Mùi hơi thở tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn
Dưới đây là một vài bệnh có thể được phát hiện thông qua mùi hơi thở của bạn.
Nghe có vẻ như một điều viển vông trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, tuy nhiên việc kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng cách sử dụng một thiết bị đo và kiểm tra mùi hơi thở thì cũng không quá xa vời. Ý tưởng sử dụng các bài kiểm tra hơi thở để chẩn đoán tình trạng sức khỏe đã có từ thời Hippocrates (người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông). Khoảng năm 400 TCN, ông đã viết một bài báo về mối liên hệ giữa hơi thở và các căn bệnh. Sau nhiều năm nghiên cứu, ngày nay, các bác sĩ thậm chí còn lấy ý tưởng ở một tầm vóc xa hơn đó là chẩn đoán bệnh chỉ thông qua hơi thở của bạn.
Theo tạp chí The Wall Street, công cụ được gọi là phối phổ kế có thể phát hiện ra các hợp chất hóa học rất nhỏ trong hơi thở của bạn. Các nhà khoa học đang bắt đầu giải mã ý nghĩa của những hợp chất này, và họ đã tìm ra một dấu hiệu tích cực về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể chúng ta. Dưới đây là một vài bệnh có thể được phát hiện thông qua hơi thở của bạn:
1. Ung thư phổi
Các nhà khoa học đã biết rằng một số loài động vật có khả năng phát hiện ra 1 vài bệnh nhất định. Dựa trên ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã phát triển công nghệ “mũi điện tử”. Công nghệ này hoat động bằng cách tách những cấu hình khác nhau của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong các mẫu hơi thở. Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể để xác định rõ ràng hợp chất VOC nào có liên quan đến các căn bệnh, nhưng nghiên cứu đã nhận thấy rằng mũi điện tử có thể phân biệt bệnh ung thư phổi với các bệnh ung thư khác và với những người khỏe mạnh.
Trong một nhóm gồm 128 người không hút thuốc và 114 người hút thuốc lá, công nghệ này chỉ chẩn đoán nhầm 10 cá nhân. Tiến sĩ Maris Bukovskis-người đứng đầu nhóm nghiên cứu công nghệ “mũi điện tử” thuộc đại học Latvia cho biết: “Các bài kiểm tra hơi thở có thể xác định chính xác bệnh ung thư phổi với độ nhạy cao. Kết quả nghiên cứu đã đưa chúng ta lên một tầm cao mới để hiểu rõ hơn về thiết bị công nghệ mới quan trọng này”.
Mùi hơi thở có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
2. Suy tim
Video đang HOT
Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra bệnh suy tim thông qua một phân tích hơi thở của bệnh nhân và các bệnh nhân tim chính là một bộ điều khiển. Các nhà nghiên cứu đã không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng những bệnh nhân tim cũng có hơi thở của riêng họ.
Nghiên cứu năm 2012 của họ có thể cách mạng hóa cách mà các bác sĩ có thể phát hiện bệnh tim bằng cách thay thế bằng một một thử nghiệm sàng lọc để chẩn đoán.
3. Béo phì
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles phát hiện ra rằng hơi thở của một người cũng có thể cho biết tình trạng béo phì hiện tại của họ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơi thở của 792 người tham gia và thấy rằng những người có nồng độ khí metan và hydro cao thì chỉ số BMI của họ cũng cao hơn và tỷ lệ phần trăm chất béo cũng cao hơn so với những người có hốn hợp các khí trong hơi thở ở mức độ thông thường hoặc có nồng độ của một trong hai chất metan và hydro cao.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ngày nay, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chỉ thông qua hơi thở của bạn. Ảnh minh họa
4. Bệnh tiểu đường
Khi hơi thở có mùi trái cây, hay một dấu hiệu tương tự như móng tay nhợt nhạt thì có thể bạn đã mắc phải một vấn đề nghiêm trọng của bệnh tiểu đường được gọi là nhiễm ceton acid (tình trạng thiếu hụt insulin).
Đây là một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng và xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường như một nguồn nhiên liệu vì không có insulin hoặc không đủ để hỗ trợ cho quá trình lưu giữ glucose ở ngoại biên và ức chế quá trình nhân tạo glucose của gan, khi đó, chất béo sẽ được sử dụng làm nhiên liệu thay thế.
Khi chất béo bị phá vỡ, chất thải được gọi là xeton tích tụ trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến sự tích tụ những thay đổi mùi, gây ứ đọng mùi trên cơ thể.
5. Suy thận
Hơi thở có mùi ammoniac (giống mùi nước tiểu hay mùi tanh của cá) đôi khi có thể xảy ra ở những người bị suy thận mãn tính. Thận loại bỏ chất thải từ máu. Khi thận trở nên yếu, hay còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, chúng không còn khả năng loại bỏ các độc tố ra khỏi máu.
Vì vậy, chất thải tích tụ trong cơ thể, và một trong những cách giúp chúng được đào thải ra ngoài là thông qua hệ thống hô hấp dưới hình thức bệnh hôi miệng.
Theo VNE
Ăn nhiều bột nêm có thể gây suy tim, suy thận
Bột nêm, mỳ chính đang được nhiều người lạm dụng để tạo cho thức ăn có vị ngọt. Tuy nhiên, chính những loại gia vị này gây suy thận, cao huyết áp....
Gây nhiều bệnh mạn tính
ThS Đào Thanh Nga, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, mỳ chính và đặc biệt là bột nêm đang được quảng cáo làm từ thịt thăn, nước hầm xương tạo cho thức ăn có vị ngọt và làm dịu bớt vị mặn của muối, mắm. Điều này rất nguy hại cho sức khoẻ, bởi trong mỳ chính, bột nêm đều chứa glutamate. Chất này khi vào cơ thể phân ly thành natri clorua (giống như trong muối ăn). Bình thường natri có trong thức ăn (thịt, cá, sữa...) đủ cho cơ thể hấp thu.
Khi chúng ta bổ sung mỳ chính, bột nêm vào thức ăn cho ngọt, ăn ngon miệng mà không thấy mặn nhưng thực tế là chúng ta đang tăng nhiều muối cho cơ thể. Muối được hấp thu qua ống thận vào máu. Bình thường, ở người tuổi dưới 50, khoẻ mạnh, cơ thể có thể đào thải được. Nhưng nếu ăn nhiều muối, khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và thận phải làm việc "quá công suất" mới lọc máu được.
Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc (nhất là sau 50 tuổi) sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim, suy thận.
Để phòng ngừa các bệnh mạn tính nêu trên thì một người chỉ nên tiêu thụ 4 - 6g muối/ngày, với người tăng huyết áp thì chỉ nên dùng 2 - 4g/ngày. Trẻ em, người già, người bị suy thận và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn. Tốt nhất là nên dùng nước hầm xương, nước hầm củ quả để thay cho mỳ chính, bột nêm...
Cho bột nêm vào thức ăn hiện là thói quen của nhiều phụ nữ nội trợ
Gây tổn thương não
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Viện Tim mạch Hà Nội, có nhiều dạng khác nhau của muối mà người tiêu dùng không biết như natri bicarbonete (bột nở), bột nêm, mỳ chính... gây hại đến sức khoẻ. 15 - 25% những người sau khi ăn thức ăn có chứa mỳ chính, bột ngọt có các triệu chứng khó chịu, gọi là "hội chứng nhà hàng Trung Hoa" như hồi hộp, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, tê lưỡi... Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, amino axit chứa trong mỳ chính, bột nêm là glutamate có thể gây nguy hiểm cho não bộ khi hấp thu quá nhiều.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, các kết quả thực nghiệm cho thấy, mỳ chính chỉ độc khi ăn với số lượng lớn. Cụ thể, khi thí nghiệm trên chuột, nếu con nào được dùng liều mỳ chính gấp nhiều lần trọng lượng, vào cùng một thời điểm thì mới nguy hiểm. Nhưng thực tế, với con người, không ai tự dưng ăn sống, ăn vã mỳ chính với lượng gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể mình.
Để mỳ chính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thì lượng đưa vào phải chiếm 10 - 20% trọng lượng khẩu phần ăn, liên tục trong 6 tháng, nếu dùng ít hơn sẽ không có vấn đề gì. Hiện một bộ phận nhỏ người dân có kích ứng khi sử dụng mỳ chính (như đau đầu, chóng mặt...), vì vậy cần tránh sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý người sử dụng là không nên nhầm bột nêm với các chế phẩm dinh dưỡng. Tức là, bột nêm không phải là sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng từ thịt, từ xương... Nó không thay thế được thịt mà đơn thuần chỉ là gia vị nêm nếm vào thức ăn để tạo độ ngon, ngọt, vị hơi mặn.
Theo VNE
Uống 2 lon nước ngọt mỗi ngày có thể gây suy thận Lượng protein trong nước tiểu tăng có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh khác như đau tim, suy tim và đột quỵ. Để đưa ra kết luận này, ĐH Y khoa Osaka (Nhật Bản) và ĐH Case Western Reserve (Cleveland, Mỹ) đã nghiên cứu trên 12.000 nhân viên và sinh viên đại học, những người đã trải qua cuộc kiểm tra...