Mueller đọ tài Neymar
Mới đây, hai ngôi sao Neymar và Thomas Mueller đã có màn trình diễn kỹ thuật đỉnh cao trong đoạn quảng cáo mới của hãng xe Volkswagen.
Thua cuộc, Neymar nhận xe bé hơn
Bối cảnh diễn ra bên trong một phòng trưng bày xe hơi với khá nhiều người xem. Khi Mueller đang bận “chém gió” và ký tặng người hâm mộ thìNeymar đã nhảy ra thách thức Mueller biểu diễn kỹ thuật. Đáng chú ý, ngôi sao người Brazil đang khoác áo Barca đã tuôn ra một tràng tiếng Đức khá điêu luyện khi “cà khịa” tiền vệ của Bayern Munich.
Sau đó, cả hai đã thể hiện những động tác kỹ thuật khó… và kết thúc bằng việc Neymar thua và trả giá bằng việc phải nhận chiếc xe bé hơn so với ngôi sao Bayern (?).
Nhiều người cho rằng đoạn quảng cáo này chính là thông điệp của hãng xe đình đám nước Đức: “Hãy đưa Bayern và Barca vào chung kết Champions League”.
Video đang HOT
Theo VNE
Bóng đá trước ngã ba đường: "Phi công nghiệp hóa" hay là chết?
Bóng đá đang bị công nghiệp hóa một cách vô cùng mạnh mẽ, không chỉ trong phương thức tổ chức vận hành mà còn trong cách đào tạo tài năng trẻ. Và có lẽ đã đến lúc bóng đá xem xét lại hệ thống giáo dục của mình nếu không muốn rơi vào lối mòn không cảm xúc...
Những Suarez và những Rooney
Buổi tối "Super Sunday" hôm qua của Premier League bao gồm hai cuộc thư hùng giữa Aston Villa - M.U và Tottenham - Liverpool. Hiển nhiên là trận đấu sau thu hút được nhiều sự chú ý hơn, không chỉ vì nó là cuộc đụng độ giữa hai ứng viên tranh vé dự Champions League mà còn vì ở đó có Luis Suarez. Mỗi khi Suarez bước ra sân là anh lại khiến người ta phải háo hức dõi theo bởi tiền đạo người Uruguay luôn làm ra điều gì đó khác biệt, cho dù đó là một cú volley từ 50m tung lưới đối thủ, là một pha đá phạt chìm qua chân hàng rào từ 30m, là một tình huống solo qua 4-5 hậu vệ hay là một cú... ngoạm tay Ivanovic. Với tất cả sự tôn trọng dành cho Wayne Rooney, anh chưa và sẽ không bao giờ là mẫu cầu thủ "không thể lường trước" như Suarez, như Zlatan Ibrahimovic hay Franck Ribery - những người trưởng thành chủ yếu từ bóng đá đường phố và không kinh qua quá nhiều trường lớp đào tạo.
Wayne Rooney và Luis Suarez, những cầu thủ thuộc hai nền tảng bóng đá khác nhau
Đáng tiếc là, cùng với quá trình công nghiệp hóa ngày càng sâu sắc của bóng đá châu Âu trong khoảng một thập niên trở lại đây, sẽ ngày càng có ít những Suarez. Xin mượn lời của cựu tiền đạo Dennis Bergkamp trong cuốn tự truyện mới xuất bản: "Nếu nhìn vào những HLV đội trẻ bây giờ, bạn sẽ thấy họ thực sự rất khác biệt so với ngày trước. Bây giờ các HLV đều có đầy đủ bằng cấp, họ biết chính xác chúng tôi phải đứng ở vị trí nào trong các bài tập tình huống, phải tập trong bao lâu... và có lẽ đó chính là vấn đề. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được nhiều sự quan tâm như thế, nên chúng tôi phải tự học, tự tìm ra cách xử lý tối ưu. Bây giờ những đứa trẻ thậm chí còn có cả xe đưa đón, và khi chúng đến sân tập thì mọi thứ đã sẵn sàng. Làm sao chúng có thể phát triển được? Chúng ta phải tìm ra một cách thức nào đó để giúp những cầu thủ trẻ trở nên sáng tạo, đặc biệt và duy nhất".
Học nhiều quá cũng không tốt
Thực ra thì vấn đề đó không chỉ xuất hiện trong các trường dạy bóng đá, mà còn cả trong các trường học thông thường. Như Sir Kenneth Robinson - học giả kiêm cố vấn về giáo dục cho Chính phủ Anh - khẳng định trong bài diễn thuyết nổi tiếng "Trường học đã giết chết tính sáng tạo như thế nào?" thì các học sinh với cách tư duy khác biệt, mới mẻ thường có xu hướng bị gò ép vào một khuôn mẫu chung. Dần dần, khả năng sáng tạo của chúng sẽ bị thui chột và hầu hết các sản phẩm đầu ra sẽ từa tựa như nhau, nhạt nhòa như nhau. Nhưng rắc rối nằm ở chỗ hầu hết các thiên tài đều lập dị: từ Thomas Edison đến Albert Einstein, từ Steve Jobs đến Mark Zuckerberg, tất cả đều ít nhiều sở hữu những yếu tố khác người và làm sao trường học bình thường có thể khai thác được hết khả năng của họ? Jobs từng bỏ học cao đẳng chỉ sau 6 tháng để học... thư pháp (điều về sau sẽ giúp ích rất nhiều cho ông trong việc thiết kế đồ họa của máy tính Mac), còn Edison thậm chí bị đuổi khỏi trường tiểu học vì quá nghịch ngợm và chỉ lo thiết kế những thứ linh tinh (nền tảng để sau này ông trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, với hơn 1.000 bằng sáng chế). Tương tự, liệu Ronaldinho hay Zidane có thể thực hiện được những pha xử lý bóng ngoài sức tưởng tượng như thế hay không nếu như họ lớn lên trong một học viện bóng đá bài bản của châu Âu?
Học viện đào tạo bóng đá đã vô tình biến mình thành một xưởng sản xuất mang đậm chất công nghiệp
Những người Hà Lan đã bắt đầu nhận ra điều này và đang dần thay đổi. Dưới sự chỉ đạo của Johan Cruyff, Ajax Amsterdam đang áp dụng một mô hình đào tạo trẻ mới, theo đó các cầu thủ được chia thành nhiều nhóm nhỏ và được tạo điều kiện để phát huy tối đa trí tưởng tượng chứ không cần phải dập khuôn theo một sơ đồ chiến thuật cụ thể nào cả. Cruyff hy vọng mô hình này sẽ giúp Ajax sản sinh ra những Bergkamp, Van Basten... mới chứ không phải những sản phẩm "tròn trịa" y hệt nhau và thiếu đi một chút chất quái để thực sự tỏa sáng.
Không còn sự khác biệt
Tuy nhiên Ajax chỉ là một ngoại lệ và phần lớn các CLB khác ở châu Âu, kể cả những Barcelona hay Manchester United, đều đang rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn. Đội một càng thành công thì triết lý bóng đá của họ càng được khẳng định, niềm kiêu hãnh của họ lại càng lớn và những nhân tố ngoại lai càng khó được chấp nhận. Có một sự thực là kể từ sau thế hệ của Giggs, Scholes, Beckham, anh em Neville... thì M.U không còn cho ra lò tài năng nào ở tầm vóc tương xứng nữa. Những Cleverley, Welbeck... chỉ dừng lại ở mức tròn vai và không có điểm gì thực sự đặc biệt. Còn những cầu thủ "dị" như Paul Pogba, Ravel Morrison... thì đã bị đẩy đi từ lâu vì cá tính và phong cách bóng đá của họ không phù hợp với M.U. Tương tự, tính đến nay thì Lionel Messi có lẽ là ngôi sao lớn cuối cùng mà lò La Masia đào tạo ra. Giovani dos Santos hay Sergi Roberto mãi không lớn trong khi Bojan Krkic đã chìm nghỉm từ lâu, còn những người có thể đem đến sự đột biến là Cristian Tello, Isaac Cuenca... không được ưa thích vì "phong cách Barca" không có chỗ cho những tiền đạo cách chỉ chăm chăm qua người để tạt bóng.
Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn thì dần dần bóng đá sẽ trở nên nhàm chán bởi tất cả các cầu thủ đều thi đấu theo một khuôn mẫu nào đó và không ai có thể mang lại những phút giây ngẫu hứng, giàu cảm xúc nữa. Không nói đâu xa, dù họ đều có tên trong danh sách đề cử sơ bộ cho Quả bóng Vàng 2013, có bao nhiêu người rung động trước Thomas Mueller và bao nhiêu người thấy phấn khích với Neymar? E là những pha bóng "ngoài sách giáo khoa" của tiền đạo Brazil hấp dẫn hơn rất nhiều so với những tình huống xử lý cực kỳ cơ bản của đồng nghiệp người Đức. Vì thế, bên cạnh những sự cải tổ trong khâu vận hành và tổ chức, bóng đá cũng rất cần đổi mới công tác đào tạo theo hướng cởi mở hơn, bớt công thức hơn
Bài học từ quần vợt Mỹ
Quần vợt Mỹ là một bài học nhãn tiền cho các nhà điều hành bóng đá. Từ chỗ là một nền quần vợt hàng đầu thế giới với những Pete Sampras, Andre Agassi, Andy Roddick, quần vợt xứ cờ hoa bỗng tụt dốc nhanh chóng mà một phần nguyên nhân là vì họ đào tạo các tay vợt trẻ một cách... quá sớm (từ 8-10 tuổi), quá kỹ lưỡng và quá cơ bản, hệ quả là các tay vợt Mỹ (dù đều giao bóng cực tốt - dấu hiệu của một nền giáo dục bài bản) thiếu đi một chút "quái", một chút tinh ranh cần thiết. Trong khi đó những Djokovic, Murray, Federer.. đều tự tập luyện khi còn nhỏ, giúp cho những năng khiếu dị biệt của họ được phát triển tối đa, và chỉ bước chân vào học viện tennis khi đã 15-16 tuổi. Kết quả thì ai cũng đã thấy rõ.
Khủng hoảng người tiêu dùng
Suốt 10 năm qua, số lượng người xem bóng đá trên toàn thế giới đã tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng chủ yếu là vì sự phổ cập của công nghệ truyền hình và internet (đến những "vùng sâu vùng xa" như châu Á) hay marketing (đến Bắc Mỹ) chứ không hẳn là do chất lượng của các trận đấu đang gia tăng. Bây giờ, khi một bộ phận đáng kể dân số châu Á và Bắc Mỹ đã biết đến bóng đá, hay nói cách khác là những người muốn xem bóng đá thì đều đã xem, bóng đá biết trông vào đâu để tăng số lượng người theo dõi? Châu Phi chăng ? Có vẻ hơi xa vời. Trong bối cảnh con người ngày càng bận rộn và có nhiều việc để làm, bóng đá cần phải tự nâng cấp mình để giữ chân những khán giả cũ cũng như thu hút thêm người xem mới, và họ không thể tiếp tục đi theo con đường "công nghiệp hóa" hoạt động đào tạo để rồi cho ra lò những cầu thủ giống hệt nhau như hiện nay.
Theo VNE
ĐT Đức ra mắt mẫu áo đấu ở World Cup 2014 Hôm qua, Mesut Oezil, Julian Draxler cùng các đồng đội đã có buổi ra mắt mẫu áo đấu mới của ĐTQG Đức tại vòng chung kết World Cup 2014. ĐT Đức ra mắt mẫu áo đấu ở World Cup 2014 Theo nhìn nhận, trang phục mới của ĐT Đức được thiết kế khá bắt mắt và ấn tượng. Cụ thể, chiếc áo mới...