Mục sở thị tàu ngầm tên lửa hạt nhân duy nhất của Mỹ mở cửa cho công chúng
USS Growler từng là tàu ngầm tuyệt mật của Hải quân Mỹ, tuần tra dưới đáy đại dương trong Chiến tranh Lạnh.
Ngày nay, công chúng có thể trải nghiệm cuộc sống trong USS Growler tại Bảo tàng Intrepid ở New York.
USS Growler được trang bị tên lửa hạt nhân và do thủy thủ đoàn gồm 90 người điều khiển. Giá vé tham quan tàu ngầm USS Growler là 36 USD cho người lớn và 26 USD đối với trẻ em trên 4 tuổi.
Phóng viên của tờ Business Insider (Mỹ) đã ghi lại những hình ảnh bên trong tàu USS Growler trong chuyến tham quan gần đây.
Đi vào hoạt động năm 1958, USS Growler mang theo tên lửa Regulus II trang bị đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Naval History
Growler ngừng hoạt động vào năm 1964 và đến Bảo tàng Intrepid vào năm 1988. The New York Times đưa tin, bảo tàng Intrepid đã chi hơn 1 triệu USD để sửa chữa tàu ngầm này vào năm 2008 khi phát hiện ra những lỗ thủng trên thân tàu. Ảnh: Shutterstock
Trung tâm dẫn đường và kiểm tra tên lửa từng là một khu vực bí mật. Việc phóng tên lửa Regulus thường phải mất 15 phút. Ảnh: Business Insider
Căn phòng đa chức năng nơi các sĩ quan ăn uống, giao lưu và họp hành. Ảnh: Business Insider
Sĩ quan chỉ huy USS Growler là người duy nhất có phòng riêng trên tàu ngầm. Ảnh: Business Insider
Phòng quản lý và trung tâm tấn công bao gồm “ma trận” các nút ấn và thiết bị. Ảnh: Business Insider
Khu vực nơi thủy thủ điều hướng tàu USS Growler với 3 bánh lái, giúp kiểm soát các góc độ và chuyển động. Ảnh: Business Insider
Phòng radio nơi thủy thủ liên lạc với các tàu khác. Ảnh: Business Insider
Khu vực bếp trong tàu USS Growler. Tàu ngầm USS Growler mang theo tất cả thực phẩm và vật dụng cần thiết để duy trì hoạt động kéo dài hơn hai tháng. Ảnh: Business Insider
Khu vực ngủ lớn nhất tại USS Growler với 46 giường. Ảnh: Business Insider
Ngoài việc mang theo tên lửa hạt nhân, USS Growler còn được trang bị ngư lôi. Ảnh: Business Insider
Ấn Độ dự kiến mua loạt vũ khí tối tân từ Mỹ
Các quan chức cấp cao Ấn Độ cho biết nước này sẽ trang bị tàu ngầm, máy bay không người lái với chi phí khoảng 4,2 tỉ USD nhằm tăng cường khả năng giám sát và răn đe trong khu vực.
Bloomberg ngày 10.10 dẫn lời các quan chức cấp cao nắm rõ vấn đề cho biết Ấn Độ sẽ đóng 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mua 31 máy bay không người lái (UAV) do Mỹ sản xuất. Gói vũ khí này có chi phí khoảng 350 tỉ rupee (4,2 tỉ USD).
Tàu ngầm lớp Scorpene của hải quân Ấn Độ. ẢNH: AFP
Theo các quan chức giấu tên trên, Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ đã đưa ra quyết định trên vào hôm 9.10. Lần đầu tiên, Ấn Độ sẽ đóng tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân tại các xưởng trong nước. Theo Reuters, 2 tàu ngầm mới của Ấn Độ sẽ được chế tạo tại trung tâm đóng tàu ở cảng Visakhapatnam. Không rõ thời điểm dự kiến hoàn thành chế tạo 2 con tàu này là khi nào.
Theo Reuters, 2 tàu ngầm nêu trên sẽ khác với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Arihant mà Ấn Độ hiện chế tạo.
Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vượt trội hơn hẳn so với tàu chạy bằng điện diesel. Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động nhanh hơn, êm hơn và ở dưới nước lâu hơn so với tàu chạy bằng động cơ diesel thông thường. Do đó, nó thường được xếp vào nhóm khí tài hải quân mạnh nhất thế giới.
Ấn Độ lên kế hoạch loại biên, nâng cấp xe tăng T-72 để xuất khẩu
Cho đến nay, chỉ có một số ít quốc gia chế tạo được loại tàu ngầm này như Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ. Úc hiện đang hợp tác với Anh và Mỹ để chế tạo những chiếc tàu tương tự thông qua quan hệ đối tác an ninh ba bên AUKUS.
Việc mua lại các thiết bị hiện đại trên không chỉ giúp Ấn Độ thúc đẩy năng lực hải quân và cải thiện năng lực sản xuất vũ khí trong nước, mà còn tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát vùng biển rộng lớn ở khu vực Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, nội các Ấn Độ cũng đã "bật đèn xanh" cho việc mua 31 UAV Predator từ tập đoàn quốc phòng General Atomics (Mỹ). Thỏa thuận này được ký kết theo hợp đồng Bán hàng quân sự cho nước ngoài giữa 2 quốc gia. Theo India Today, thỏa thuận này dự kiến sẽ được hoàn thiện trong những ngày tới.
Theo hợp đồng, việc giao các UAV sẽ bắt đầu trong vòng 4 năm kể từ ngày ký kết thỏa thuận. Trong số 31 máy bay không người lái, lực lượng hải quân Ấn Độ sẽ nhận được 15 chiếc, trong khi lục quân và không quân mỗi bên sẽ nhận được 8 chiếc.
Những lỗ hổng trong chương trình tàu ngầm của Hải quân Mỹ Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thay thế kịp thời các tàu ngầm lớp Ohio đã cũ mà còn có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh dưới biển, tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng ưu thế chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Asia Times ngày 7/10 đưa...