rất có thể, sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi một vài chứng bệnh sau đây.
Hơi thở có mùi là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì chúng vừa gây khó chịu, vừa khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vệ sinh răng miệng qua loa có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên, nó có thể là hệ quả do một vài chứng bệnh về răng miệng gây ra.
Nhiều nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng, 90% những người bị hôi miệng trong thời gian dài đều gặp vấn đề về khoang miệng. Sự tích tụ vi khuẩn trên lưỡi, sâu răng hay viêm nướu đều có thể là tác nhân gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, viêm xoang có tiết dịch nhầy ở họng, bệnh dạ dày cũng được cho là hai trong nhiều yếu tố khiến hơi thở của bạn ngày càng nặng mùi hơn.
Trên thực tế, mồ hôi vốn dĩ không gây mùi. Chúng ta phát hiện ra mùi hôi ở nách chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn khiến mồ hôi chuyển hóa thành axit. Khi mồ hôi nách gây mùi khó chịu hơn bình thường, đó có thể là do sự rối loạn hormone trong cơ thể bạn gây ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu thường xuyên đổ mồ hôi nách vào ban đêm kèm theo mùi tanh nồng thì đây là dấu hiệu cho thấy gan và thận của bạn đang gặp trục trặc. Hãy cố gắng uống nhiều nước, ăn nhiều rau để hạn chế mùi hôi. Đồng thời, trong trường hợp bạn thường xuyên đổ mồ hôi có mùi khó chịu ở nách ngay cả khi không làm việc nặng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe một cách cẩn thận.
Hôi vùng kín
Nếu nghĩ rằng “cô bé” tiết dịch nhầy kèm theo mùi chỉ đơn thuần là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thì bạn đã lầm. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm nhiễm âm đạo do sự xâm nhập của vi khuẩn và sự phát triển của nấm mốc. Môi trường ở vùng kín càng ẩm ướt và bí bách, chúng càng có cơ hội thuận lợi để sinh sôi và giết chết các lợi khuẩn, gây ra mùi tanh hôi khó chịu.
Trong trường hợp này, bạn đừng vội sử dụng các loại dung dịch thụt rửa hay nước hoa vùng kín để khử mùi. Làm như vậy không những chẳng hạn chế được vi khuẩn mà chỉ khiến mùi càng thêm nặng. Hãy chú ý mặc quần lót thoáng mát, uống nhiều nước và khám bác sĩ ngay khi phát hiện dịch nhầy ra nhiều, đổi màu và nặng mùi.
Hôi chân
Hôi chân là một vấn đề nan giải không kém hôi nách đối với hội con gái thường xuyên phải hoạt động thể chất. Bàn chân chúng ta có chứa đến 250.000 tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chân càng tiết nhiều mồ hôi, mùi hôi sẽ ngày càng nặng.
Mồ hôi chân chỉ gây mùi khó chịu khi vi khuẩn xâm nhập trong quá trình chúng ta xỏ chân vào tất và giày bí bách suốt cả ngày. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng nấm ở chân có cơ hội phát triển. Do vậy, nếu bạn phát hiện bàn chân có mùi trong suốt thời gian dài dù không thường xuyên đi tất, giày, hãy đi kiểm tra xem liệu mình có mắc phải chứng nhiễm trùng nấm chân hay không nhé!
Nguồn: Thelist
Theo Helino
Tắm nhiều không tốt mà còn khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Không ít người trong chúng ta tin rằng việc tắm thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, ít bị bệnh. Nhưng trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện tắm quá nhiều lại khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Tắm quá nhiều sẽ làm trôi lớp dầu tự nhiên và vi khuẩn có lợi trên da - SHUTTERSTOCK
Tắm quá nhiều sẽ khiến da bị mất độ ẩm, bị khô và nứt. Tình trạng này sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể, Daily Maildẫn lời tiến sĩ Elaine Larson tại Đại học Columbia (Mỹ).
Do đó, niềm tin cho rằng tắm nhiều sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, ít bị nhiễm bệnh là sai. Trên thực tế, tắm nhiều chỉ giúp loại bỏ hiệu quả mùi cơ thể.
Ngoài ra, tắm nhiều làm trôi lớp dầu tự nhiên trên da cũng như các vi khuẩn có lợi, vốn có chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, thỉnh thoảng nếu không tắm 1 hoặc 2 ngày cũng không gặp vấn đề gì cả.
Thậm chí, tiến sĩ Brandon Mitchell, phó giáo sư da liễu tại Đại học George Washington (Mỹ), cho rằng mỗi ngày mỗi tắm là không cần thiết. Tần suất tắm tốt nhất chỉ khoảng vài lần mỗi tuần, ông cho biết.
"Cơ thể chúng ta là một bộ máy sản xuất chất nhờn rất tốt cho da. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đã tắm quá nhiều", ông nói thêm.
Những người có da hoạt động tốt thì có thể tắm thường xuyên. Nếu da bị khô thì nên giảm tuần suất tắm. Khi tắm, mọi người không nên thoa xà phòng hay sữa tắm khắp người mà chỉ nên ưu tiên tập trung vào những nơi có mùi hôi như nách hoặc chân, tiến sĩ Mitchell lưu ý.
Với da đầu, các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ nên gội vài lần mỗi tuần, đặc biệt là người bị tóc khô. Trường hợp có thể gội đầu thường xuyên mỗi ngày là những người có nhiều gàu.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, mọi người nên rửa tay và giặt quần áo thường xuyên. Giặt sạch quần áo sẽ giúp giảm lượng tế bào da chết lưu lại trên quần áo, từ đó cũng giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, theo Daily Mail.
Theo thanhnien.vn
Giải mã rối loạn cảm xúc Bệnh nhân là học sinh lớp 10 ở Thanh Hóa, đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 gần đây trong tình trạng luôn sợ sệt, mất tự tin, stress kéo dài, đôi khi có ý muốn làm những điều bất thường. Chuyên viên tâm lý làm trắc nghiệm khảo sát trí nhớ cho một học sinh 14 tuổi tại một...