Mục sở thị con cá cảnh sống lâu nhất thế giới
Con cá phổi Australia nặng 18 kg có tên là Methuselah hiện là cá sống lâu nhất thế giới trong môi trường nuôi nhốt khi đã 90 tuổi.
Con cá phổi Australia dài 1,2 mét hiện đang sống trong một bể cá tại Thuỷ cung Thủy cung Steinhart, Viện khoa học California ở San Francisco, Mỹ là cá cảnh sống lâu nhất thế giới.
Tận mục sở thị con cá cảnh sống lâu nhất thế giới
Theo các chuyên gia, con cá Methuselah đã 90 tuổi và nặng 18 kg và không ăn thịt.
Tên của con cá có nguồn gốc từ Methuselah trong Kinh thánh, là ông nội của Noah và là người sống rất thọ, ông sống đến 969 tuổi.
Các nhà sinh vật học đã nghiên cứu nó trong nhiều năm, Methuselah không có những người bạn đồng trang lứa vì nó đã ở cái tuổi hiếm có loài cá nào sống thọ đến vậy.
Trước đó, một con cá phổi Australia sống ở Thuỷ cung Shedd là con cá thọ nhất, qua đời vào năm 2017 khi đã 95 tuổi.
Cá phổi Australia là liên kết tiến hóa giữa cá và động vật lưỡng cư vì chúng là một loài nguyên thủy có phổi và mang.
Nó hiện là loài bị đe dọa tuyệt chủng và Australia không còn cho phép đưa loài cá này ra nước ngoài. Vậy nên, các nhà sinh vật học tại Viện Khoa học California, Mỹ cho biết họ sẽ khó có thể tìm được con vật thay thế nếu Methuselah bị chết.
Các nhà sinh vật học tại Viện khoa học California không chắc chắn về giới tính của Methuselah, nhưng họ tin rằng đó là một con cái. Theo các chuyên gia để xác định chính xác giới tính của nó, cần phải thực hiện một cuộc rút máu đầy rủi ro.
Các nhà khoa học lên kế hoạch gửi một phần vây nhỏ của Methuselah cho viện nghiên cứu ở Australia với hi vọng họ sẽ xác nhận được giới tính và tuổi chính xác.
Allan Jan, nhà sinh vật học cấp cao tại Viện khoa học California cho biết Methuselah có tính cách dịu dàng và thích được xoa bụng và lưng.
“Tôi nói với các tình nguyện viên của mình rằng hãy giả vờ như nó là một con chó con ở dưới nước, rất êm dịu, nhẹ nhàng. Tất nhiên, nếu nó bị hoảng sợ, nó sẽ có chuyển trạng thái đột ngột. Nhưng phần lớn thời gian sinh sống nó khá bình tĩnh”, Allan Jan nói.
Về thói quen ăn uống, nó chỉ thích ăn sung tươi và không ăn sung đông lạnh. Charles Delbeek, người phụ trách Thủy cung Steinhart tiết lộ rằng một số trái cây, thức ăn khác như dâu đen hữu cơ, nho, ngao, tôm và giun đất được đưa vào chế độ ăn hàng ngày của cá. Không ăn thịt có thể là một trong những nguyên nhân giúp tuổi thọ của Methuselah kéo dài.
Nhện mang màu sắc rực rỡ quyến rũ bạn tình nhưng bản thân bị mù màu
Nghiên cứu đáng ngạc nhiên cho thấy loài nhện rực rỡ có chân màu đỏ tươi, cơ thể nhiều màu nhưng bản thân nó bị mù màu.
Trông có vẻ giống như các quái vật trong phim kinh dị, nhưng thật ra đây là những con nhện nhảy, loài sinh vật bé nhỏ bề ngang chỉ có 6 mm.
Với đôi mắt sáng và đôi chân màu đỏ tươi, những con đực của loài nhện nhảy rực rỡ có vẻ khá hấp dẫn đối với bạn tình tương lai.
Nhưng mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy màu đỏ sặc sỡ tô điểm trên cơ thể nhện nhưng bản thân loài nhện lại không thể.
Saitis barbipes là một loài nhện nhảy phổ biến được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Phi. Loài nhện này nổi bật với mắt sáng, chân màu đỏ tươi nhưng thực chất là bị mù màu.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Cincinnati và Đại học Hamburg đã phát hiện ra rằng những con nhện thiếu cơ quan thụ cảm ánh sáng màu đỏ trong mắt.
Chúng có đặc điểm là kích thước nhỏ, đôi mắt to và khả năng nhảy phi thường. Điều nổi bật hơn cả là nhiều điểm màu sắc rực rỡ và bản chất tò mò, rình rập.
Nhện nhảy tuy mù màu nhưng có tầm nhìn tuyệt vời, có thể theo dõi, rình rập và tính toán khoảng cách cụ thể trước khi bất ngờ lao vào con mồi bằng cách đẩy mạnh hai chân sau to khỏe của chúng.
Nhện nhảy là họ nhện lớn nhất với tổng số hơn 5.800 loài đã được mô tả. David Outomuro, một nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh cho biết: "Chúng tôi tin rằng loài nhện này sử dụng màu sắc để giao tiếp. Nhưng hệ thống thị giác của chúng khó có thể nhìn thấy loạt màu sắc đó".
Các nhà sinh vật học đã thu thập nhện ở Slovenia để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Đức. Họ sử dụng kính hiển vi để xác định các tế bào cảm quang nhạy cảm với bước sóng, màu sắc ánh sáng khác nhau. Màu đỏ rất sặc sỡ đối với loài nhện này dường như không khác gì những mảng màu đen.
Động vật sử dụng màu sắc theo nhiều cách khác nhau ví dụ như để ngụy trang, cảnh báo độc tính của chúng với kẻ săn mồi, thể hiện với bạn tình. Nhưng những con cái hoàn toàn không có màu đỏ.
Theo các chuyên gia, màu đỏ đóng vai trò đáng kể giúp con đực thu hút bạn đời. Ngoài ra sự kết hợp giữa màu đỏ và màu đen cũng giúp cải thiện khả năng ngụy trang phòng thủ.
Đối với những kẻ săn mồi, ở khoảng cách quan sát tự nhiên, các mảng màu đỏ và đen của nhện dễ trở nên mờ ảo, lẫn vào nhau trở thành màu nâu. Điều này giúp nhện hòa hợp với môi trường sống trên lá của nó, tốt hơn nhiều so với cơ thể chỉ một màu đen tuyền.
Phát hiện biệt tài khó tin của cá vàng Cá vàng có trí nhớ kém nhưng thật bất ngờ rằng loài cá nước ngọt thường được nuôi làm cảnh này có thể có khả năng... lái xe. Các nhà khoa học phát hiện rằng cá vàng có thể "lái" một xe robot tiến đến mục tiêu trên cạn. Ảnh: Đại học Ben-Gurion Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa...