Mục tiêu nâng thu nhập giáo viên lên gấp đôi vào năm 2025

Theo dõi VGT trên

Luật Giáo dục mới sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020, trong đó tiền lương giáo viên sẽ không còn phụ cấp thâm niên và một số khoản phụ cấp, trợ cấp khác cũng không còn.

Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua, lương cơ sở lại tăng lên mức 1,6 triệu đồng/tháng cho tất cả các ngành, mà phụ cấp trước kia được tính theo lương cơ sở. Thông tin này khiến không ít nhà giáo ở vùng khó tâm tư.

Nỗi lòng những giáo viên vùng sâu, vùng xa

Cô giáo Nguyễn Vân Nhi công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú và THCS Tô Hiệu, xã Cư Sang, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắc Lắc đã gần 8 năm. Đây làm một xã khó khăn nhất của huyện M’Đrắk cũng như của tỉnh Đắk Lắk. Dù đã hết thời hạn công tác nhưng cô Vân Nhi tiếp tục xin ở lại trường. Khi biết tin giáo viên sẽ không còn các khoản phụ cấp vùng 3 nữa, cô Vân Nhi cho rằng điều này chưa hợp lý với nhà giáo – một nghề khá đặc thù, đặc biệt những giáo viên đang công tác ở vùng khó khăn.

Mục tiêu nâng thu nhập giáo viên lên gấp đôi vào năm 2025 - Hình 1

Cô Nguyễn Vân Nhi trong một lần đi tình nguyện. Ảnh: VN

Cô giáo Nguyễn Vân Nhi cho biết: “Theo quy định mới, hết 5 năm, những giáo viên biên chế như tôi sẽ ngừng phụ cấp vùng 3 (phụ cấp thu hút). Ví dụ, tổng thu nhập của tôi đang từ 9 triệu đồng/tháng xuống còn hơn 6 triệu đồng/tháng. Giảm gần 1/3 thu nhập là vấn đề rất lớn với chúng tôi khi đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn của vùng khó”.

Trở ngại lớn nhất đối với cô Vân Nhi cũng như nhiều giáo viên “cắm bản” chính là con đường đến trường mỗi ngày nhiều nguy hiểm. Hàng ngày, cô Vân Nhi phải ra khỏi nhà từ 5 giờ sáng, nếu bình thường thì mất 2 tiếng trên đoạn đường 50km để tới trường. Những ngày mưa bão, đường ngập cô phải đi mất hơn 3 tiếng.

“Tình trạng đường mưa ngập không nhìn thấy lối đi diễn ra thường xuyên. Cơn bão số 6 vừa qua, nhiều giáo viên trường tôi đến lớp trong tình trạng “ướt như chuột lột”. Đi dạy từ 5 giờ sáng mà mãi 8 giờ mới tới trường được”, cô vân Nhi chia sẻ.

Mục tiêu nâng thu nhập giáo viên lên gấp đôi vào năm 2025 - Hình 2

Đường tới trường đi dạy của các giáo viên Trường PTDT bán trú và THCS Tô Hiệu trong cơn bão số 6 vừa qua. Ảnh: VN

Trải qua gần 8 năm đứng lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, cô Vân Nhi vẫn không khỏi xúc động khi nhớ lại con đường tới trường mỗi ngày: “Yếu lòng nhất là những lúc xe bị mắc ở vũng lầy đầy bùn đất. Là phụ nữ, tôi không thể nhấc nổi đầu xe bị lầy trong vũng bùn, chiều dần buông, bóng tối đến, tôi oà khóc. Có lần con ốm giữa đêm, mẹ gọi điện vợ chồng tôi không thể trở về ngay. Bởi từng có đồng nghiệp đã bỏ mạng trên cung đường này trong đêm. Vợ chồng tôi đều công tác tại trường, nhiều lần định đưa con vào trong trường để thuận tiện việc đi lại nhưng trường cũng không có chỗ ở. Khó khăn là như thế nhưng tôi lại nghĩ, ai cũng ở thành phố, vậy ai sẽ ở những vùng khó khăn. Tôi mong rằng, những giáo viên đang công tác ở vùng khó khăn sẽ được quan tâm hơn để động viên chúng tôi vượt khó”.

“Tôi luôn muốn gắn bó với vùng khó bởi bản thân nhiều năm làm công tác đoàn. Tôi đi tình nguyện nhiều, tiếp xúc với các em nhỏ và thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ em vùng biên cương, vùng dân tộc ít người. Nơi tôi dạy học, các em học sinh 100% là dân tộc Mông, Dao. Đó là những đứa trẻ lớn lên trong điều kiện khó khăn nhưng ngây thơ, chân thật luôn khiến tôi mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa. Dịp 20/11, học trò của tôi tặng những bông hoa xếp giấy được tôi dạy từ giờ thủ công. Những tình cảm chân thành ấy, lại luôn là nguồn khích lệ, động viên vợ chồng tôi bám trụ”, cô Vân Nhi tâm sự.

Còn cô giáo Lương Thị Hòa, giáo viên Âm nhạc với gần 12 năm gắn bó với các học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình nhớ lại: “Thời tôi mới ra trường, đồng lương eo hẹp, tôi phải đi làm thêm rất nhiều công việc vào các dịp hè. Tôi ở thành phố, nhà cách trường hơn 50km, ngày nào cũng đều đặn sáng đi tối về, bất kể nắng mưa. Có lẽ, tôi quá yêu những ngôi trường xa xôi, yêu thương các em học sinh ở đó nên đã gắn bó và mong muốn góp một chút sức mình cùng với đồng nghiệp để vùng khó đỡ khó”.

Video đang HOT

Cô Lương Thị Hòa chia sẻ trong xúc động rằng nhiều người nói nghề giáo viên chỉ mong mỏi đến ngày 20/11 để nhận quà. “Bản thân tôi chưa một lần nhận những món quà vật chất. Tôi cảm nhận được sự thiếu tốn của trẻ em vùng khó khăn và mong muốn được góp một phần sức trẻ. Đó là những gì giúp tôi bám trường, bám lớp đến bây giờ”, cô Lương Thị Hòa bày tỏ.

Lần đầu tiên đến Hà Nội, được đi thăm một số trường học, thầy giáo Dương Văn Vấn, Trường THCS ĐăkRve, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết: “Tôi thương học sinh nơi mình đang dạy. Các em học sinh của tôi khổ lắm, còn thiếu nhiều lắm. Có một tổ chức nhóm tình nguyện xin mọi nơi áo quần nhưng không đủ cho các em trong trường. Mặc dù, thầy cô có đóng góp nhưng không đủ. Bên cạnh việc học thiếu thốn cơ sở vật chất, thì sân chơi dành cho các em hầu như không có. Các em ra bờ suối, sông bơi lội, chơi bóng… Tôi mong Nhà nước, ngành giáo dục sẽ có nhiều chính sách hơn nữa đối với học sinh, thầy cô vùng khó khăn”.

Những giáo viên như cô Nguyễn Vân Nhi, Lương Thị Hoà, thầy Dương Văn Vấn chỉ là hàng vạn giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số. Họ là một trong số những giáo viên tiêu biểu đại diện cho hàng trăm nghìn giáo viên cắm bản ở những vùng khó khăn trên cả nước. Họ đến với học sinh vùng khó bằng sự thấu cảm và đều phải trải qua những khó khăn rất giống nhau: Đường đi lại khó khăn, bất đồng ngôn ngữ, vừa động viên học sinh và gia đình cho các em đến lớp, vừa trở thành những người mẹ, người cha… Nhất là những giáo viên từ miền xuôi lên miền núi, đến vùng sâu, vùng xa để dạy học. Đơn cử như thầy Lý A Phong, tỉnh Phú Thọ mong rằng ngành giáo dục cần xem xét để những giáo viên này được công tác gần gia đình khi đã cống hiến nhiều năm. Do đó, những điều họ chia sẻ rất cần được Nhà nước quan tâm đến chính sách cho giáo viên.

Lương giáo viên theo vị trí việc làm

Chia sẻ về những tâm tư với giáo viên vùng khó khăn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Các thầy cô cắm bản là những người giữ phên dậu của Tổ quốc. Các thầy cô chính là những người góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đề án tổng thể về phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn đang được Quốc hội xem xét phê duyệt. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, chính sách đời sống được nâng lên 2 lần so với hiện nay. “Chúng tôi hy vọng có sự chỉ đạo quyết liệt trong thời gian tới, để vùng có điều kiện khó khăn được phát triển”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng hiện nay có một số quy định chưa phù hợp, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện và xây dựng chính sách để nâng cao đời sống của giáo viên vùng khó khăn.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết: Về luân chuyển giáo viên, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang được sửa đổi để phù hợp với điều kiện thực tế. Khi hướng dẫn địa phương triển khai áp dụng các chế độ cho thầy cô giáo vùng khó sẽ thực hiện theo đúng các văn bản quy định. Đặc biệt Nghị quyết 27 Trung ương về cải cách chế độ tiền lương, Cục Nhà giáo tham mưu với lãnh đạo Bộ GD&ĐT xây dựng bảng lương chức vụ giáo viên.

Báo cáo của Cục Nhà giáo đã được lãnh đạo Bộ ký và chuyển sang Bộ Nội vụ. Đây là cơ quan tổng hợp tất cả bảng lương các bộ ngành để xây dựng một bảng lương chung. Giáo viên không có bảng lương riêng. Bộ Nội vụ đang tập hợp và xác định tiêu chí chung là trả lương theo vị trí việc làm.

“Chúng tôi quan tâm đến đối tượng giáo viên mới vào nghề và khuyến khích giáo viên trẻ tham gia vào ngành giáo dục. Tình trạng hiện nay là thâm niên càng cao thì lương càng cao. Đối với giáo viên mới vào nghề, lương đã thấp thâm niên càng thấp. Nhưng đề áp sắp tới nghiên cứu, đưa ra ý tưởng là quan tâm đến đội ngũ giáo viên trẻ. Làm sao để khoảng cách giữa lương giáo viên trẻ và giáo viên lâu năm trong nghề xích lại gần hơn”, ông Phạm Tuấn Anh nói.

Giải thích rõ hơn về điều này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Theo Nghị quyết 27 của Trung ương về việc cải cách tiền lương sẽ theo hướng coi lương là nguồn thu nhập chính, đảm bảo đời sống cán bộ công chức, viên chức. Cơ cấu lương thể hiện rõ có 2 phần, lương cơ bản và phụ cấp. Bộ GD&ĐT căn cứ bảng lương này để triển khai. Nếu theo phương án đề xuất được phê duyệt, cơ bản lương sẽ là nguồn thu nhập chính, đảm bảo nguồn thu nhập cho giáo viên.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho biết, thời gian tới ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đưa Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào cuộc sống. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới đã được ban hành và điểm khác biệt lớn nhất là chuyển từ giáo dục nặng truyền thụ kiến thức sang dạy học hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh. Giáo viên là trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, được xã hội tôn vinh sẽ là người đi đầu trong đổi mới. Mong các thầy cô tiếp cận chương trình mới và dạy học sinh bằng cả nhân cách của mình.

Theo Lê Vân/Báo Tin tức

Bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên: Cú hích cho người trẻ, chấm dứt kiểu "sống lâu lên lão làng"

Một trong những nội dung nổi bật được đội ngũ giáo viên đặc biệt quan tâm tại luật Giáo dục 2019 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 là "giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên từ 01/7/2020".

Bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên: Cú hích cho người trẻ, chấm dứt kiểu sống lâu lên lão làng - Hình 1

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam ủng hộ cách tính lương mới cho giáo viên.

Tiếng nói "người trong cuộc"

Cụ thể, theo quy định mới thì "Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ".

Theo đó, lương giáo viên tới đây sẽ trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp, bỏ phụ cấp thâm niên, rút ngắn khoảng cách lương giữa người mới và người làm lâu năm.
Trước thông tin về cách tính lương sẽ thay đổi, thầy Lê Văn Hải, giáo viên trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (Nghệ An) đã có hơn 10 năm thâm niên trong nghề chia sẻ: "Dù thay đổi theo cách nào thì mục đích cũng để cho cuộc sống của người lao động được đảm bảo. Theo tôi theo chủ trương mới sắp tới, việc tính lương sẽ hợp lý hơn so với trước đây. Trước đây, trả lương theo thâm niên nên dẫn đến nhiều điều bất cập.

Nếu bây giờ thay đổi trả theo hình thức mới chắc chắn sẽ hợp lý hơn, giúp thầy cô giáo có thêm động lực, giúp việc dạy học được phát huy tốt hơn. Vì phụ cấp thực tế không đáng là bao (mỗi năm thâm niên được 1% lương) nếu trả theo hình thức mới, tôi thấy sẽ tốt hơn so với hình thức cũ".

Là một giáo viên trẻ rời quê hương lên công tác tại vùng cao, cô Đàm Trang, giáo viên trường THPT Đồng Văn (Hà Giang) bày tỏ: "Tôi mới công tác chính thức được gần 3 năm, tháng sau tròn 3 năm sẽ được tăng lương từ 2,34 lên 2,67. Nếu theo cách tính lương mới, tôi sẽ không được nhận phụ cấp thâm niên nhưng cũng không cảm thấy "tiếc nuối", vì cách tính mới chú trọng trình độ, năng lực và phẩm chất. Căn cứ vào các cơ sở đó là hoàn toàn công bằng và tôi sẵn sàng ủng hộ. Sự thay đổi này đối với những người giáo viên có thực lực và yêu nghề thì chỉ có lợi".

Với 22 năm gắn bó với nghề giáo, cô Lâm Thị Thủy, giáo viên trường mầm non Thanh Thịnh (Nghệ An) trải lòng: "Tôi đi dạy cũng ngót nghét 22 năm rồi. Lương cứ tăng theo hạng. Làm rất lâu mới được lên hạng một lần và rất khó lên. Mấy năm đầu đi làm không đủ tiền nuôi bản thân huống gì nuôi cả gia đình.

Vì vậy, tôi rất hiểu và cảm thông cho những thầy cô mới ra trường. Khi nghe sắp tới sẽ có chủ trương thay đổi cách tính lương, tôi hoàn toàn ủng hộ. Điều đó giúp cho các thầy cô giáo trẻ có thêm động lực để theo và cống hiến cho nghề được tốt hơn.

Còn ít năm nữa là về hưu, tôi không mong mình được tăng lương. Nếu có thể tăng lương cho giáo viên trẻ mà lương của những giáo viên có thâm niên như tôi cũng không bị giảm sút thì tôi hoàn toàn ủng hộ".

Gắn bó hơn chục năm với sự nghiệp trồng người, cô Hoàng Thanh Sâm, giáo viên trường mầm non Ánh Dương (Lào Cai) cũng không ngần ngại chia sẻ: "Làm nghề giáo viên mầm non rất cực khổ, lương chẳng được là bao. Nhiều cô giáo mới ra trường, làm được ít năm, lại phải bỏ nghề vì đồng lương ít ỏi không đủ sống. Giáo viên mầm non cũng giống như giáo viên tiểu học hay trung học, cũng phải trải qua quá trình đào tạo suốt 3 năm học cao đẳng hay 4 năm đại học, nhưng hạng tính lương luôn bị xếp thấp nhất.

Nếu chủ trương mới thực sự tăng được lương cho giáo viên trẻ thì tôi cũng rất mừng vì nó góp phần vào việc tạo động lực cho giáo viên yên tâm, cố gắng trong công tác mà lương giáo viên thâm niên như tôi cũng chẳng không thay đổi gì".

Ủng hộ cách tính lương mới dành cho giáo viên, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: "Theo tôi, một cách công bằng nhất là lương của giáo viên phải được căn cứ vào trình độ, năng lực và những cống hiến trong nghề.

Nếu giáo viên ở miền ngược, miền núi, biên giới, hải đảo,... thì chắc chắn nên được nhận mức lương hấp dẫn hơn ở miền xuôi và những nơi có điều kiện tốt hơn. Giáo viên dạy giỏi và tâm huyết với nghề thì nhận mức lương khác những giáo viên chỉ dạy "lấy lệ".

Nếu tiếp tục tính phụ cấp thâm niên như lâu nay, vài năm lại được "lên lương" một lần, sẽ dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên không có sự phấn đấu, ngồi chờ "đến hẹn lại lên" là lương sẽ tăng".
GS.TS Phạm Tất Dong cũng phân tích thêm: "Nhiều năm nay, khi tính phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo, có nhiều giáo viên không thực sự tâm huyết, có suy nghĩ chỉ chăm chăm lên lớp dạy đi dạy lại giáo án cũ, gọi là soạn bài nhưng cũng chỉ như "lấy lệ", không có sự đổi mới phương pháp. Một môi trường giáo dục như thế chỉ mãi mãi "giậm chân tại chỗ", không kích thích được khả năng sáng tạo của thầy và trò.

Nếu giáo viên làm tốt thì phải được hưởng lương cao, những người chây ì và lười sáng tạo, không tâm huyết thì chịu lương thấp hay thậm chí, không tuyển dụng nữa.

Chính vì vậy, theo tôi, đây là một động lực cho thế hệ trẻ vào ngành sư phạm, đặc biệt, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn thu hút nhân tài thì phải tăng chế độ đãi ngộ mà trước hết là tăng lương!".

Đồng tình với quan điểm đó, TS. Hồ Bất Khuất, giảng viên thỉnh giảng đại học Vinh cũng cho rằng: "Với cách tính lương mới có thể tạo không khí sáng tạo trong ngành giáo dục. Tôi rất ủng hộ chủ trương mới này. Với sự thay đổi đó, ngành giáo dục sẽ trở nên năng động và công bằng hơn chứ quan điểm "sống lâu lên lão làng" tôi cho là không tốt và sẽ làm công việc trở nên trì trệ, không phát huy được hết tính năng động, sáng tạo của nghề".

Bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên: Cú hích cho người trẻ, chấm dứt kiểu sống lâu lên lão làng - Hình 2

Giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên từ 01/7/2020 - Ảnh: Minh họa

Cảnh giác với "lỗ hổng", dễ bị "bóp méo"

Bên cạnh việc ủng hộ cách tính lương mới, TS. Hồ Bất Khuất cũng bày tỏ: "Thực tế, từ nói đến làm còn rất xa vời và thực sự khó khăn. Nếu làm được đúng như chủ trương đề ra rất tốt nhưng tôi chỉ sợ người ta lại lợi dụng chủ trương để làm những việc không chính đáng. Ở Việt Nam, tôi quan sát thấy rất nhiều chính sách hay nhưng có khi bị lợi dụng và bị "bóp méo", đem lại kết quả không đáng có.

"Bóp méo" ở đây nghĩa là chính sách năng động như thế, nhưng có thể bị lợi dụng, áp dụng không đúng đối tượng. Có những người không giỏi, không làm được việc nhưng người ta vẫn xếp vào, vẫn nhận lương đều đặn như người có chuyên môn thực sự vì có người thân, quen giúp đỡ.

Vấn đề nào suy cho cùng cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Vì vậy người ta buộc phải lựa chọn khi một chính sách đưa ra mà cái tích cực nhiều hơn cái tiêu cực là được rồi. Trên thực tế, nếu chờ đợi một chính sách nào đưa ra đều tốt đẹp hoàn toàn là không thể có".

GS.TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh: "Một điều nữa cần được chú trọng, đó là trình độ của giáo viên phải là thực chất chứ không phải là bằng cấp "đi mua". Trong quá trình công tác, phải có sự thanh, kiểm tra hiệu quả giảng dạy thường xuyên, ban giám hiệu phải đánh giá đúng năng lực, phải làm tốt công quản lý, quản trị nhân lực giáo viên trong nhà trường.

Từ sự đánh giá đúng hiệu quả công việc, cũng như thái độ, đạo đức nghề nghiệp, sẽ có căn cứ chính xác để xác định mức lương cho giáo viên".
"Theo tôi, cách tính lương mới cần phải minh bạch, sát sao. Nếu không động viên được sức cố gắng, không kích thích được năng lực của giáo viên, coi như một sự thất bại!", Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam khẳng định.

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, bộ GD&ĐT cho biết: "Tới đây, không còn phụ cấp thâm niên nữa. Phụ cấp này đang là một bức tranh phân cấp giữa người mới vào ngành và người lâu năm. Khi bỏ phụ cấp thâm niên, có thể phân hóa về mặt phụ cấp sẽ không còn hoặc được rút ngắn thông qua cơ cấu của phụ cấp ưu đãi. Điều này không làm ảnh hưởng đến lương của người làm lâu năm nhưng những người mới vào với lộ trình 10 năm đầu sẽ được đẩy lên tương đối. Rút ngắn đó cũng mang tính logic, hợp lý.

Bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề. Bảng lương làm việc trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp. Ngành giáo dục không có bảng lương riêng so với các ngành nghề khác, nhưng định vị các bậc lương theo thực tiễn trình độ đào tạo đã được nâng lên theo chuẩn yêu cầu.

Cẩm Mịch - Linh Chi

Theo ĐSPL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024

Tin đang nóng

Độc đạo - Tập 36: Hồng bị Tân khẹc đâm nguy kịch trước cổng nhà Diễm
06:06:54 21/11/2024
Tang lễ Liam Payne: One Direction tái hợp trong cảnh bi thương, tình mới - tình cũ đau lòng tiễn biệt
07:35:11 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của George Clooney và vợ luật sư xinh đẹp
05:59:52 21/11/2024
Vụ án bí ẩn nhất Kpop: Nam ca sĩ qua đời với 28 vết tiêm, nghi phạm bạn gái tài phiệt nhởn nhơ suốt 29 năm
07:26:56 21/11/2024
Sự hết thời của 1 siêu sao: 2000 ngày không ai mời đóng phim, nhan sắc lẫn diễn xuất đều tụt dốc thảm hại
08:47:56 21/11/2024
Một nữ ca sĩ: "Tôi quay lại thấy chị Thanh Tuyền ngất xỉu, ngã xuống sàn"
06:26:07 21/11/2024
Độc đạo - Tập cuối: U Mộc đau xé lòng khi Hồng nói lời vĩnh biệt
07:53:29 21/11/2024
Các Anh Trai dạo này sao thế: Ra nhạc dở, rap yếu nghề, hát nhép, nhảy xấu đủ cả!
08:51:07 21/11/2024

Tin mới nhất

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ

07:59:30 19/11/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 4 em học sinh mất tích tại bãi sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Có thể bạn quan tâm

Khuyên chân thành: Làm 5 điều này, nhà bạn không chỉ sạch mà còn ngày càng thịnh vượng

Sáng tạo

11:01:37 21/11/2024
Không cần phải dọn dẹp mỗi ngày, bạn nên để ý điều này để không gian sống luôn gọn gàng, sạch sẽ. Thực tế thì mỗi người đều rất bận rộn với cuộc sống mỗi ngày nên khó có thể chăm chút nhà cửa chu toàn, thay vào đó làm đúng cách là được.

Lý Tử Thất tiếp tục gây sốc: Công khai toàn bộ quá trình nhiễm độc đau đớn, thấy cánh tay mà xót

Netizen

11:00:25 21/11/2024
Sau hơn 1000 ngày ở ẩn , Lý Tử Thất - YouTuber nổi tiếng người Trung Quốc tái xuất cùng với những thước phim bình yên, đẹp như trong tranh.

Vũ khí bí mật giúp bạn trở nên quyến rũ hơn gọi tên váy tennis

Thời trang

10:58:36 21/11/2024
Sự linh hoạt này chính là lý do giúp váy tennis luôn giữ được sức hút mạnh mẽ, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các tín đồ thời trang toàn cầu.

Bắt Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty Chè Minh Rồng

Pháp luật

10:44:27 21/11/2024
Liên quan tới vụ án trên, ngày 23/10, Công an huyện Bảo Lâm đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Trung Thành, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.

Thêm một bộ trưởng Serbia từ chức sau thảm kịch sập mái nhà ga

Thế giới

10:14:56 21/11/2024
Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Aleksandar Vucic cho biết sẽ có thêm các quan chức chính phủ phải chịu trách nhiệm về vụ sập mái bêtông xảy ra hôm 1/11 tại ga đường sắt Novi Sad khiến 15 người thiệt mạng, 2 người trọng thương.

1 sao nữ hạng A say khướt trên sóng truyền hình, còn có hành động mất kiểm soát khiến netizen hoang mang

Hậu trường phim

10:14:35 21/11/2024
Face Me, tác phẩm mới của đài KBS vừa lên sóng, đang nhận về vô số lời khen từ phía cộng đồng mạng bởi tổng thể nội dung đan xen yếu tố y học lẫn kinh dị một cách hoàn hảo.

Những thói quen tưởng vô hại lại khiến tóc rụng đến hói đầu

Làm đẹp

10:11:23 21/11/2024
Có rất nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày mà bạn mắc phải khiến cho mái tóc ngày càng rụng, trở nên thưa thớt.

Chưa từng có trên màn ảnh: Nữ chính lấy răng cửa tặng nam chính làm tín vật định tình

Phim châu á

10:11:20 21/11/2024
Thất Tiếu là bộ phim ngôn tình hiện đại đang bị khán giả ngó lơ, rating thảm hại dù đây là dự án đánh dấu sự trở lại của Lâm Nhất - Thẩm Nguyệt.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

Sức khỏe

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Sau video gây xôn xao, Hoài Lâm từ bỏ nghệ danh NS Hoài Linh đặt cho?

Sao việt

09:47:57 21/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hoài Lâm bất ngờ đăng tải poster buổi biểu diễn sắp tới. Gây chú ý, trên poster không đề tên Hoài Lâm, thay vào đó là cái tên Tuấn Lộc.

Đà Lạt vào top điểm đến giá rẻ hàng đầu dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch

Du lịch

09:11:22 21/11/2024
Đà Lạt được nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda bình chọn là điểm đến vừa túi tiền nhất Việt Nam và thứ 4 châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch.