Mục tiêu 2 triệu người dùng của các ứng dụng nhắn tin ‘chùa’
Theo đánh giá của các chuyên gia phát triển ứng dụng, các công cụ nhắn tin miễn phí trên di động như Line, Kakao Talk, Zalo, Wala phải thu hút 2 triệu người mới có thể đạt khả năng phát tán tự nhiên như Facebook ở Việt Nam.
Whatsapp và Viber là hai trong số các phần mềm nổi tiếng nhất cho phép gọi điện, nhắn tin, gửi hình ảnh miễn phí giữa smartphone với nhau. Người dùng Việt Nam đã biết đến ứng dụng này khá sớm. Họ chỉ cần vào App Store hay Android Market tải về, đăng nhập số điện thoại và máy sẽ tự động gửi mã xác thực, tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã tham gia ứng dụng, từ đó, dễ dàng gọi điện, nhắn tin miễn phí khi kết nối Internet.
Ngày càng nhiều người dùng quen với việc dùng công cụ nhắn tin “chùa” trên di động thay cho dịch vụ SMS truyền thống.
Tuy nhiên, nếu xét về sự có mặt chính thức thì Wechat của Tencent là ứng dụng xuất hiện đầu tiên trên thị trường trong nước từ tháng 4/2012. Hãng này thuê các ngôi sao ca nhạc quảng bá rầm rộ khiến lượng người dùng tăng vọt lên con số gần 1 triệu cuối năm 2012. Tuy nhiên, đến đầu 2013, Wechat bị phát hiện tích hợp bản đồ “đường lưỡi bò” trong sản phẩm và bị tẩy chay hàng loạt khiến lượng thành viên tụt dốc không phanh tại Việt Nam.
Cùng thời điểm với cú “đột quỵ” của Wechat là sự vươn lên của Zalo và Wala do lúc này, cộng đồng trong nước quay sang ủng hộ sản phẩm thuần Việt. Trong khi đó, 2 ứng dụng miễn phí khác là Kakao Talk của Hàn Quốc và Line của Nhật Bản cũng đồng thời đổ bộ vào Việt Nam với các chiến dịch truyền thông quy mô không kém.
Đến giữa tháng 2/2013, bảng xếp hạng ứng dụng tin nhắn miễn phí di động đã có sự thay đổi với vị trí số một thuộc về Zalo, tiếp đến là Line, thứ ba là Kakao Talk. Khi Wechat gần như đã bị loại khỏi cuộc chơi còn Whatsapp và Viber tuy quen thuộc nhưng lại chưa ra mắt chính thức ở Việt Nam, thì đa số đối thủ còn lại đều tăng tốc để thâu tóm thành viên. Họ tung ra các màn khuyến mại và quảng bá lớn trước Tết Nguyên Đán như thiết kế các bộ sticker mừng Tết miễn phí, chương trình chúc Tết trúng iPhone 5…
Video đang HOT
Trong số này, Wala tỏ ra yên ắng do đây là sản phẩm của một nhóm cá nhân phát triển, chưa có nhà đầu tư đủ tiềm lực để hậu thuẫn về marketing. Ngược lại, Line, Kakao Talk và Zalo đều có thế mạnh là sản phẩm của những công ty với tiềm lực tài chính mạnh. Line và Kakao Talk hoạt động tốt trên smartphone có kết nối 3G và Wi-Fi còn Zalo hỗ trợ cả mạng 2G và 2,5G cùng các dòng điện thoại Symbian của Nokia.
Nhiều người đơn thuần coi ứng dụng tin nhắn trên điện thoại chỉ để chat miễn phí nhưng thực tế đây có thể biến thành một mạng xã hội thu nhỏ. Một số chuyên gia công nghệ trong nước nhận định, bất cứ công cụ nhắn tin miễn phí nào cán đích 2 triệu người dùng trước thì sẽ trở thành ứng dụng chiến thắng. Cơ hội chiếm lĩnh thứ hạng số một trong lĩnh vực này tại Việt Nam hiện là ngang nhau bởi vẫn chưa ứng dụng nào cán mốc một triệu người dùng. Ngoài ra, năm nay người dùng có khả năng tiếp tục chứng kiến thêm sự ra mắt của nhiều ứng dụng nhắn tin di động miễn phí nữa.
Theo VNE
Nhà mạng phủ nhận việc chặn ứng dụng gọi điện miễn phí
Trước những thông tin cho rằng nhà mạng đang "làm khó" các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet như Line và Kakao Talk, đại diện VinaPhone và MobiFone khẳng định không làm việc này và sẵn sàng hợp tác để khắc phục nếu thực sự đã xảy ra sự cố.
Nhắn tin miễn phí "chập chờn" trên mạng 3G
Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn như Heaveniphone... đã có một số topic than phiền về hiện tượng sử dụng mạng 3G của VinaPhone hoặc MobiFone không thể gửi tin nhắn qua các ứng dụng nhắn tin miễn phí như Line và Kakao Talk và chỉ có thể dùng khi sử dụng các ứng dụng VPN (mạng riêng ảo) trong khi những ai dùng mạng của Viettel thì vẫn đang gửi tin được bình thường.
Anh Minh, hiện đang làm việc cho một công ty về truyền thông cho biết, khoảng một tuần nay, anh không thể nào gửi tin nhắn qua mạng 3G của MobiFone cho những người bạn của mình. Do nghĩ là mạng 3G chập chờn nên anh đã đợi đến lúc về đến công ty và sử dụng mạng WiFi để tiếp tục gửi tin nhắn cho bạn bè. "Nhiều người bạn của mình dùng mạng của VinaPhone và MobiFone cũng kêu ca về vấn đề này", ông Minh cho biết thêm.
Độc giả Ngô Thị Nhã Uyên của ICTnews cũng đã bày tỏ sự bức xúc khi khẳng định, 5 ngày nay, Line thường xuyên không nhắn tin và không điện thoại được mặc dù sóng 3G rất mạnh.
Tối ngày 25/1, phóng viên ICTnews đã thử gửi tin nhắn trên các ứng dụng nhắn tin miễn phí thông dụng nhất hiện nay như WhatsApp, Zalo, Viber, WeChat, Line, Kakao Talk trên mạng WiFi và mạng 3G của VinaPhone, MobiFone, Viettel. Kết quả cho thấy, vào lúc 18 giờ, khi gửi tin nhắn qua các ứng dụng Line và Kakao Talk đều không thể gửi đi được và thông báo lỗi trên mạng VinaPhone và MobiFone, trong khi đó các ứng dụng khác như WeChat, Viber, WhatsApp đều nhắn tin bình thường trên cả 3 mạng. Tuy nhiên, đến thời điểm gần 23 giờ, các tin nhắn trên cả 5 ứng dụng đều gửi bình thường và không xảy ra bất kì sự cố nào.
Đến gần 23 giờ ngày 25/1, việc nhắn tin qua ứng dụng Line khá thuận lợi.
Gần đây, người dùng tại Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều hơn những phần mềm gọi điện Internet miễn phí thông qua mạng WiFi hay 3G giữa các smartphone, trong đó tiêu biểu là các phần mềm WhatsApp, Viber, Line... hay các phần mềm "made in Vietnam" như Zalo (VNG), FPT Chat (FPT)... Người dùng chỉ cần vào Appstore hay Google Play để tải phần mềm về, đăng nhập số điện thoại, máy sẽ tự động gửi mã xác thực và tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng gọi điện, nhắn tin miễn phí với nhau thông qua kết nối Internet.
Nhiều hãng smartphone cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích cho người sử dụng như BlackBerry với công cụ BlackBerry Messenger, Apple với ứng dụng Facetime đàm thoại video và iMssenger hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau (iPhone, iPad, thậm chí cả MacBook) hay gần đây nhất là Samsung với phần mềm ChatOn.
Trong năm 2012 và đầu năm 2013, các ứng dụng như WeChat, Line và Kakao Talk đã bắt đầu "xâm chiếm" thị trường người dùng Việt và quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tháng 4/2012, WeChat - ứng dụng chat, nhắn tin miễn phí qua Internet của Tencent chính thức "đổ bộ" vào Việt Nam và đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 2-3 tháng khi đạt gần 1 triệu người dùng sử dụng với 2 phiên bản trên hệ điều hành iOS và Android. Mới đây, ngày 24/1/2013, phần mềm nhắn tin miễn phí số 1 Hàn Quốc hiện nay là Kakao Talk cũng đã chính thức được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.
Nhà mạng khẳng định không chặn Line và Kakao Talk
Đại diện MobiFone và VinaPhone đều khẳng định, 2 nhà mạng này không hề tiến hành chặn các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet, trong đó có 2 ứng dụng Line và Kakao Talk. Nguyên nhân những ứng dụng này không truy cập được có thể là do lỗi phần mềm hoặc cấu hình máy. Nếu thực sự xảy ra sự cố, VinaPhone và MobiFone đều sẵn sàng hợp tác với Line và Kakao Talk để khắc phục. "Chúng tôi vẫn đang đợi chỉ thị từ Bộ TT&TT về việc có quản lý các ứng dụng nhắn tin qua Internet hay không", đại diện MobiFone nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, theo một chuyên gia trong lĩnh vực di động, hiện một số nhà mạng đang có dự án phát triển các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet tương tự như Line, WhatsApp, Kakao Tall... Do đó, không loại trừ khả năng, các nhà mạng này đã tiến hành thử nghiệm việc gây khó chịu cho người dùng bằng cách "lúc chặn lúc mở" các ứng dụng nhắn tin khác, trong đó có Kakao Talk và Line (những ứng dụng đang quảng cáo mạnh ở Việt Nam) để "dẹp đường" cho ứng dụng mà nhà mạng tự phát triển. "Còn đối với WeChat, do sớm gia nhập thị trường nên có thể đã có sự thỏa thuận "ngầm" với các nhà mạng khi họ còn chưa ý thức sự "nguy hiểm" của các phần mềm nhắn tin miễn phí qua mạng", vị chuyên gia này phỏng đoán.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT ngày 24/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ Over the top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, WhatsApp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng. Bởi vì, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (trên 100.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ OTT lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng viễn thông bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. "Những cuộc gọi, nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình", ông Hùng nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp.
Theo Thế Phương
Ictnews
Ứng dụng nhắn tin trên di động: Cuộc chơi không dành cho kẻ yếu Những ngày qua, cộng đồng Internet lại bắt đầu ngó nghiêng một mô hình sản phẩm mới: Mobile messaging apps (MMA), hay còn được hiểu theo nghĩa đơn giản và bình dân là Mobile chat apps. Một số sản phẩm quen thuộc đối với người dùng Việt Nam phải kể tên như: WeChat (Tencent), Line (Naver), Viber (Viber), Whatsapp (Whatsapp Inc.),KakaoTalk (Kakao), Zalo...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Samsung bất ngờ hoãn ra mắt điện thoại gập giá rẻ

Trung Quốc phát minh bộ nhớ RAM nhanh hơn 10.000 lần hiện tại

Người dùng kiện Apple đòi 5 triệu USD vì tính năng bảo mật 'phản chủ'

Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện

Người mua sản phẩm HP có thể nhận bồi thường đến 2,6 triệu đồng

Microsoft cảnh báo lỗi nghiêm trọng trên Outlook

TSMC đối mặt khó khăn trong kiểm soát chip AI đến tay Trung Quốc

Ổ điện gia dụng 'hiện đại hóa' tích hợp sạc nhanh, khóa thẻ từ

Xiaomi gây ấn tượng với tốc độ cập nhật HyperOS 2
Có thể bạn quan tâm

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc
Tin nổi bật
4 phút trước
4 sao bóng đá may mắn lấy được vợ hoa hậu, bên nhau hàng chục năm vẫn viên mãn
Sao thể thao
5 phút trước
Bộ Công an, Viện KSND tối cao đề xuất nhiều điểm mới về án tử hình
Pháp luật
10 phút trước
Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng
Thế giới
31 phút trước
1 nhóm fan Kim Soo Hyun nhận đòn "gậy ông đập lưng ông", bị vạch trần bản chất thật
Sao châu á
35 phút trước
Sao Việt 25/4: Hòa Minzy đáp trả tin 'qua Mỹ định cư', Bảo Thanh tự nhận manly
Sao việt
39 phút trước
"Vị thần" của những cảnh tuyết rơi trên phim Trung Quốc: Nâng tầm nhan sắc, thẩm mỹ xứng đáng phong thần
Hậu trường phim
42 phút trước
Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"
Netizen
55 phút trước
Siêu sao số 1 Việt Nam đang nắm giữ kỷ lục mà không ai muốn tranh giành
Nhạc việt
1 giờ trước
Top nghệ sĩ được trả nhiều tiền nhất Spotify: Hạng 1 "out trình" loạt siêu sao, kiếm hơn 9.2 nghìn tỷ gây choáng
Nhạc quốc tế
1 giờ trước