Mũi Hảo Vọng, mũi đất huyền thoại biển
Nằm trên rìa cạnh bán đảo Cape, là mũi cuối cùng phía Tây Nam của lục địa châu Phi hướng ra biển, Mũi Hảo Vọng là địa danh mơ ước được đặt chân đến của muôn người yêu khám phá.
Thành phố cảng Cape Town đẹp từ địa thế đẹp đi, với lối kiến thiết theo thế vững chãi, lưng tựa vào núi Bàn, mặt hướng ra mũi Hảo Vọng và hai đại dương rộng lớn: Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, bao quanh thành phố là các bãi biển ngọc ngà. Và vì thế Cape Town ôm trọn tất cả ưu thế tuyệt đẹp vào lòng: biển cả bao la, vùng trung du thanh bình, núi đồi ẩn hiện, thành thị phồn hoa, cùng khí hậu biển cả ngày đêm mang vào thành phố những cơn gió mát lành.
Thế nhưng Cape Town có thể không có được sự hấp dẫn thú vị bậc nhất thế giới như hôm nay, nếu thiếu đi Mũi Hảo Vọng huyền thoại, đã đi vào những câu chuyện kể, những lời đồn thổi, những trang lịch sử đầy mạo hiểm, phiêu lưu khi nói về địa danh này.
Mũi Hảo Vọng in đậm dấu chân của những nhà hàng hải lừng lẫy trên thế giới. Vào khoảng cuối thế kỷ 15, khi các cường quốc về hàng hải ở châu Âu bắt đầu có tham vọng tiến về phía Ấn Độ và Á châu, mở ra con đường giao thương mới trên biển, vùng đất châu Phi vẫn còn là những gì bí ẩn và mạo hiểm.
Và năm 1486 (có tài liệu ghi năm 1488), nhà hàng hải lừng lẫy người Bồ Đào Nha, ngài Batorluomei Bird Diast, người đã từng thành công trong nhiều chuyến viễn du đến nhiều vùng đất mới bằng đường hàng hải, đã thống lĩnh đoàn thuyền hùng mạnh, tiến về phía Tây châu Phi. Đoàn thuyền khởi hành từ Lisbon đi dọc theo bờ biển Tây Phi, mang theo khát vọng khám phá một con đường mới tìm đến đất nước vàng Ấn Độ và khu vực châu Á xa xôi.
Khi đoàn thuyền đến đây thì gặp vùng gió tây thổi mạnh, vùng biển này trở nên dữ dội, nguy hiểm, đe dọa chôn vùi đoàn thuyền xuống lòng đại dương. Là một nhà hàng hải lỗi lạc, không mạo hiểm, nên tuy đã là đoàn thủy thủ đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, đoàn thuyền của ngài Batorluomei quyết định trở về trong sự nuối tiếc.
Để ghi nhớ chuyến viễn dương và khát vọng chinh phục còn dang dở, ngài thuyền trưởng đặt tên cho mũi đất này là Cabo de Buena Esperanza (Mũi Bão tố).
Tiếp nối hành trình còn chưa trọn của Batorluomei, năm 1497, một nhà hàng hải khác là Vasco da Gama cũng người Bồ Đào Nha lại tiếp tục thống lĩnh đoàn thuyền hướng về vùng đất này. Lúc này Mũi Bão tố đã được vua Bồ Đào Nha là John II, nhà vua đương thời lúc bấy giờ, đổi tên thành Cape de Buena Esperanza (Mũi Hảo Vọng), bởi khát vọng to lớn trong việc mở ra một hành trình mới trên đại dương hướng về phía Đông.
Vasco da Gama được xem là một trong những nhà hàng hải Bồ Đào Nha thành công nhất của Kỷ nguyên khám phá (Age of Discovery). Ông chính là thuyền trưởng của hạm đội đầu tiên vượt thành công Mũi Hảo Vọng, mở ra con đường biển từ châu Âu đến thẳng Ấn Độ.
Video đang HOT
Ông đã đưa hạm đội đầu tiên của Châu Âu đến bờ Nam Ấn Độ Dương, đặt chân lên vùng Calicut và Goa, thực hiện những cuộc trao đổi thương mại đầu tiên với vùng đất mới mẻ này, mang về những chuyến tàu ngập tràn hàng hóa quý giá như vàng, hương liệu, tơ lụa quý hiếm… Con đường thương mại quan trọng trên biển cũng chính thức được thiết lập vào thời điểm này.
Sóng biển Đại Tây Dương nhìn từ ngọn hải đăng cổ ở Mũi Hảo Vọng. Ảnh: VOV.
Tuyến đường đi ngang Mũi Hảo Vọng ngay từ lúc đó đã nghiễm nhiên trở thành một trong những tuyến đường biển quan trọng hàng đầu thế giới, nhộn nhịp lưu thông không ngừng hàng trăm năm qua. Và Cape Town cũng từ lúc đó đã trở thành một cảng biển quan trọng, đóng vai trò huyết mạch trong giao thông đường biển nối các châu lục.
Năm 1869, kênh đào Suez được xây dựng, giảm thiểu lượng lưu thông tàu thuyền ngang qua mũi Cape, nhưng đây vẫn được xem là cung đường trọng yếu trong giao thông đường biển suốt hàng trăm năm.
Khi giao thông ngày càng nhộn nhịp, một ngày nọ, ngài Jan van Riebeeck, một thương nhân người Hà Lan, cũng là một nhà thám hiểm, lúc này đang là một bác sĩ phụ tá làm việc trên những chuyến tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan, đã nhìn thấy mảnh đất này và muốn dừng chân nơi đây, thiết lập nên một làng mạc mới.
Ngày 6/4/1952, ngài Riebeeck đã mang theo gia đình và gia nhân, chính thức đặt chân lên vùng đất xa xôi này, thiết lập một trạm hậu cần nhỏ đầu tiên tiếp tế cho những chuyến tàu xuôi ngược của công ty Đông Ấn Hà Lan. Đây chính là cộng đồng người châu Âu đầu tiên trên dải đất châu Phi, cũng chính là nền móng để thiết lập nên thành phố Cape Town phồn thịnh sau này. Chính vì vậy, người dân Cape Town sau này biết ơn ngài Reibeeck như là người đã sáng lập ra thành phố của họ.
Thực tế, vùng đất này 1.500 năm trước đã có người Khoikhoi (Hottenlot) sinh sống tản mác khắp nơi. Khi người Hà Lan đặt chân đến đây, nơi này nhanh chóng trở thành một điểm dừng của hầu hết tất cả các chuyến tàu viễn dương. Các thủy thủ trên những hành trình thăm thẳm, nhìn thấy Mũi Hảo Vọng là nhìn thấy hơi thở của đất liền, của thực phẩm tươi ngon, của rau xanh, rượu vang và nước ngọt.
Vì thế, mặc nhiên mũi Hảo Vọng đã trở thành “Dấu hiệu của hy vọng và những điều tốt lành”. Và thành phố Cape Town ban đầu hình thành gần đó lúc bấy giờ đã trở thành một “Quán trọ giữa đại dương”, nơi mà các chuyến tàu mòn mỏi trên biển cả đều mong chờ đến để nghỉ ngơi, tiếp tế, sửa chữa tàu thuyền trước khi tiếp tục những chặng hành trình mới.
Thời điểm đó, Mũi Hảo Vọng chính là điểm đánh dấu để phân chia hai đại dương là Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Ngày nay, tọa độ đã được xác định lại và điểm phân chia này nằm xa hơn về phía Đông Nam, là mũi Cape Agulhas.
Có thể tọa độ này ngày nay đã được xem xét lại khoa học và chính xác hơn. Cũng có thể sự thay đổi này là do dòng hải lưu di chuyển. Nhưng dù thế nào, trong trái tim của mọi người, mũi Hảo Vọng vẫn chính là nơi phân chia và nối kết Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Từng làn gió biển thổi về, từng viên đá, từng ngọn sóng cuộn vào bờ, đều mang hơi thở kiêu hùng và sự hòa trộn bất diệt của hai đại dương rộng lớn.
Ngày nay, Mũi Hảo Vọng vẫn luôn luôn là giấc mơ của những tâm hồn và bước chân phiêu lãng. Con đường dẫn ra Hảo Vọng chạy dọc theo bờ biển Đại Tây Dương non nước trập trùng, xa thẳm một màu xanh. Những làn gió đại dương không ngừng thổi về đất liền. Con đường nhỏ uốn lượn giữa núi đá lúc bằng phẳng lúc lô xô trập trùng cao thấp, có những khúc quanh ngoạn mục đến nghẹt thở. Những bụi cây nhỏ xanh xanh tưới đẫm làn gió biển, hiền lành nằm ngoan hai bên vệ đường.
Từ trên cao, Mũi Hảo Vọng như móng vuốt một con sư tử khổng lồ đang chồm ra biển, hiên ngang giữa sóng gió đại dương. Trên một đỉnh núi cao khoảng 249 m là ngọn hải đăng cổ được xây dựng từ 1860, dẫn đường cho tàu thuyền qua khu vực này. Ngọn hải đăng cổ từng có ngọn đèn biển chiếu mạnh nhất trên bờ biển Nam Phi, tàu thuyền có thể nhìn thấy từ xa trên dưới 40 dặm.
Tuy vậy, ngọn đèn này thường bị bao phủ bởi mây mù nên đôi khi không làm trọn vẹn vai trò dẫn đường, dẫn đến năm 1911 một chuyến tàu xuất phát từ Bồ Đào Nha bị đắm ở đây, và nó đã dừng hoạt động, để một ngọn đèn khác được xây dựng cách đó không xa, vị trí thuận lợi hơn.
Những đoàn người đến đây thường nán lại, chờ mãi chờ mãi cho đến khi hoàng hôn khuất bóng và ánh nắng nhạt dần trên những con sóng lúc về chiều để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu hùng mà có chút bi tráng của địa danh này. Từng đàn chim chiều xoải cánh bay trên cả hai đại dương rộng lớn, như một trường ca trầm hùng và phảng phất nét buồn. Linh hồn biển cả của lãnh thổ châu Phi phải chăng cũng chính là Hảo Vọng nơi đây?
Sa Pa xưa - còn đâu?
Tôi luôn nhớ thương vùng đất Sa pa của tuổi thơ mình, nhưng cứ phải là hình ảnh Sa pa của những ngày xa xưa! Ngày ấy, tôi từng sống ở đó khi mới lên năm tuổi.
Ký ức tuổi thơ non nớt vẫn còn đọng lại những ấn tượng trong trí nhớ lúc đầu đời.
Một Sa Pa xinh đẹp, trong trẻo, đơn sơ và thuần khiết. Dẫu biết rõ người ta không bao giờ có thể quay trở về quá khứ với những hình ảnh xa xưa được nữa nhưng tôi vẫn thầm mong giữ lại một phần Sa Pa của ngày xa xưa.
Ngày ấy, thị trấn Sa Pa khá bé nhỏ. Vẻ đẹp sương khói, ảo huyền bởi thứ sương mù quanh năm quấn quện cùng với tầng tầng mây trắng. Nét đẹp vừa mơ màng, quyến rũ, lại vừa ảo diệu, hoang sơ. Nắng lấp lánh trên những con đèo. Một thị trấn nho nhỏ với những nếp nhà chênh vênh nơi vách núi và đặc biệt luôn bát ngát, trập trùng màu xanh. Màu xanh thẫm của núi, màu xanh tươi của cây, màu xanh đen của những sắc áo chàm và màu xanh non tơ của lúa nương, quện với màu xanh hư ảo của từng đàn mây dập dìu bay xuống núi.
Sa Pa luôn khoác trên mình tấm voan hoa mùa xuân. Tấm voan được đất trời thêu dệt, cứ thả dài tha thướt. Ngoài kia là trập trùng những rặng núi cao vút, xanh thẫm. Núi lầm lì, nằm chen vai xếp hàng, núi lặng lẽ bao bọc, ôm ấp, vây quanh Sa Pa. Ngay giữa trung tâm thị trấn Sa Pa ngày đó, nhà cửa cũng khá thưa thớt. Sự yên tĩnh và không khí thiên nhiên hoang sơ tràn ngập.
Những ngôi nhà sàn giản dị, be bé, nhìn xinh xinh, có lẽ thị trấn Sa Pa ngày ấy chỉ có khoảng chừng vài chục nóc nhà, nếu đứng cao lắm cũng chỉ nhấp nhô nơi triền núi. Mãi sau này, có lẽ vào những năm 2000 - 2010 trở đi thì những khách sạn lớn có tên tuổi mới được xây dựng và ngày càng hiện đại hơn. Những khách sạn lưng dựa núi với mây trắng vờn quanh ngay trên lưng chừng núi.
Trong bức tranh thiên nhiên lộng lẫy và hữu tình ấy, ta chỉ thấy Sa Pa là mênh mang mây trắng, núi xanh, hòa với sắc màu rực rỡ, non tươi ngập tràn. Màu xanh của cây lá thiên nhiên quện với nắng vàng, mây trắng, với gió núi và hương hoa. Mà hoa ở Sa Pa vốn mang theo vẻ đẹp nổi tiếng ở xứ lạnh. Bao loài hoa phong lan luôn nở rạng ngời dưới cái lạnh giá tê buốt mùa đông. Đó còn là các loại hoa được trồng trong các khu vườn như hoa hồng, pangse, các loại hoa laydon, các loại hoa thược dược...
Buổi sáng sớm ở Sa Pa thường giá lạnh, nhất là mùa đông. Mãi gần trưa mới có chút nắng lên. Buổi trưa, khi có thêm chút nắng, bầu trời ấm dần. Chiều về, Sa Pa đẹp u buồn, nàng ấy mang vẻ đẹp cổ điển, cái đẹp tựa như người đàn bà cổ xưa vừa khoác lên mình tấm áo choàng mới. Chiều tối thì Sa Pa se lạnh hơn. Thế nên người ta nói nếu bạn chỉ có một ngày sống ở Sa Pa cũng sẽ được hưởng thụ đủ khí hậu, tiết trời của cả bốn mùa!
Ngày chợ phiên Sa Pa thường là ngày Chủ nhật. Trên những con đường đi vào thị trấn, bà con người dân tộc Mông, Dao rực rỡ váy áo, tay dắt ngựa đi xuống chợ. Nhìn ngắm những đàn ngựa khỏe khoắn, nhìn óng ả đẹp mã dễ có đến cả trăm con. Họ sẽ buộc ngựa đâu đó ngoài bãi cỏ non, thả cho ngựa thơ thẩn ăn cỏ ngay cạnh khu đất trống.
Những sản vật hoa củ quả, lá thuốc... được họ đựng trong những chiếc sọt bằng nứa tự đan, hoặc trong các gùi mây. Các chàng trai Mông xuống núi có khi còn đeo trên lưng các sọt hoa quả như mận, đào, quả dâu da rừng... Họ túm tụm, say sưa trò chuyện. Chợ đông vui dần lên dưới nắng ấm. Nghe trong gió núi rộn lên mùi hương thắng cố thơm lừng. Nghe lao xao tiếng hát gọi nhau, tiếng trẻ con, có cả những tiếng kèn lá.
Sa Pa đẹp huyền thoại hơn ở nơi miền non cao mây trắng tận biên viễn xa xôi. Một vùng đất với trời mây, núi non cao vút, với ngọn thác trắng đang giao hòa mê đắm. Chẳng thế mà người Pháp xưa đã đến đây, đã chọn Sa Pa là một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời. Họ hy vọng nơi đây sẽ là một trung tâm du lịch thương mại đẹp đẽ, độc đáo và sang trọng. Giấc mơ ấy thật đẹp nhưng thật đáng tiếc đã không kịp trở thành hiện thực.
Người ta tiếc nuối vì Sa Pa đã từ lâu bị đánh mất vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, thuần khiết ấy. Những vẻ đẹp thân thương và ảo diệu đang mất dần vì cảnh quan thiên nhiên ngày càng bị phá vỡ nghiêm trọng. Có quá nhiều nhà xây mới đã mọc lên cùng những khối bê tông sừng sững. Vẫn biết, sự phát triển của môt thành phố du lịch đòi hỏi tốc độ ào ạt mang tính công nghiệp, chúng đang thách thức, đe dọa, phá hủy thiên nhiên và môi trường sống.
Thương cho những vẻ đẹp lãng mạn nên thơ, những nét đẹp sơ khai và sự quyến rũ của thiên nhiên thuần khiết sẽ không còn. Biết làm sao được khi người ta đang phải dần quen với một Sa Pa đông đúc, hiện đại của một thành phố du lịch thời hội nhập! Tôi và bao người con đã rời đi xa, càng thương nhớ Sa Pa bao nhiêu thì càng muốn khóc thương cho một Sa Pa xưa đang bị mất dần.
Nhà hàng nổi Hong Kong chìm sâu 1.000 m, chôn giấu cả 'bầu trời' ký ức Những người Hong Kong tập trung dọc theo bờ sông để tiễn biệt nhà hàng nổi Jumbo tuần trước có lẽ không nghĩ rằng kết cục của biểu tượng huyền thoại lại nằm sâu dưới đại dương. Khi nhà hàng nổi Jumbo được kéo ra khỏi cảng tại Hong Kong tuần trước, chủ nhà hàng đã gửi "những lời chúc tốt đẹp nhất...