Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% đến 6,5% là thách thức rất lớn

Theo dõi VGT trên

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Mặc dù, những con số tăng trưởng về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… trong 5 tháng đầu năm 2022 cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Do đó, những tháng còn lại các cấp, các ngành cần bám sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp điều hành, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện…

Tiếp nối đà phát triển

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% đến 6,5% là thách thức rất lớn - Hình 1
May hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty may Hưng Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh (minh họa): Trần Việt/TTXVN

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tiếp nối đà phát triển của quý I và tháng 4, tình hình kinh tế tháng 5 tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, khởi sắc với nhiều tín hiệu tích cực.

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỉ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 516 triệu USD trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỉ USD.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 147.800 tỉ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 7,71 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động…

Điều đáng nói là, sản xuất công nghiệp, “xương sống” của nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5.2022 ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%.

Cùng với sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng lạc quan, chăn nuôi phát triển ổn định, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 5.2022 ước tính tăng 5,7%; gia cầm tăng 1,9%; tổng số bò tăng 1,6% so với cùng thời điểm năm 2021…

PGS-TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính đánh giá, trong 5 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn của các dự án đầu tư nước ngoài tăng 7,8%, xuất khẩu tăng 16,3%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7%, đều là các con số khả quan.

Video đang HOT

Đặc biệt, nhờ chính sách mở cửa, vận tải hành khách tháng 5.2022 khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển tăng 45,7%. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 22,8% về vận chuyển và tăng 22,4% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

5 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 365.300 lượt người, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhận định, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình khu vực và thế giới diễn biến khó lường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nhất là xăng, dầu tăng cao, tác động từ tình hình xung đột Ukraine, chính sách của các quốc gia sau dịch COVID-19. Cùng với đó là sức ép lạm phát tăng mạnh; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn rủi ro; nợ xấu có xu hướng tăng.

“Kinh tế trong nước phục hồi tích cực nhưng chưa đạt kỳ vọng đề ra; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, cần độ trễ để phục hồi, trong khi một số chính sách hỗ trợ chậm được triển khai…”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Kịp thời tháo gỡ, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thực tế; đồng thời, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giải quyết các điểm nghẽn về quy hoạch, đầu tư công, chương trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững, các chương trình mục tiêu quốc gia, các vấn đề liên quan tới vật liệu xây dựng, đất rừng, đất lúa… mà nhiều địa phương kiến nghị.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu xác định giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ trọng tâm để vừa giải quyết các nút thắt, bức xúc của nhân dân, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển đột phá chiến lược về hạ tầng; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt.

“Đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là chương trình lớn, chưa có tiền lệ nên không tránh khỏi vướng mắc, nhưng các địa phương cần phải nắm chắc tình hình và xử lý kịp thời”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, Bộ KH&ĐT đã có công văn hướng dẫn đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt các chủ trương đầu tư này trong thời gian sớm nhất để Bộ KH&ĐT tổng hợp.

Sau đó, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp danh mục các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phê duyệt. Đây là quy định theo Luật Đầu tư công, Nghị quyết 43 của Quốc hội. Bước này, Bộ KH&ĐT sẽ thực hiện vào quý III/2022.

Sau khi phân bổ kế hoạch xong, tức là sau khi Quốc hội phê duyệt xong, Thủ tướng sẽ thực hiện giao cụ thể kế hoạch danh mục dự án, số vốn cho các bộ, ngành địa phương liên quan.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương phải phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình dự án trong chương trình phục hồi. Sau khi phê duyệt kế hoạch đầu tư, các địa phương có vốn mới và có thể bắt đầu triển khai các hoạt động, các biện pháp giải ngân là giải phóng mặt bằng, đấu thầu thi công.

Cùng với việc đẩy nhanh các dự án đầu tư, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, trong chương trình tổng thể phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ, về phía Ngân hàng Nhà nước có gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, những đối tượng theo Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đây là một trong những chương trình rất quan trọng. Các ngân hàng thương mại cùng với các ngân hàng nhà nước, các bộ, ngành đang triển khai tích cực.

Đặc biệt, trong bối cảnh giá xăng, dầu tăng cao, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính đã xin ý kiến các bộ, ngành báo cáo Chính phủ về biểu thế xuất nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; trong đó, có đề xuất điều chỉnh giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi với xăng từ 20% xuống 12% nhằm đa dạng hoá các nguồn cung xăng dầu.

“Còn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, không có quy định về việc miễn giảm thuế đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mặt khác, thuế tiêu thụ đặc biệt của chúng ta hiện nay với mặt hàng xăng cũng đang ở mức thấp trên thế giới”, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho hay.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thực hiện nhất quán theo Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 95 về sửa đổi một số nội dung của Nghị định 83 trong điều hành giá xăng dầu, nhằm mang lại những thuận lợi nhất trong điều kiện có thể đối với người dân và doanh nghiệp.

Bộ Công Thương có quan điểm là giá xăng, dầu muốn giảm được mức tăng không phải chỉ có riêng Bộ Công Thương và Bộ Tài chính mà đây còn là trách nhiệm của Chính phủ và của các bộ, ngành khác. Vì vậy, cần hướng tới đề xuất những chính sách an sinh cho người dân, hướng đến những đối tượng người nghèo, hộ chính sách… và phải tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh xăng, dầu tăng như hiện nay.

“Với những biện pháp hiện nay và sắp tới, Bộ Công Thương sẽ cố gắng ở mức cao nhất để đảm bảo điều chỉnh mức giá xăng dầu trong khả năng cho phép”, Thứ trưởng Hải tin tưởng.

Trước diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% đến 6,5% sẽ là thách thức rất lớn.

Cần tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA và các biện pháp ứng phó phù hợp

Ngày 25/2, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo Tác động của Hiệp định EVFTA sau đại dịch COVID-19 và các biện pháp ứng phó phù hợp.

Cần tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA và các biện pháp ứng phó phù hợp - Hình 1
May hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty may Hưng Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, từ sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đã có sự tăng trưởng ấn tượng.

Chỉ tính riêng năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đạt 40,06 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2020; kim ngạch nhập khẩu từ EU là 16,89 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2020.

Cùng với đó, sau hơn 1 năm thực thi EVFTA, tỷ lệ doanh nghiệp nắm bắt và tăng dần sử dụng ưu đãi thuế quan từ hiệp định này. Cụ thể, từ khi EVFTA có hiệu lực đến hết năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sử dụng EUR.1 là 2,35 tỷ USD; tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan là 15,1% thì trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng EUR.1 là 5,15 tỷ USD; tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan là 22,5%

Về thu hút đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam, TS John FitzGerald , Trường đại học Trinitry (Ireland) cho biết, đã có những tín hiệu tích cực, nhưng FDI từ EU vào Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức "khiêm tốn"; trong khi đó, dòng vốn ngoại vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các quốc gia đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội để EU tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.

Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh, EVFTA được ký kết đã minh chứng cho thành công của Việt Nam trong thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một nguồn cung ứng duy nhất và giảm sức ép rủi ro cho nền kinh tế.

"Việt Nam và EU là 2 nền kinh tế bổ sung cho nhau, nên việc thực hiện EVFTA khiến cả 2 bên đều có lợi. Việt Nam có thể nhập khẩu từ EU những sản phẩm mà chúng ta không làm được. Ngược lại, EU lại có thể nhập khẩu từ Việt Nam những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh như tôm, dệt may và các sản phẩm nông sản. Việc thực thi EVFTA không chỉ tạo lợi thế, lợi ích bổ sung cơ cấu kinh tế mà còn thúc đẩy quá trình cải cách thể chế của Việt Nam...", TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia thương mại, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động thương mại và đầu tư của thế giới cũng như Việt Nam, việc thực thi Hiệp định EVFTA mang lại ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế và mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp cũng như tạo đà tăng trưởng hậu dịch bệnh. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch COVID-19.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, Việt Nam có thuận lợi rõ nhất là Hiệp định EVFTA với các ưu đãi cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường mạnh mẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh rất lớn khi tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường EU; đồng thời, EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới với giá trị nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường ngoại khối đạt 2.160,2 tỷ USD trong năm 2020.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà EVFTA mang lại, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, do năng lực của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế nên gặp bất lợi trong tận dụng các ưu đãi thuế quan. Cụ thể là với ngành dệt may Việt Nam, do công nghiệp phụ trợ của ngành này còn hạn chế, Việt Nam lại chủ yếu nhập khẩu linh kiện ngoài khối, nên không tận dụng được nhiều ưu đãi từ EVFTA.

Để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA hậu COVID-19, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, trước hết, cần nâng cao năng lực cho khu vực trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp cần chủ động trong mọi hoạt động thương mại. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng cần có sự hỗ trợ cần thiết liên quan đến thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua hoàn thiện thể chế trong bối cảnh bình thường mới, cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xuất, nhập khẩu...

Với các cam kết trong EVFTA về phát triển bền vững, thương mại số sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ "số và xanh" hiện đại và tiên tiến của EU.

Điều này sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng "đi tắt đón đầu" hướng đến kinh tế số và xanh, thân thiện môi trường, chuyển đổi sang công nghệ tiêu chuẩn cao, giúp hàng hóa Việt Nam có ưu thế về chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường cao như thị trường EU. Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất và dòng đầu tư sẽ mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc gia tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư từ EU với nền tảng vững chắc từ EVFTA.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ sẽ góp phần tích cực trong việc tạo lập một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao; đặc biệt, dòng đầu tư từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó
12:25:40 15/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong
05:55:54 15/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Triệu Lộ Tư trở thành trò cười
21:17:17 16/11/2024
Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz
18:46:39 16/11/2024
Điều tra vụ nổ khiến 1 người bị thương nặng ở Hải Phòng
18:07:09 16/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Gã đàn ông cho 61 người vay lãi nặng, thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng

Pháp luật

19:56:25 16/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Kiên Kêne (48 tuổi, ngụ xã An Quảng Hữu) để điều tra hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".