Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc có “đứt gánh giữa đường”?
Với những diễn biến thực tế thời gian qua, dư luận khó có thể không dè chừng Trung Quốc, dù là những nước đối đầu hay những nước được Bắc Kinh xếp vào diện cùng phe. Giấc mộng bá quyền của Bắc Kinh xem ra vẫn còn vô vàn thách thức
Dù có bản tính hung hăng nhưng khi bị “ngợp” trước đối thủ mạnh hơn, con người thường có xu hướng tìm cách phòng vệ thông qua việc lôi kéo sự giúp đỡ từ bên ngoài. Điều này đặc biệt đúng đối với Trung Quốc hiện nay.
Bởi trong thế bủa vây ngày càng khép chặt của Mỹ, Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc không còn cách nào tốt hơn là tìm kiếm liên minh với các nước khác. Trong bối cảnh đó, Nga nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho việc cùng Trung Quốc hình thành trục liên minh mới đối trọng với vòng vây của Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Singapore.
Một thực tế không thể phủ nhận trong thời gian gần đây là đã có sự xích lại gần nhau rõ rệt giữa Nga và Trung Quốc. Hai bên đã phối hợp rất ăn ý trong nhiều hồ sơ nóng quốc tế, từ cuộc xung đột Syria, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Iran đến gần đây nhất là vụ bê bối tình báo Mỹ liên quan đến những tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden. Tất nhiên trong quan hệ này, Nga và Trung Quốc đều có những toan tính riêng của mình. Nhưng bên cạnh đó, hai nước cũng có một điểm chung lớn nhất là làm suy giảm ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ để đẩy lùi những nguy cơ tiềm ẩn từ trục quan hệ của “chú Sam” với các đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương.
Cách tiếp cận mới của Bắc Kinh và Mátxcơva chủ yếu được hình thành dựa trên nhận thức hiện nay rằng sức mạnh của Nga và Trung Quốc đang mạnh lên tương đối so với Mỹ và việc hai nước “liên thủ” sẽ tạo ra những rủi ro đáng kể cho “đối thủ chung”. Vậy nên ngay sau khi nhậm chức tháng 3 đầu năm nay, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn Nga cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình và phần thưởng lớn nhất cho quyết định chiến lược này là một bản hợp đồng nguyên tắc mua bán vũ khí chiến lược, đem lại cho quân đội Trung Quốc cơ hội được sở hữu 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada. Tiếp đó, quân đội hai nước còn triển khai diễn tập hải quân chung lớn nhất từ trước đến nay mang tên “Operation Joint Sea 2013″, diễn ra từ ngày 1- 12/7 trên vùng biển Nhật Bản.
Tất cả những động thái này cho thấy, cả Nga và Trung Quốc đều đang muốn dựa vào nhau trên con đường tìm kiếm sức mạnh và ảnh hưởng ngoại giao lớn hơn đối với Mỹ. Trong cuộc chơi này, Trung Quốc là bên chủ động chìa tay ra trước nhằm khơi dậy trong Nga cảm giác khó chịu khi cùng phải chứng kiến sự ủng hộ của Washington đối với các nước láng giềng của hai bên trong các vụ tranh chấp chủ quyền. Việc Mỹ ủng hộ Gruzia và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây ở Trung Á đã khiến Nga tức giận. Tương tự, Trung Quốc cũng coi việc Mỹ ủng hộ Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Bắc Kinh như một mối đe dọa.
Nói thế nhưng không có nghĩa quan hệ Nga – Trung đã hợp làm một. Với những bài học lịch sử đau đớn từ cuộc Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô trước đây, Mátxcơva chắc chắn không thể “dốc hết ruột gan” cho Bắc Kinh. Vậy nên, dù đã ký hợp đồng nguyên tắc bán Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh, song việc ký kết hợp đồng chính thức sẽ không hoàn toàn suôn sẻ như Trung Quốc mong đợi. Theo một số nguồn thạo tin ở Nga, hợp đồng chính thức sẽ được Mátxcơva chia nhỏ thành nhiều giai đoạn ứng với từng hạng mục. Dưới mỗi hợp đồng theo giai đoạn sẽ còn có thêm những hợp đồng con nhằm đưa thêm các điều kiện ràng buộc và kéo dài thời gian giao hàng. Đây là kết quả của việc các nhà lãnh đạo quân đội và giới chức ngành công nghiệp quân sự Nga tỏ ra lo ngại về những tác động mặt trái của bản hợp đồng được áp xuống từ giới lãnh đạo cấp cao của điện Kremli.
Video đang HOT
Hợp đồng mua máy bay Su-35 của Nga sẽ không diễn ra nhanh chóng và thuận lợi như Bắc Kinh mong đợi, một phần do những nghi ngại của giới chức quân đội Nga trước các toan tính chiến lược quân sự của Trung Quốc.
Nhưng không riêng giới quân sự Nga, thông tin điện Kremli cho phép xuất khẩu Su-35 sang Trung Quốc cũng đang khiến các nước xung quanh Trung Quốc như Ấn Độ và Nhật Bản lo ngại.
Với Nhật Bản, những lo lắng của nước này là điều dễ hiểu vì lâu nay Trung – Nhật đã vướng vào cuộc tranh giành chủ quyền không khoan nhượng ở biển Hoa Đông.
Nhưng với Ấn Độ thì khác. Để có thể mở rộng trục kháng Mỹ, Trung Quốc cũng đang để mắt tới quốc gia láng giềng ở phía Tây Nam. Vì thế, Bắc Kinh đã chọn giải pháp tạm thời lùi bước trước New Delhi trong các vấn đề biên giới chung, đồng thời tìm cách thúc đẩy hơn nữa các lợi ích thương mại và chiến lược chung với Ấn Độ dựa trên thực tế có vị trí địa chính trị gần gũi. Qua cách tiếp cận này, Bắc Kinh hy vọng có thể xoa dịu phần nào quan ngại của New Delhi về nguy cơ sẽ bị Trung Quốc vượt mặt về sức mạnh và trình độ tác chiến không quân, vừa từng bước lôi kéo quốc gia láng giềng ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ.
Nhưng những tính toán của Trung Quốc đối với Ấn Độ xem ra đã bị Mỹ “bắt thóp”. Bởi thế mới có việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cử “phó tướng” Joe Biden của mình tới Ấn Độ trong chuyến công du châu Á vừa qua. Trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày, ông Biden đã nhiều lần nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ trong việc thực hiện chiến lược xoay trục an ninh từ Tây sang Đông, đồng thời bắn đi tín hiệu hợp tác lâu dài với New Delhi khi nói rằng chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ sẽ bổ trợ hiệu quả cho chiến lược an ninh mới của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Chưa biết những tuyên bố và chuyến đi của ông Biden hiệu quả đến đâu, nhưng chỉ riêng việc được Mỹ chủ động chìa cành ô lưu cũng đủ khiến Ấn Độ phải cân nhắc cẩn trọng lại mối quan hệ với một Trung Quốc có phần hung hãn và thực tế có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với New Delhi hơn là Washington.
Vậy là, chừng nào Nga còn chưa hết cảnh giác với hợp đồng bán vũ khí, Ấn Độ vẫn chưa quyết định đứng về bên nào trong cuộc tranh giành ảnh hưởng hiện nay, thì chừng đó tham vọng bá quyền của Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Chính trị gia nổi tiếng người Anh Harold Wilson từng nói: “Một tuần là thời gian dài trong chính trị”. Người phương Đông cũng có câu: “Đêm dài ắt lắm mộng”. Sẽ không có gì đảm bảo rằng mục tiêu bá quyền của Trung Quốc sẽ không bị “đứt gánh giữa đường” nếu như nước này còn tiếp tục áp dụng phương thức trỗi dậy hung hãn, bất chấp luật pháp và trật tự quốc tế hiện nay.
Đức Vũ
Theo Dantri
Trung Quốc vẫn thèm khát loại tàu ngầm Amur của Nga
Trang mạng (vz.ru) hôm qua cho biết, ông Andrei Baranov, Phó Cục trưởng phụ trách hợp tác kỹ thuật quân sự của Cục thiết kế trung ương Rubin tiết lộ, Cục này và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đang bàn bạc về kế hoạch hợp tác sản xuất tàu ngầm Amur với Trung Quốc.
Theo tin của , ông Baranov đã nói, Trung Quốc có những kế hoạch phát triển tàu ngầm riêng của mình và cũng không quan tâm lắm đến mua sắm thêm tàu ngầm. Vì vậy, nội dung đàm phán sẽ xoay quanh việc lựa chọn hợp tác một số kỹ thuật chuyên môn, trong thiết kế một số tổ hợp cấu kiện quan trọng của tàu ngầm Amur.
Trước đây, đã có một số phương tiện truyền thông đưa tin, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác phát triển 4 tàu ngầm diezen - điện, sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP Amur. Tuy nhiên, ông Baranov cho rằng, ở thời điểm hiện tại, thảo luận đến vấn đề số lượng tàu ngầm Amur mà 2 bên hợp tác phát triển là "hơi sớm".
Trong bài viết, ông Baranov cho biết, trước đó Trung Quốc và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport đã ký một hiệp định khung, về việc hợp tác phát triển tàu ngầm Amur, thế nhưng để đạt được những điều khoản chi tiết thì còn mất rất nhiều thời gian nữa.
Tàu ngầm AIP lớp Lada (phiên bản xuất khẩu là Amur) của Nga
"Các quy định về hợp tác là rất phức tạp, thống nhất được những vấn đề này không phải là điều đơn giản. Vì vậy, tôi không thể nói trước được là cần thời gian bao lâu" - ông Baranov nói.
Theo tin cho biết, tháng 3/2013, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, Nga và Trung Quốc đã đạt được hiệp định khung, về gói mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-35 và tàu ngầm Lada (phiên bản xuất khẩu là Amur).
Trước đó, tháng 12/2012 họ còn đưa tin Trung Quốc và Nga đã đạt được hiệp định khung, về hợp tác thiết kế và chế tạo 4 tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP Amur-1650.
Lada có chiều dài 66,8m, đường kính thân đoạn lớn nhất 7,1m, lượng giãn nước khi nổi 1765 tấn, khi lặn là 2650 tấn. Tàu có khả năng lặn sâu tới 300m, tốc độ 21 hải lý/h, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, thời gian lặn ngầm (không nổi lên) kỷ lục là 25 ngày.
Việc Nhật liên tiếp đưa 5 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu (501-505) vào sử dụng đã khiến Trung Quốc không thể ngồi yên
Tàu có thể sẽ được sử dụng động cơ diezen - điện với hệ thống động lực AIP thế hệ 2 Kristall-27 do Viện thiết kế nồi hơi đặc biệt (SKBK) nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống động lực AIP thế hệ thứ nhất Kristall-20, công suất 130kW cũng do Viện này phát triển thành công vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước.
Công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí. Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cũng có tính năng tàng hình rất mạnh.
Thế nhưng, theo tin từ các phương tiện truyền thông Nga, tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm diezen - điện Lada mang tên Saint Petersburg, thực chất là một nguyên mẫu thử nghiệm, một số thiết bị trong hệ thống động cơ và hệ thống chỉ huy chiến đấu đều đang phát hiện có vấn đề trục trặc.
Theo Dantri
Hải quân Nga sẽ nhận số tàu chiến lớn chưa từng có Trong năm nay hai quân Nga sẽ tiếp nhận tới 36 chiến hạm, một con số chưa từng có trong lịch sử nước này. Thông tin được phó tư lệnh hải quân Nga Alexander Fedotenkov tiết lộ với báo giới. Hiện đại hóa hải quân là ưu tiên của Nga từ nay đến 2020 "Trong năm nay, 36 tàu chiến, tàu tấn công...