Mục tiêu của Trung Quốc khi lần đầu bắt tay Nga và Nam Phi?
Lần đầu tiên, hải quân Trung Quốc đã cùng với phối hợp các đối tác Nga và Nam Phi trong một cuộc tập trận gần Cape Town.
Theo SCMP, đây là động thái đầu tiên mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc tới mũi phía nam châu Phi.
Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Weifang tham gia cuộc tập trận kéo dài năm ngày, bắt đầu vào thứ Hai.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Weifang đến Cape Town hôm chủ nhật. Ảnh: Xinhua.
Đây là lần đầu tiên ba nước tổ chức một cuộc tập trận như vậy, và diễn ra chỉ hai năm sau khi một phi đội của Hải quân Trung Quốc lần đầu vượt qua đường xích đạo tiến vào Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Cuộc tập trận này, có mã hiệu là Mosi, nhằm huấn luyện cho một đội đặc nhiệm đa quốc gia để phản ứng và chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển, theo quân đội Nam Phi.
Đội ngũ của Trung Quốc do Liu Zongcheng, trợ lý của tham mưu trưởng hải quân Trung Quốc, người cho biết mục tiêu của cuộc tập trận là để “thể hiện đầy đủ quyết tâm của chúng tôi trong việc hợp tác với các đối tác để đối phó với các mối đe dọa và thách thức trên biển, bảo vệ hòa bình thế giới và an toàn hàng hải và xây dựng một cộng đồng biển cùng chia sẻ mục tiêu”.
Cuộc tập trận sẽ tập trung vào “kinh tế hàng hải, khả năng tương tác và gắn kết giữa các lực lượng hải quân tham gia”.
Hoạt động này dự kiến sẽ bao gồm các cuộc tập trận bắn súng trên mặt đất, hạ cánh trực thăng trên boong, hoạt động đổ bộ lên xuống máy bay, diễn tập chống cướp biển và các cuộc tập trận kiểm soát thảm họa.
Chuẩn đô đốc Bubele Mhlana của Hải quân Nam Phi, cho biết: Thế giới đại dương quá lớn nếu một quốc gia thống trị. Chúng tôi sẽ cùng nhau đến đây, ba quốc gia đối tác hợp tác với nhau, cải thiện khả năng tương tác, bất chấp những thách thức về ngôn ngữ”.
Chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh Li Jie nói rằng mặc dù cuộc tập trận không có quy mô lớn, nhưng đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực của hải quân Trung Quốc để trở thành một lực lượng xa bờ nhằm bảo vệ lợi ích ngày càng tăng của Trung Quốc trên khắp thế giới.
Lợi ích hàng hải và các nhu cầu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã vượt xa các vùng biển gần, đặc biệt là với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Chúng ta sẽ thấy nhiều hoạt động hải quân của Trung Quốc ở miền nam châu Phi và Đại Tây Dương, ông nói.
An Bình
Theo toquoc.vn
Trung Quốc điều tàu sân bay mới xuống Biển Đông tập trận
Tàu sân bay mới của Trung Quốc đang trên đường cơ động xuống Biển Đông.
Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo - ảnh tư liệu.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, Trung Quốc cho biết tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của nước này đã đi qua Eo biển Đài Loan hôm Chủ Nhật vì mục đích nghiên cứu khoa học và tập trận thông thường trên khu vực Biển Đông.
Theo đài NHK, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai đưa tin phát ngôn viên của Hải quân Trung Quốc đưa ra tuyên bố như trên.
Hôm Chủ Nhật, giới chức quân sự của đảo Đài Loan cho biết tàu sân bay mới này của Trung Quốc đã lần đầu tiên đi qua eo biển trên và được các tàu của Mỹ và Nhật Bản giám sát.
Ngày hôm nay 18/11, một hãng truyền thông của nhà nước Trung Quốc trích lời một chuyên gia nói rằng tàu sân bay trên có thể sẽ di chuyển về căn cứ dự kiến ở tỉnh đảo Hải Nam trên Biển Đông.
Tin tức cho biết sứ mệnh của tàu sân bay sẽ là bảo đảm cái mà tờ báo Trung Quốc này gọi là "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực".
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Hải quân Saudi Arabia và Trung Quốc tập trận 'Blue Sword 2019' Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn truyền thông khu vực ngày 18/11 cho biết Saudi Arabia và Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung mang tên "Blue Sword 2019" (Lưỡi gươm xanh 2019) tại căn cứ hải quân Quốc vương Faisal trên Biển Đỏ. Một chiến hạm của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP Các lực lượng đặc...