Mũi cô gái mưng mủ, hoại tử sau tiêm filler làm đẹp
Sau mũi tiêm filler tại một cơ sở làm đẹp ở Hà Nội, mũi của cô gái đã bị hoại tử, mưng mủ, phải nhập viện cấp cứu.
Mũi cô gái bị hoại tử nghiêm trọng sau mũi tiêm filer – Ảnh: bệnh viện cung cấp
Tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày 27-7 cho biết vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân bị biến chứng hoại tử mũi nghiêm trọng sau tiêm filler tại các cơ sở làm đẹp tư nhân.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cánh mũi trái thâm đen, mưng mủ, vết bầm tím lan rộng từ trán xuống miệng, đau nhức, khó chịu và có nguy cơ hoại tử mũi. Bệnh nhân cho biết trước đó đã tiêm filler tại một cơ sở làm đẹp ở Hà Nội, sau tiêm vùng mũi có dấu hiệu sưng tấy, bầm tím và chảy dịch.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, tiêm filler là một thủ thuật không quá phức tạp nhưng nếu người thực hiện không phải là bác sĩ thì sẽ không có mũi tiêm đúng yêu cầu. Trên thực tế có những nhân viên spa, nhân viên gội đầu cũng thực hiện tiêm filler cho khách hàng; hoặc có người chỉ được đào tạo qua loa bởi các khóa ngắn hạn, thực hiện được vài ca cũng ra mở dịch vụ làm đẹp này nên nguy cơ biến chứng rất cao.
Nhiều trường hợp tai biến do tiêm filler là người tiêm chọc mũi tiêm vào mạch máu gây tắc mạch, hoặc nếu tiêm quá liều gây chèn mạch máu, dẫn đến hoại tử mô. Những ca tai biến này điều trị kéo dài, khó khăn, dù có cố gắng chữa trị thế nào cũng không thể trả lại khuôn mặt như ban đầu mà sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cho người phụ nữ.
Nhiều vùng mặt bị tấy đỏ sau mũi tiêm filler
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Thị Thu Hải, Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết mỗi phương pháp đều có ưu điểm nhất định song bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những tai biến, rủi ro không mong muốn nếu không thực hiện đúng quy trình (ví dụ như chỉ định điều trị không đúng, không phải bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện, cơ sở thực hiện không có uy tín, không vô trùng, chất liệu cũng như thuốc dùng không đảm bảo,…). Do đó các chị em đang có ý định làm đẹp hãy tìm hiểu thật kỹ những nguy cơ mà mình có thể gặp phải để đưa ra những lựa chọn phù hợp.
D.Thu
Theo nguoilaodong
Chuyên gia tiết lộ lý do "động trời" chị em tuyệt đối không được dùng filler nâng ngực
TS Nguyễn Huy Thọ khuyến cáo tuyệt đối không được nâng ngực bằng chất làm đầy vì những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra quá nguy hiểm.
Sau tiêm filler, ngực người phụ nữ Hà Nội phình to gấp đôi, được báo cáo chảy mủ, hoại tử
Một phụ nữ 32 tuổi (Hà Nội) sau khi tiến hành tiêm filler ở ngực đã khiến ngực to gấp đôi, đi kèm nhiều mủ và vô cùng đau đớn.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để thăm khám và điều trị. 2 tuần trước đó, bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau khi tiêm chất làm đầy ngực tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân.
Theo chia sẻ, người phụ nữ bị chảy xệ ngực, ngực teo nhỏ sau sinh nên rất tự ti, liền giấu chồng đi phẫu thuật nâng ngực bằng cách tiêm filler ở một cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, tai họa biến chứng ập đến khiến bệnh nhân vô cùng sợ hãi.
Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện lỗ rò ở ngực bệnh nhân chảy mủ liên tiếp. Kết quả cấy mẫu mủ xác định bệnh nhân bị nhiễm một loại vi trùng do quá trình tiêm filler không đảm bảo vô trùng.
Để điều trị, ngoài dùng kháng sinh, bệnh nhân được nhân viên y tế nặn ép mủ 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ngực, chị em cũng tuyệt đối không được tiêm chất làm đầy vào mũi và cằm.
Tiêm filler nâng ngực, tiến sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khuyến cáo thật sự không nên!
Theo TS Nguyễn Huy Thọ (Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), chị em tuyệt đối không nên tiêm chất làm đầy để nâng ngực.
Vị chuyên gia khẳng định, sử dụng chất làm đầy để nâng ngực sẽ rất dễ gây ra các biến chứng khó lường.
Ngoài việc nâng ngực, chị em cũng cần chú ý đến một số bộ phận khác cũng tuyệt đối không được lạm dụng filler làm đẹp. Cụ thể là: mũi, cằm, mông.
Theo TS Nguyễn Huy Thọ, không dùng chất làm đầy để tiêm vào cằm và mũi vì sống mũi dưới da là xương, ở cằm là cơ nên tiêm chất làm đầy vào sẽ không thể đậu lại được, đồng thời cũng có nguy cơ gây biến chứng.
Chung nhận định, BS Hà Sỹ Hoàng Tùng (bác sĩ thẩm mỹ da liễu nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa G8 Hoài Đức, Hà Nội và Dr.HASY Medical Beauty) nhấn mạnh, tuyệt đối không nâng mông bằng filler.
Tiêm chất làm đầy để làm đẹp nói chung sẽ là một phương pháp thẩm mỹ an toàn nếu người thực hiện là bác sĩ được đào tạo bài bản về y khoa.
Theo các chuyên gia, tiêm filler làm đẹp chỉ an toàn nếu được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Tuyệt đối không được làm tại những cơ sở spa thẩm mỹ để tránh biến chứng, hậu quả khôn lường.
Khi tiến hành tiêm filler vào những khu vực cho phép cũng cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
"Biến chứng chủ yếu từ phương pháp này do người sử dụng dùng những hãng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng bị pha tạp, không thể tan hết và bị cơ thể đào thải theo thời gian. Nhưng biến chứng nghiêm trọng nhất chính là do kỹ thuật của người tiêm dẫn đến hoại tử hoặc phải nạo vét", BS Hoàng Tùng nhấn mạnh.
Tóm lại, tiêm chất làm đầy để làm đẹp nói chung sẽ là một phương pháp thẩm mỹ an toàn nếu người thực hiện là bác sĩ được đào tạo bài bản về y khoa và có kinh nghiệm về y học cũng như chất tiêm vào cơ thể được cấp phép, có chứng nhận y khoa.
Bất cứ ai muốn tiêm filler làm đẹp ở khu vực nào trên cơ thể cũng không được bỏ qua những lưu ý quan trọng này.
Theo HELINO
Ngực người phụ nữ Hà Nội phình to gấp đôi sau tiêm filler Sau tiêm filler, ngực chị Hoa phình to lên gấp đôi kèm đau đớn. Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ phát hiện ngực có lỗ dò, chảy rất nhiều mủ. Bên lề buổi khai trương thành lập TT Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, BV Việt Đức, BS Vũ Trung Trực, Phó Giám đốc trung tâm cho biết, tại đây...