Mục sở thị sân bay nguy hiểm nhất thế giới
Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal là thử thách không nhỏ với các phi công khi họ phải hạ và cất cánh trên đường băng ngắn, hẹp và dốc kỷ lục.
(Ảnh: Getty)
Sân bay Tenzing-Hillary còn được biết đến là sân bay Lukla nằm tại thị trấn Lukla, Khumbu, huyện Solukhumbu, phía đông Nepal.
(Ảnh: Montagna)
Nằm ở độ cao gần 3.000 m so với mực nước biển, sân bay Tenzing-Hillary được hầu hết du khách chọn để cố gắng leo đỉnh Everest.
Tuy nhiên, Tenzing-Hillary sở hữu mọi yếu tố có thể khiến một phi công toát mồ hôi. (Ảnh: Montagna)
(Ảnh: India Today)
Video đang HOT
Không phải là sân bay dân sự cao nhất thế giới, nhưng độ cao của Lukla luôn là một thử thách. Bao quanh sân bay là địa hình đồi núi dốc đứng.
Đặc biệt, đường băng sân bay ngắn lại nằm trên một vách núi, hướng thẳng xuống thung lũng phía dưới. (Ảnh: The Himalayan Times)
Đường băng sân bay ở Lukla dài hơn 500 m trong khi đường băng ở nhiều sân bay quốc tế thế giới dài hơn 3.000 m. (Ảnh: Youtube)
Vì vậy, đường băng được thiết kế độ dốc 12% so với vách đứng núi để máy bay có thể giảm tốc kịp thời. (Ảnh: Tibet Vista)
(Ảnh: VideoHive)
Địa hình đồi núi xung quanh không cho phép phi cơ bay vòng quanh để chờ hạ cánh. Máy bay tới đây buộc phải chạm đất. Với yếu tố này, chỉ máy bay trực thăng và máy bay cánh quạt nhỏ mới được phép hạ cánh.
(Ảnh: Cheap Flights)
Một mối nguy nữa tại sân bay này là thời tiết ở Himalaya thường khó dự đoán. Sương mù đột ngột, mưa bão hay tuyết luôn có thể xảy ra.
(Ảnh: GTA5)
Sự cố tại sân bay Lukla đã chạm đến hai con số. Tai nạn nghiêm trọng nhất xảy ra năm 2008, khi chuyến bay của hãng Yeti Airlines đâm vào núi sau khi hạ cánh, cách điểm đầu đường băng vài mét.
(Ảnh: Magical Nepal)
Hiện các phi công lái ở đây phải hoàn thành 100 chuyến bay cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ít nhất một năm kinh nghiệm bay ở Nepal và hoàn thành 10 chuyến bay tới Lukla dưới sự giám sát của người hướng dẫn chuyên nghiệp.
Theo vtc.vn
Lái xe thiếu ngủ, "mất mạng như chơi"
Cơn buồn ngủ ập đến khiến tài xế không thể duy trì sự tỉnh táo, mất khả năng quan sát và phản ứng, dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Tác hại của tình trạng thiếu ngủ
Trong một báo cáo về "Rối loạn giấc ngủ và tai nạn giao thông", giáo sư Telfilo Lee Chiong (Trung tâm Nationnal Jewish Health, Mỹ), cho biết, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên thế giới.
Ước tính khoảng 10-15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ. Nghiên cứu về giấc ngủ ở các tài xế 19 quốc gia châu Âu cho thấy tỷ lệ buồn ngủ khi lái xe cao, trung bình 17%. Trong đó 10,8% người buồn ngủ khi lái xe ít nhất một lần trong tháng, 7% từng gây tai nạn giao thông do buồn ngủ, 18% suýt xảy ra tai nạn do buồn ngủ.
10-15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ
Báo cáo về những vụ tai nạn ôtô do tài xế buồn ngủ gây ra cho thấy đa phần liên quan đến nam giới trẻ tuổi, sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, tai nạn xảy ra ở đoạn đường phụ. Mức độ nghiêm trọng tỷ lệ thuận với cảm giác mệt mỏi. Hầu hết tài xế gây tai nạn đều có thời gian thức kéo dài, ngủ ít hơn 5 giờ vào đêm trước khi gặp nạn, lái xe lâu nhất là trong khoảng từ 2 đến 8h sáng hoặc chiều tối.
Theo giáo sư Telfilo, nếu chia "chiếc bánh thời gian" trong một ngày làm 3 phần thì một người trưởng thành cần dùng một phần để ngủ, một phần để làm việc và một phần cho các hoạt động khác. Tuy nhiên, ngày nay người ta có xu hướng giảm bớt thời gian ngủ để hoán đổi cho việc đi lại và các hoạt động khác. Do đó họ thường bị thiếu ngủ, hệ quả là không có khả năng đạt được và duy trì sự tỉnh táo để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày.
Biểu hiện của một người thiếu ngủ là thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật, có những giấc ngủ ngắn, khó tập trung, giảm hiệu suất làm việc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thời gian ngủ không đủ, không sâu giấc, hội chứng ngừng thở trung ương, rối loạn đồng hồ sinh học giữa thời gian ngủ và thức, sử dụng thuốc và các chất gây nghiện.
Giải pháp "vàng" chống buồn ngủ khi lái xe
Giáo sư Telfilo khuyến nghị một trong các giải pháp giúp giảm tai nạn giao thông là nâng cao chất lượng giấc ngủ của người lái xe. Để chống buồn ngủ, tốt nhất là ngủ đủ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
Để chống buồn ngủ, tốt nhất là ngủ đủ 6 đến 8 giờ mỗi ngày
Những giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15 phút có thế cải thiện sự tỉnh táo, song không nên ngủ dài hơn 2 tiếng đồng hồ vì có thể gây buồn ngủ li bì.
Lưu ý: Thói quen ngủ trưa không thể thay thế hoàn toàn giấc ngủ sinh lý ban đêm. Nghỉ giữa quãng đường dài cũng là cách lấy lại sự tỉnh táo. Khi cảm thấy buồn ngủ mà phải lái xe thêm một đoạn đường ngắn nữa, tài xế có thể dùng cafein hoặc một số chất kích thích như amphetamine, methyl phenidete, modaphenyl. Tuy nhiên không nên lạm dụng.
Theo Cartimes
Những thói quen tưởng vô hại nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tuổi thọ ô tô Dưới đây là một số thói quen tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ chiếc xe của bạn. Ít bảo dưỡng Nhiều tài xế chạy xe nhưng quên điều quan trọng là bảo dưỡng xe đúng cách theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Thực tế, để một chiếc xe ô tô có thể hoạt động mạnh...