“Mục sở thị” MIG-21 do Phạm Tuân lái từng bắn rơi B52
Máy bay MIG-21F96 mang số hiệu 5121, từng bắn rơi 5 máy bay Mỹ. Trong số đó có một máy bay B52, do phi công Phạm Tuân bắn rơi vào đêm ngày 27/12/1972. Mới đây, chiếc máy bay này được công nhận là “ bảo vật Quốc gia”.
Clip máy bay MIG-21 do phi công Phạm Tuân lái từng bắn rơi máy bay B52
Bảo vật do phi công Phạm Tuân lái được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Đêm 27/12/1972, Anh hùng Phạm Tuân đã lái MIG-21 xuất kích từ sân bay Yên Bái đến Sơn La phát hiện mục tiêu B52, ông xin phép “đánh”.
Nhanh chóng vượt qua hai tốp F4, phi công Phạm Tuân phóng hai quả tên lửa bắn rơi B52
Video đang HOT
Hệ thống vũ khí trang bị cho MIG-21
Nơi phi công Phạm Tuân ngồi điều khiển máy bay bắn rơi “pháo đài bay” – B52
Xác máy bay địch được trưng bày ấn tượng tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Theo Dantri
Anh hùng Phạm Tuân và giây phút hạ gục 'pháo đài bay'
"21h tôi được lệnh xuất kích, bay lên thì gặp F4 trên đầu nhưng không được bắn, phải vòng qua. Một lúc sau phát hiện B52, tôi bám theo, khi cách 4 km thì phóng hai quả tên lửa", anh hùng Phạm Tuân kể lại lúc bắn rơi B52.
Trung tướng Phạm Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi B52 trong trận Điện Biên Phủ trên không.
Dáng nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng, anh hùng Phạm Tuân (65 tuổi) kể, khoảng 17h ngày 27/12/1972, ông được lệnh bay đến sân bay Yên Bái. 9 ngày kể từ khi Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, không quân chưa hạ được chiếc B52 nào trong khi lực lượng phòng không bắn rơi vài chiếc khiến đội phi công bay đêm cảm thấy rất căng thẳng.
"Mỗi lần tôi xuất kích, tất cả mọi người đều động viên. Anh em bay ngày nói 'mày bắn rơi B52 tao cõng mày đi học', rồi chỉ huy, thợ máy, dẫn đường... dặn cố bắn một chiếc nhé", trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.
Ông cho biết, thực tế không quân bay lên phá đội hình địch, làm tản nhiễu để lực lượng phòng không dưới đất đánh tốt hơn. Nhưng không quân chưa đánh được B52 thì vẫn là cái nợ.
Khoảng 21h, ông được lệnh xuất kích từ sân bay Yên Bái. Khi cất cánh lên gặp rất nhiều máy bay F4, nhưng lệnh là "Cơ động. Vượt qua". Vừa tránh xong tốp đầu ông lại gặp tiếp F4, song lệnh ở dưới vẫn là tránh nó mà đi. Sau đó Sở chỉ huy thông báo B52 cách 200 km, 150 km rồi 100 km.
MIG 21 cứ một phút bay được 40-50 km nên chỉ vài phút Phạm Tuân tiếp cận mục tiêu. Đến độ cao khoảng 6 km ông xin phép ném thùng dầu phụ và bay lên cao. Đang vòng thì phát hiện tốp B52, ông thông báo cho mặt đất thì nhận được phản hồi từ Sở chỉ huy: "Phía trước 10 cây".
MIG21 do phi công Phạm Tuân lái vừa được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Bá Đô.
"Lúc bám theo mục tiêu, tôi rất căng thẳng vì sợ B52 tắt đèn chạy mất. B52 có vận tốc 900 km/h, chậm một phút thì nó đã bay được 15 km, mình sẽ không đuổi được", ông Tuân kể. Trước đó, một số phi công khi đuổi theo B52, mồ hơi rơi xuống, lấy tay quệt, đến lúc mở mắt ra thì mục tiêu cũng mất luôn.
Số hiệu của phi công Phạm Tuân lúc đó là 361, ba sở chỉ huy chính ở Hà Nội, Thọ Xuân, Mộc Châu và một đài phụ trợ ở Yên Phong thay nhau nhắc nhở "361, mục tiêu ở đằng trước mấy cây". Ông Trần Hanh (Phó tư lệnh Binh chủng Không quân) phải nhắc các sở chỉ huy dừng liên lạc để Sở chỉ huy Quân chủng dẫn đường. Lúc đó Phạm Tuân cách máy bay địch khoảng 8-9 km.
Lần đầu tiên phi công tiếp cận B52 trong điều kiện như vậy nên sở chỉ huy nhắc nhở liên tục: bật tên lửa ở vị trí hai quả, mở nút phóng tên lửa quan sát... Phạm Tuân phải trấn an: "Các anh cứ yên trí, tôi nhất quyết bắn rơi máy bay B52".
"Ở dưới hô '4 cây', anh Hanh lệnh '361 bắn, thoát ly bên trái'. Tôi thấy nó còn ở xa, đèn chưa rõ lắm nên bảo chờ tý. Khẩu lệnh thứ hai, anh Hanh hạ lệnh 'Bắn, thoát ly ngay bên trái'. Tôi lại bảo chờ tý. Đến khẩu lệnh thứ ba 'Bắn. Thoát ly ngay', tôi mới kéo máy bay lên, chỉnh điểm ngắm, thấy tín hiệu tên lửa tốt, tôi phóng hai quả", ông Tuân kể.
Quả tên lửa thứ nhất bay vút đi, quả thứ hai theo sau tạo thành một đường sáng rực. Phi công Phạm Tuân kéo máy bay lên và lật ngửa thì nhìn thấy chiếc B52 nổ. "80% là may mắn. May mắn ở đây là hợp thời cơ, nghĩa là thời cơ có và ta chớp được", ông Tuân nói.
Anh hùng Phạm Tuân nhận định, B52 không ghê gớm như Mỹ tuyên truyền, nếu bay ngày thì chúng ta dễ dàng tiêu diệt. Ảnh: Hoàng Thùy.
Ông cho rằng, bản lĩnh của một con người gồm hai yếu tố: có ý chí và biết phát hiện ra quy luật, hành động theo quy luật ấy. Nếu cứ xông lên mà không khôn khéo thì sẽ bị máy bay địch bắn rơi, nhưng có cách đánh mà không có cái tâm, sợ nó thì cũng không đánh được. Ý chí và cách đánh đi với nhau mới tạo nên bản lĩnh.
Là máy bay ném bom chiến lược tầm xa, B52 có cự ly bay hàng chục ngàn kilomet, mang 30 tấn bom, xen kẽ bom tấn, bom tạ, bom bi. Một tốp 3 chiếc B52 có thể san bằng diện tích 2 km2. Nó dùng bom tấn phá hầm ngầm, bom tạ phá hầm trú ẩn, bom bi sát thương người khi không còn chỗ trú.
Trung tướng Tuân phân tích, B52 bay ở độ cao khoảng 10 km, tốc độ là 900 km/h, trong khi máy bay chiến đấu của Việt Nam khi đó có thể bay với độ cao 20 km, tốc độ 2.200 km/h. Nếu B52 bay ban ngày, phi công phát hiện bằng mắt thường thì bằng hai quả tên lửa là có thể bắn rơi. Chính vì thế B52 thường chọn bay đêm, có nhiều máy bay yểm trợ, khả năng gây nhiễu mạnh làm cho radar khó phát hiện.
"Không quân hiện có máy bay có Su27, Su30 một lúc có thể bắn nhiều mục tiêu chứ không như MIG 21 ngày xưa, ta cũng có tên lửa S300 có thể bắn được 300 cây số... Nghĩa là tiềm lực quốc phòng của ta đã nâng lên, ngày càng hiện đại", nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân cho hay.
Theo VNE
Mig21 do Phạm Tuân lái trở thành 'bảo vật quốc gia' Máy bay Mig 21 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển bắn hạ B52 năm 1972 và xe tăng T54B tham gia tấn công dinh Độc lập vừa được công nhận là "bảo vật Quốc gia". Hai bảo vật này đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Máy bay MiG-21...