Mục tiêu chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Pháp
Từ 16-19/4, Tổng thống Pháp Francois Hollande thực hiện chuyến thăm một số nước Trung Đông gồm Lebanon, Ai Cập và Jordan.
Chương trình nghị sự của chuyến thăm tập trung vào những vấn đề nóng hiện nay như: cuộc chiến tại Syria, chủ nghĩa khủng bố, cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, xung đột Israel – Palestine. Chuyến thăm cũng quan tâm tới quan hệ kinh tế, thương mại giữa Pháp và các nước này, trước hết là các hợp đồng mua bán vũ khí.
Tổng thồng Pháp Hollande vừa kết thúc chuyến thăm Lebanon của mình tại khu trại của người tị nạn Syria tại vùng Bekaa. (ảnh: aawsat.com).
Lebanon- điểm dừng chân đầu tiên
Lebanon được chọn làm điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm. Gần đây, Tổng thống Pháp nhiều lần lên kế hoạch đến thăm Lebanon do vị trí quan trọng của nước này trên bàn cờ Trung Đông, nhưng sau đó đều bị bỏ lỡ. Lebanon đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng với khoảng trống quyền lực (không có Tổng thống) kéo dài từ giữa năm 2014.
Ngày 16/4, Tổng thống Hollande đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nabih Berry và Thủ tướng Tam-man Slam cùng nhiều nhân vật tôn giáo có ảnh hưởng ở Lebanon.
Ông Hollande khẳng định sự ủng hộ của Pháp đối với các lực lượng quân đội Lebanon, và cho biết sẽ hỗ trợ ngay nhằm tăng cường khả năng quân sự của nước này. Pháp cũng sẽ hỗ trợ Lebanon trong vấn đề người tị nạn, với việc tăng cường hỗ trợ lên 50 triệu euro trong năm nay và 100 triệu euro trong 3 năm tới.
Tới Ai Cập
Video đang HOT
Sau Lebanon, từ 17-18/4, Tổng thống Pháp Hollande thăm Ai Cập. Đây là chuyến thăm Ai Cập thứ hai của Tổng thống Hollande trong vòng chưa đầy một năm qua, kể từ sau chuyến thăm hồi đầu tháng 8 năm ngoái để tham dự lễ khánh thành kênh đào Suez mới.
Trọng tâm của chuyến thăm Ai Cập lần này là thảo luận là các hợp đồng kinh tế, quân sự trị giá hàng triệu USD và cuộc xung đột tại Libya, một trong những địa bàn quan tâm trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay của Pháp.
Tổng thống Pháp Hollande trong buổi lễ chào mừng của Ai Cập. (ảnh: egyptianstreets.com).
Thu hút sự chú ý nhiều nhất có lẽ là khả năng Ai Cập mua thêm chiến đấu cơ rất đắt tiền của Pháp là loại Rafale. Pháp đã bất ngờ bán được cho Ai Cập 24 chiếc tiêm kích Rafale vào tháng 02/2015, nhưng tập đoàn máy bay tư nhân Dassault đang hy vọng bán thêm được 12 chiếc khác căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng trước.
Khi đặt mua 24 chiếc Rafale của Pháp, Ai Cập đã nghĩ đến phương án bán 20 chiếc máy bay Mirage 2000 – mua của Pháp trước đây – cho Iraq để có thêm tiền mua Rafale.
Ngoài ra, tập đoàn Airbus cũng hy vọng ký được hợp đồng bán hơn 10 máy bay cho Ai Cập nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Lãnh vực tàu chiến cũng nổi bật, với khả năng Ai Cập đặt mua thêm hai chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral. Vào tháng 09/2015, Ai Cập cũng bất ngờ mua lại 2 chiếc Mistral mà Pháp định bán cho Nga. Ai Cập dự kiến triển khai hai chiếc Mistral đã mua tại Địa Trung Hải, và hai chiếc sắp mua tại Hồng Hải.
Bên cạnh đó, còn có hợp đồng bán 4 tàu chiến trị giá khoảng 550 triệu euro cho Ai Cập, trong đó có 2 hộ tống hạm loại Gowind, cùng hai tàu tuần tra. Tập đoàn Pháp DCNS từng bán 4 chiếc Gowind cho Ai Cập vào tháng 07/2014.
Nhân chuyến thăm, Pháp và Ai Cập cũng thương thảo về hợp đồng cung cấp một vệ tinh viễn thông quân sự cho Ai Cập do tập đoàn Airbus và Thalès của Pháp sản xuất.
Tổng thống Pháp Hollande và người đồng cấp nước chủ nhà Abdel Fatah El Sisi, đã ký kết 25 thỏa thuận hợp tác, đứng đầu là điện lực, năng lượng tái tạo, dự án tầu điện ngầm Cairo và các dự án nước thải tại Ai Cập.
Và Jordan
Sau Ai Cập, Tổng thống Pháp kết thúc chuyến thăm Trung Đông tại Jordan. Nằm sát Syria, Jordan hiện phải đón nhận 600.000 người tỵ nạn. Đây cũng là nơi, Pháp đặt căn cứ không quân Prince – Hassan, nơi cất cánh của các máy bay Rafales và Mirage 2000 tới không kích các vị trí của IS tại Syria và Iraq.
Nỗ lực thúc đẩy hình ảnh và vai trò của Pháp
Tiếp theo chuyến thăm Trung Đông của nguyên Ngoại trưởng L. Fabius hồi cuối tháng sáu năm ngoái, chuyến thăm Trung Đông này của Tổng thống Hollande cho thấy mong muốn của Pháp duy trì và tăng cường ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế tại Trung Đông.
Chuyến thăm của Tổng thống Hollande cho thấy mong muốn của Pháp duy trì và tăng cường ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế tại Trung Đông. (ảnh: ndtv.com).
Các nước được Tổng thống Pháp lựa chọn trong chuyến thăm này đều có vị trí quan trọng trên bản đồ Trung Đông, có mối quan hệ truyền thống với Pháp và hiện cũng nằm trong mối quan tâm của Pháp trong việc giải quyết nhiều vấn đề thời sự. Cả Lebanon, Ai Cập, Jordan đều liên quan nhiều đến hồ sơ người tỵ nạn và chủ nghĩa khủng bố mà Pháp quan tâm, bởi đều là những nước láng giềng của Syria, Iraq.
Ai Cập là trọng tâm của chuyến thăm, bởi đây là nước có vị thế trong Liên đoàn Araq, giáp ranh với Libya, là nơi đang thu hút sự quan tâm bởi tình trạng bất ổn và khả năng tới nương náu của các chi nhánh Al Qaeda, IS.
Ai Cập sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với Pháp và các nước trong chiến dịch truy quét khủng bố tại Trung Đông – Bắc Phi. Ai Cập cũng đang là nơi Pháp có được các hợp đồng vũ khí và kinh tế béo bở./.
Thái Dương
Theo_VOV
Nga thử nghiệm bom chống tăng độc đáo tiêu diệt IS
Quân đội Nga ở Syria đã thử nghiệm bom tự dẫn có khả năng phá hủy bất cứ xe bọc thép hiện đại nào.
Đây là một phát triển vũ khí mới của Nga - loại bom chùm thông minh RBK-500 có khả năng tự chọn mục tiêu để diệt IS.
Thiết bị SPBE-D mới này được đặt bên trong quả bom sẽ tách ra sau khi bom được thả và lượn trên mặt trận bằng dù. Tiếp theo, sử dụng các hệ thống phát hiện được gắn kèm, chúng tìm kiếm mục tiêu thích hợp và tấn công. Mục tiêu bị bắn trúng bởi cái gọi là lõi xung kích thỏi đồng có tốc độ 2 km/s. Khu vực bề mặt thiết bị đối phương được bảo vệ kém sẽ bị hủy hoại, đạn xâm nhập được loại giáp dày 150-160 mm.
"Không một xe tăng hiện đại nào chống nổi đòn tấn công của "lõi", dù là BMP hay đối tượng mục tiêu được củng cố," chuyên gia quân sự Victor Murakhovski, biên tập viên tạp chí "Vũ khí của Tổ quốc" khẳng định.Với tính năng hiệu quả cao, giá thành của SPBE-D lại thấp hơn các bom và tên lửa hiệu chỉnh thường được dùng để tấn công xe bọc thép.
Theo_Dân việt
Lộ loại bom mới Nga không kích IS Theo Sputnik, trong chiến dịch không kích tại Aleppo, Nga đã sử dụng loại bom chùm thông minh RBK500 có khả năng tự chọn mục tiêu để diệt IS. Đây là bước tiến mới trong phát triển vũ khí của Nga - các yếu tố tác chiến hiện đại hóa SPBE-D dành cho bom RBK-500 có khả năng tự chọn mục tiêu và...