Mục sở thị bảo tàng phơi bày địa ngục IS
Bên dưới trụ sở Tình báo Quân đội Iraq, cuối hành lang trải thảm, là cánh cửa dẫn tới một bảo tàng phơi bày các góc khuất của IS.
Bảo tàng này được thành lập không nhằm mục đích kỷ niệm chương đen tối nhất trong lịch sử Iraq hiện đại, mà giống như một lời cảnh báo về mức độ nguy hiểm của những kẻ ôm mộng thành lập cái gọi là “ nhà nước Hồi giáo” ở Iraq và Syria.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã xóa sạch lịch sử tại nhiều vùng đất mà chúng chiếm đóng ở Iraq bằng việc phá hủy mọi dấu vết của văn hóa phi Hồi giáo, cho nổ tung các tòa nhà cổ kính và những di chỉ khảo cổ có từ hàng nghìn năm trước.
Hình nộm các tay súng IS được trưng bày tại bảo tàng nằm bên dưới trụ sở Cơ quan Tình báo Quân đội Iraq ở thủ đô Baghdad. Ảnh: CNN.
IS đã ghi lại những hành động tàn bạo của chúng và đăng trên Internet nhằm hăm dọa thế giới và đảm bảo sự phục tùng của người dân tại những khu vực chúng chiếm giữ.
Khu vực kiểm soát của IS từng rất rộng lớn, tương đương diện tích nước Anh với 12 triệu người sinh sống. Những thứ được trưng bày trong bảo tàng ở Iraq chỉ là phần rất nhỏ bé trong nỗi kinh hoàng mang tên IS.
Những cuốn sách toán tiểu học của IS dạy đếm bằng súng AK-47. Lượng giác được giải thích bằng cảnh một xạ thủ tính toán khoảng cách tới nạn nhân của mình. Thời gian trôi qua, tư tưởng của những đứa trẻ ngày càng bị cực đoan hóa với những ý niệm bạo lực. Theo giới quan sát, IS thực sự bị ám ảnh với việc trẻ con phải nhất mực tuân thủ các quy tắc mà chúng tạo ra.
IS tự phát hành đồng tiền riêng, lưu hành biển số xe riêng và còn có kế hoạch cấp hộ chiếu riêng. Các “công dân” IS chắc chắn không thể xuất ngoại bằng hộ chiếu này nhưng chúng cho thấy mức độ nghiêm túc của phiến quân trong tự tuyên bố nhà nước.
Đó là một nhà nước xây nên từ nỗi sợ hãi, máu và nô lệ tình dục. Tại khu vực triển lãm mang tên “Sexual Jihad”, có một thời gian biểu cho các tay súng trẻ tuổi muốn quan hệ tình dục với một phụ nữ. Họ có thể là nô lệ tình dục hoặc một phụ nữ “tận tụy” muốn hiến dâng cho IS.
Bộ sưu tập các bằng chứng và hiện vật tại bảo tàng được Tình báo Quân đội Iraq ở Baghdad tập hợp lại nhằm cung cấp thêm kiến thức về IS cũng như hiểu rõ hơn về tâm lý tội phạm của chúng.
Video đang HOT
IS kêu gọi các chiến binh qua Internet và bằng những video đăng trên mạng xã hội. Với cách này, chúng đã tuyển mộ được không ít chiến binh nước ngoài, lặn lội hàng nghìn km tới Iraq và Syria để gia nhập tổ chức.
Nhiều người gia nhập IS là những đàn ông và phụ nữ Hồi giáo trẻ bị vỡ mộng, khao khát tôn giáo của họ được thấu hiểu và chấp nhận tại đất nước quê hương, nơi họ luôn cảm thấy lạc lõng. Các thanh niên trẻ bị dụ dỗ tới Trung Đông bằng những lời chào mời khó tin như sự đảm bảo quyền thực hành tôn giáo tuyệt đối, giấy phép cho bạo lực không giới hạn và thu nhập ổn định.
Hồ sơ về các chiến binh IS nước ngoài đã bị bắt cho thấy họ thực tế chỉ có những hiểu biết “thô sơ” về đạo Hồi, không phải những người quá cuồng tín. Tuy nhiên, các hình ảnh và video trong bảo tàng lại cho thấy họ có quyền tự do thực hiện các tội ác khủng khiếp, giết người và hãm hiếp, chỉ cần nhân danh tôn giáo.
Theo giới chức tình báo, các tài liệu còn hé lộ số tiền khổng lồ mà IS thu được nhờ bán dầu lậu và những kho báu khảo cổ cũng như đánh thuế người dân sống tại nơi chúng kiểm soát.
Một biểu ngữ đặt bên trong bảo tàng ghi dòng chữ “Đừng bao giờ quên tội ác băng đảng và khủng bố của IS”. Nó là lời nhắc nhở tới tất cả mọi người, đặc biệt là người dân Iraq về những gì mà sự cuồng tín tôn giáo có thể gây ra với một quốc gia.
Theo Vũ Hoàng (VNE)
Chuyến đi cuối cùng của máy bay siêu thanh Concorde
Máy bay siêu thanh huyền thoại Concorde đã được một nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp trong chuyến đi cuối cùng.
Ngày 26/11/2003, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Lewis Whyld chụp bức ảnh này trong chuyến bay cuối cùng của máy bay siêu thanh Concorde khi bay cầu treo Clifton ở Bristol, miền tây nước Anh. Bức ảnh đã trở thành vật chứng về thời kỳ hoàng kim của máy bay siêu tốc độ này. CNN cho rằng đây có thể là bức ảnh hàng không "tuyệt vời nhất" từ trước đến nay.
Bức ảnh được Whyld chụp trong lần đầu tiên chụp ảnh trên không. Anh ở trên máy bay cùng với người bạn của mình, người huấn luyện bay vào thời điểm đó. "Chúng tôi đã ở trong một chiếc trực thăng, điều đó gây khó khăn cho việc chụp ảnh. Việc sắp xếp mọi thứ trong không gian ba chiều là một thách thức. Cơ hội máy bay bay qua cây cầu ở chính xác góc mà tôi cần khá mong manh, chưa kể nó di chuyển rất nhanh. Bạn có thể chụp rất nhiều bức ảnh rồi lựa chọn một vài tấm đẹp trong số chúng, thì tôi chỉ có thể nháy một lần và duy nhất", anh kể.
Lúc bấy giờ, nhiếp ảnh gia đang ở độ cao hơn 900 m, hứng chịu cái lạnh cóng người và những cơn gió từ cánh quạt phát ra. "Tôi không cảm nhận được ngón tay, ngón chân và khuôn mặt của mình. Tôi kinh hoàng về sự mới mẻ khi ở trong một chiếc trực thăng lần thứ 2 trong đời, tôi sợ làm hỏng việc", Whyld nói. Ảnh: CNN.
"Chiếc máy bay sáng chói dưới ánh sáng mặt trời, nổi bật trên nền tối của tán lá và dòng sông, có độ tương phản rất lớn. Rất dễ để Concorde vụt qua góc hình đẹp ấy và chỉ còn lại một hình tam giác màu trắng lòe nhòe. Có rất nhiều trở ngại, và tôi đã chỉnh chiếc máy ảnh của mình 10 lần trước khi máy bay xuất hiện. Sau chuyến bay, chúng tôi đáp xuống sân bay Filton, và Concorde cũng đã hạ cánh ở đó. Tôi chụp những bức ảnh khác khi nó đi vào nhà chứa máy bay. Sau đó, tôi bắt đầu chỉnh sửa hình ảnh của mình để gửi chúng trở lại văn phòng".
"Trong 15 năm kể từ năm 2003, tôi đã chụp được những bức ảnh đáng nhớ khác, nhưng tôi luôn nhớ về chiếc máy bay siêu thanh này, đó là một kỷ niệm khó quên. Sự kiện đáng nhớ của huyền thoại Concorde đã là bàn đạp cho tương lai của tôi. Mọi người đã biết đến bức ảnh của tôi và mời tôi làm việc. Concorde là bệ phóng cho sự nghiệp của tôi".
Đã nghỉ hưu, những chiếc Concorde giờ nằm trong các bảo tàng hàng không.
Không gian chật hẹp bên trong máy bay Concorde với 100 ghế. Có rất ít sự khác biệt giữa khoang hạng nhất và phổ thông.
Cửa sổ của Concorde nhỏ hơn nhiều so với cửa sổ trên máy bay chở khách thông thường. Chúng cần phải chịu được nhiệt độ lên tới 117 độ C khi chiếc Concorde bay với tốc độ siêu thanh.
Nhà vệ sinh cũng khá nhỏ. Ảnh: CNN.
Mặc dù có những hạn chế về không gian, trên cabin máy bay Concorde vẫn có chỗ cho một tủ quần áo cho hành khách. Ảnh: CNN.
Một chuyến đi khứ hồi London (Anh) - New York (Mỹ) trên máy bay Concorde có thể tốn khoảng 10.000 USD. Ảnh: CNN.
Bữa trưa của hành khách trên máy bay siêu thanh. Ảnh: CNN.
Concorde là máy bay chở khách đầu tiên và duy nhất có động cơ phản lực và động cơ đốt sau.
Một số hành khách trên chuyến bay cuối cùng của Concorde vào năm 2003 đã ký tên của họ trên cửa bên trong của máy bay. "Không quan trọng bạn nổi tiếng đến mức nào, ngôi sao là máy bay", một người nổi tiếng nói.
Theo news.zing.vn
Vụ trộm táo tợn tại bảo tàng cổ nhất châu Âu ở Đức Một bảo tàng quốc gia ở Đức - sở hữu một trong những bộ sưu tập cổ vật quý có từ thời Baroque lớn nhất châu Âu - đã bị trộm đột nhập và đánh cắp số hiện vật ước tính trị giá hàng tỷ euro. Cảnh sát Đức ngày 25/11 cho biết bảo tàng Green Vault tại Cung điện Hoàng gia ở...