Mục sở thị 6 ngôi nhà “xanh” ấn tượng trên thế giới
Với lối kiến trúc khá “độc”, tận dụng tối đa năng lượng từ tự nhiên, những ngôi nhà dưới đây được đánh giá là đi tiên phong trong xu hướng thiết kế bền vững và thân thiện môi trường.
Casa Nirau chỉ tốn vài số điện một tháng/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Casa Nirau là một ngôi nhà 2 tầng được cải tạo lại ở Mexico. Diện tích của nó đã giảm từ 255 m2 xuống còn 180 m2, do đó các không gian trong nhà được phân chia lại.
Ngôi nhà tiết kiệm năng lượng này chỉ tốn hết vài số điện một tháng, lượng khí đốt để sưởi ấm cũng không đáng kể.
Ngoài ra, nó cũng sử dụng một hệ thống thu gom nước mưa có bộ lọc để chuyển đổi nước thu thập từ mái nhà và sân thượng thành nước uống được.
Fall House hướng ra biển, gần gũi với thiên nhiên/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Fall House là căn nhà 3 phòng ngủ nằm trên bờ biển phía nam California (Mỹ) có mặt trước tiếp xúc vào vùng đất dốc. Mặt kính thủy tinh cung cấp tầm nhìn tối đa ra biển và thiên nhiên xung quanh cũng như ánh sáng ban ngày và giảm lượng nhiệt từ mặt trời.
Hệ thống sưởi ấm bằng tia hyđro được sử dụng để duy trì việc cấp nhiệt cho toàn bộ ngôi nhà. Sự bố trí đó cũng thúc đẩy việc thông gió – một phương pháp tiết kiệm năng lượng để cải thiện khí hậu trong nhà.
Slip House ấn tượng với những tấm thủy tinh mờ/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Video đang HOT
Slip House là ngôi nhà rộng 200 m2 ở phía Bắc London (Anh). Ngôi nhà bao gồm ba khối hộp xếp chồng lên nhau, hơi lệch nhau và tất cả đều được trang trí bằng những tấm thủy tinh mờ.
Nó được trang bị máy bơm nhiệt hỗ trợ bằng năng lượng mặt trời để điều chỉnh nhiệt trong nhà, thông gió cơ học, các tấm quang năng (chuyển ánh sáng thành điện năng) và hệ thống thu nước mưa.
Caruth Boulevard Residence/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Caruth Boulevard Residence – Khu nhà này ở Dallas, Texas (Mỹ). Thiết kế trang nhã của nó là sự kết hợp giữa nhà ở sang trọng và bền vững. Ngôi nhà được xây dựng hài hòa với những cây to đã có sẵn.
Những đường kẻ ngang đẹp mắt trên khắp mặt tiền giúp làm nổi bật những cây xung quanh. Ngôi nhà được trang bị các tấm quang năng và sử dụng nhiều vật liệu tái chế.
Edgeland House lấy cảm hứng từ những căn nhà của thổ dân Mỹ/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Edgeland House nằm trên một khu đất được khai hoang ở Austin, Texas (Mỹ). Thiết kế của nó được lấy cảm hứng từ những căn nhà của thổ dân Mỹ. Ngôi nhà bao gồm hai cánh mái xanh che đi ánh nắng mặt trời. Một sân thẳng giữa hai cánh mái, cho phép luồng thông khí.
Ngôi nhà được thiết kế để có thể tác động ít nhất đến cảnh quan và môi trường. Thiết kế những mái nhà xanh nghiêng như gợi nhớ đến những động vật hoang dã trên mảnh đất hoang vu.
EB Pilot House có các tấm pin mặt trời che phủ trên mái nhà dốc/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
EB Pilot House – ngôi nhà này ở Larvik (Na Uy) có tổng diện tích 220m2. Nó có đặc điểm nghiêng về phía đông nam, với tấm pin mặt trời che phủ mái nhà dốc. Ngôi nhà có giếng năng lượng ngầm để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của người sử dụng.
Hình dạng và vị trí của tấm kính được điều chỉnh để đạt được lượng nhiệt cần thiết và làm mát. Ngoài ra, nội thất được lựa chọn cẩn thận để nâng cao chất lượng không khí trong nhà.
Tòa nhà kim cương siêu tiết kiệm năng lượng ở Malaysia
Tòa nhà là trụ sở của Hội đồng năng lượng Malaysia, đã giành giải nhất trong cuộc thi tiết kiệm năng lượng Đông Nam Á cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.
Kiến trúc xanh bền vững đang là xu hướng thiết kế được đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra những tiêu chí để chấm điểm các công trình xanh như chứng chỉ BREEAM của Anh, LEED của Mỹ, GreenMark của Singapore hay GBI của Malaysia... Những công trình muốn đạt được chứng chỉ bền vững đều phải đạt được những tiêu chí khắt khe do hội đồng thẩm định đặt ra.
Tòa nhà Diamond Building ở Malaysia (Ảnh: High Performing Buildings).
Diamond Building hay còn gọi là tòa nhà kim cương hoặc tòa nhà kim tự tháp ngược ở Malaysia là một trong những công trình hiếm hoi đạt được cùng lúc nhiều chứng chỉ danh giá thế giới, bao gồm chứng chỉ Bạch kim Green Mark của Singapore và chứng chỉ Bạch kim GBI của Malaysia.
Công trình này cũng giành hai giải thưởng CIDB và MCIEA năm 2010 bao gồm: giải thưởng nhà thầu G7 và giải thưởng đặt biệt về tính sáng tạo. Đặc biệt, công trình đã giành giải nhất trong cuộc thi tiết kiệm năng lượng Đông Nam Á năm 2012 và đã đứng nhì cuộc thi giải thưởng công nghệ ASHRAE ( Mỹ) năm 2013.
Diamond Building được thiết kế bởi công ty kiến trúc NR Architect của Kuala Lumpur, do tiến sĩ - kiến trúc sư người Thái Lan Dr. Soontorn Boonyatikam chịu trách nhiệm chủ nhiệm dự án. Tòa nhà là trụ sở của Hội đồng năng lượng Malaysia (EC) đặt tại thành phố Putrajaya.
Diamond Building giành được nhiều giải thưởng danh giá (Ảnh: Inhabitat).
Công trình được thiết kế theo hình kim tự tháp ngược, giúp tập trung nhiều không gian hơn trên phần mái, cho phép đặt nhiều hơn những tấm pin năng lượng mặt trời. Đồng thời, phần đáy của tòa nhà có diện tích ít hơn đem lại nhiều không gian hơn cho cây xanh. Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà cung cấp khoảng 10% điện năng cho toàn bộ tòa nhà.
Hệ thống chiếu sáng của công trình này tiết kiệm đến 80% so với các văn phòng thông thường. Một nửa hiệu quả đó bắt nguồn từ việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, nửa còn lại là nhờ các thiết bị hiệu quả năng lượng. Trung tâm của tòa nhà là một giếng trời lớn có thể tiếp nhận và điều chỉnh ánh sáng ban ngày bằng cách sử dụng hệ thống rèm cuốn tự động linh hoạt theo cường độ cũng như góc của ánh sáng mặt trời. Công trình còn có khoảng thông tầng tương đối lớn giúp thông gió và lấy sáng tự nhiên.
Khác với các tòa nhà văn phòng thông thường tiêu tốn rất nhiều năng lượng để thông gió cho bãi đậu xe tầng hầm, tầng hầm Diamond Building có sân trong giúp thúc đẩy thông gió tự nhiên. Thiết bị tiết kiệm năng lượng được lắp đặt bãi đỗ xe, hệ thống thông gió chỉ được kích hoạt khi bộ phận cảm ứng nhận biết lượng CO vượt quá giới hạn cho phép.
Đối với năng lượng cho điều hòa không khí, Diamond Building được lắp đặt hệ thống điều hòa Radian Cooling và ứng dụng công nghệ làm lạnh Floor Slab Cooling (FSC). Công nghệ làm lạnh này có tác dụng như một thiết bị lưu trữ nhiệt. Vào ban đêm, các ống nhiệt nhựa PERT 22 mm được đưa vào trong các tấm sàn bê tông để làm lạnh các tấm sàn với nước lạnh từ 18 đến 20C.
Hệ thống pin mặt trời trên mái nhà (Ảnh: Energy Commission).
Ban ngày, sàn nhà sẽ tỏa nhiệt để làm mát cho người sử dụng cũng như thiết bị máy móc. Do bê tông có khả năng giữ nhiệt cao nên việc lắp đặt trực tiếp vào các tấm bê tông này giúp mang lại hiệu quả làm mát khá lớn. Hệ thống làm mát trên còn có ưu điểm là giảm được tiếng ồn từ các ống dẫn.
Tòa nhà còn được lắp đặt hệ thống thu hoạch nước mưa được sử dụng cho việc nước cây xanh và thiết bị xả toilet. Nước thải cũng được tái sử dụng, thu gom, xử lý và dẫn tới một bể chứa để tiếp tục sử dụng trong việc tưới cây. Cộng thêm việc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước, toàn bộ hệ thống giúp tiết kiệm khoảng 70 đến 80% lượng nước sử dụng.
Vì là tòa nhà văn phòng, bên trong Diamond Building có rất nhiều máy tính. Ban quản lý đã cam kết chỉ mua các sản phẩm thiết bị CNTT được dán nhãn Energy Star (hoặc tương đương) giúp tiết kiệm năng lượng. Khi không sử dụng, thang máy cũng được tắt đèn và quạt. Nhân viên luôn được khuyến khích đi thang bộ để giảm tải điện.
Tòa nhà được thiết kế tối ưu năng lượng nhiều nhất có thể (Ảnh: ESCI KSP).
Cỏ (zoysiamatrella) được trồng bao phủ 17% mái nhà. Các thảm cỏ giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm nước mưa chảy tràn, tạo ra lớp cách nhiệt bổ sung và tạo được tính thẩm mỹ trên đỉnh mái.
Có thể nói, Diamond Building là một trong những biểu tượng công trình xanh toàn cầu. Những tòa nhà thân thiện với môi trường như thế này sẽ chung tay góp phần hạn chế biến đổi khí hậu đem lại một cuộc sống xanh đúng nghĩa.
Nhà như "ốc đảo" không lo tiền điện tăng vọt nhờ thiết kế thông minh Chủ nhân của căn nhà là một kiến trúc sư đã biết kết hợp các yếu tố thiết kế độc đáo để tiết kiệm được tiền điện hàng tháng và tận dụng tốt nguồn năng lượng mặt trời. Ngôi nhà mang tên The Muse ở Anh không quá sặc sỡ, sở hữu kiến trúc lạ, nhưng lại có thể tiết kiệm năng lượng...