Mục sở thị nơi ‘ánh mặt trời’ chiếu lúc nửa đêm
Trời không bao giờ tối trong các vịnh hẹp hùng vĩ của Na Uy trong suốt mùa hè.
Tận mục sở thị nơi ‘ánh mặt trời’ chiếu lúc nửa đêm
Sau khi trải qua chuyến đi lênh đênh trên thuyền dọc theo các thị trấn và vịnh hẹp của bờ biển Na Uy ngoạn mục, nhiều người có thể hiểu được tại sao mọi người lại yêu thích phần đáng chú ý này của thế giới.
Cách vòng Bắc cực khoảng 200 dặm về phía bắc, đó là thành phố Tromso nằm ở phía đông bắc của Na Uy, quê hương của những điều kỳ lạ nhờ vị trí địa lý đặc biệt.
Đặc biệt, chuyến đi vào mùa hè, đầu tháng 7, khách có thể trải nghiệm chiêm ngưỡng ánh mặt trời lúc nửa đêm. Trong vài tháng hè, do vị trí địa lý đặc biệt nên mặt trời ở khu vực này dường như không bao giờ lặn. Trời không bao giờ tối trong các vịnh hẹp hùng vĩ của Na Uy.
Roger Alton, khách du lịch cho biết đoàn bay từ Oslo đến Tromso, nơi ánh sáng tràn ngập các con phố dù đồng hồ đã điểm lúc đêm khuya. Roger Alto nói: “Trên đường trở về khách sạn tôi thấy các quán ăn chật kín người, các con phố chật ních người như giữa ban ngày”.
Video đang HOT
Vịnh hẹp Sunnylvsfjorden và qua thác Seven Sisters
Sáng hôm sau, Roger Alto đi tham quan thành phố và vùng nông thôn lân cận, nơi có nhiều đồng cỏ đầy hoa dại, tử đinh hương và hoa nở rộ.
Việc sống ở nơi trải qua những tháng mặt trời không bao giờ lặn vào mùa hè khiến người địa phương và cả du khách quên mất khái niệm thời gian.
Tromso, mệnh danh là cửa ngõ vào Bắc Cực, nổi tiếng với một số kiến trúc hiện đại nổi bật. Đặc biệt là Nhà thờ Bắc Cực, nơi gây ấn tượng với các hình tam giác bê tông khổng lồ chồng lên nhau và mái nhà trắng cao vút tạo cảm giác như một tảng băng rộng lớn.
Tận mục sở thị nơi ‘ánh mặt trời’ chiếu lúc nửa đêm
Roger Alto cho biết bạn cũng sẽ trông thấy những con tuần lộc, chúng rất quen thuộc với người dân địa phương và không hề sợ hãi khi đối mặt với người.
Để trải nghiệm cảnh đẹp dọc bờ biển, Roger Alto lên thuyền du lịch Viking Jupiter. Họ đi thuyền vào quần đảo Lofoten, trải dài 120 dặm ngoài biển Na Uy.
Một trong những điểm nổi bật là hành trình qua vịnh hẹp Sunnylvsfjorden và qua thác Seven Sisters. Ngôi làng nhỏ Geiranger có dân số chỉ 250 người, nằm ở đầu vịnh Geirangerfjord tuyệt vời, là một di sản của Liên Hợp Quốc.
Ở một bên, thác Seven Sisters cao khoảng 304 mét, đổ xuống sườn núi thành bảy dòng nước chảy xiết. Truyền thuyết kể rằng ngày xưa chỉ có sáu ‘chị em’ nhưng một dân địa phương đã đào thêm một khe nhỏ để tạo ra ‘người thứ bảy’.
Ngôi làng tạo ra "mặt trời" để chống lại bóng tối
Ngôi làng Viganella của Ý trải qua 1/4 năm chìm trong bóng tối đã "xây dựng mặt trời của riêng mình" bằng cách sử dụng một tấm gương lớn.
Một ngôi làng ở Ý trải qua 3 tháng chìm trong bóng tối đã "xây dựng mặt trời của riêng mình" bằng cách sử dụng một tấm gương lớn để phản chiếu ánh sáng xuống phía dưới.
Tiến sĩ Karan Raj đã giải thích cách ngôi làng Viganella trải qua khoảng ba tháng trong bóng tối vì nó nằm ở dưới cùng của một thung lũng dốc và được bao quanh bởi những ngọn núi che khuất ánh sáng trên kênh Tik Tok cá nhân mang tên @ dr.karanr của mình.
Tiến sĩ Karan nói: "Đây là Viganella - một ngôi làng chìm trong bóng tối trong 90 ngày từ tháng 11 đến tháng 2. Nó được bao quanh bởi những ngọn núi và thung lũng dốc cản tia nắng mặt trời".
Ngoài ra, ông còn nói thêm rằng: "Việc thiếu ánh sáng mặt trời đồng nghĩa với việc người dân trong ngôi làng sẽ bị giảm mức độ serotonin - hormone tỉnh táo. Thiếu ánh sáng tự nhiên có thể có tác động tiêu cực đến tâm trạng, giấc ngủ, mức năng lượng và tỷ lệ tội phạm".
Vào năm 2006, ngôi làng đã lắp một tấm gương bằng thép kiên cố dài 8 m x 5 m trên đỉnh một trong những ngọn núi cao nhất trong khu vực.
Tấm thép giờ đây đóng vai trò vô cùng quan trọng như một tấm gương và phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại trung tâm ngôi làng.
Theo BBC, dự án tiêu tốn khoảng 100.000 euro vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Karan cũng giải thích thêm rằng: "Tấm gương phản chiếu ánh sáng trong sáu giờ một ngày, cho phép mọi người hòa nhập với xã hội".
Năm 2008, Thị trưởng thành phố Midali Viganella Pierfranco Midali đã nói: "Ý tưởng đằng sau dự án không có cơ sở khoa học, mà là do con người. Nó xuất phát từ mong muốn giúp mọi người hòa nhập xã hội vào mùa đông, khi ngôi làng phải đóng cửa vì giá lạnh và bóng tối".
Sau khi xem nhưng hình ảnh và clip về tấm gương phản chiếu ánh sáng này, nhiều cư dân mạng đã tỏ ra rất ấn tượng với khả năng điều chỉnh và thích nghi của ngôi làng.
Một người dùng nói, "OK, đây là một thiên tài thực sự". Một người khác lại viết, "Wow - điều này thật tuyệt vời".
Một điều thú vị khác là Viganella không phải là nơi duy nhất tạo ra "mặt trời của riêng mình". Rjukan ở Na Uy cũng đã thiết lập một dự án tương tự vào năm 2013.
Phát hiện nhà vô địch tốc độ trong số tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile. Tiểu hành tinh mới phát hiện quay 1 vòng quanh mặt trời trong 113 ngày trái đất ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPACE.COM Theo trang Space.com ngày 24.8, các nhà thiên văn học...