Mức phí 2 triệu đồng, tại sao Thu Uyên không giám định ADN?
Theo mức giá mà Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền đưa ra, trường hợp anh Thành tìm mẹ Út nếu giám định ADN vào năm 2008 sẽ mất chừng 2 – 5 triệu đồng.
Điều đó làm nhiều người thắc mắc tại sao một chương trình lớn như “Như chưa hề có cuộc chia ly” (NCHCCCL) lại không cho tiến hành trước khi tổ chức phát sóng chương trình.
Liên quan đến vụ lùm xùm giữa việc luật sư Trần Đình Triển – Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân tố nhà báo Thu Uyên và những người làm chương trình NCHCCCL không trung thực và đã dàn dựng lên những mối quan hệ mẹ-con, cha-con không có thật, còn phía nhà báo Thu Uyên lại khẳng định không bao giờ lừa dối khán giả của chương trình, mới đây, nhiều người lại thắc mắc rằng, nếu chưa chắc chắn 100% thì tại sao chương trình NCHCCCL lại không cho tiến hành xét nghiệm AND trước khi phát sóng?
Luật sư Triển: “Tôi không giả mạo nhân viên Viettel”
Trong bài phản hồi “Như chưa hề có cuộc chia ly không bao giờ lừa dối khán giả và những người bị chia ly” đăng trên trang web chính thức của chương trình, ông Đỗ Minh Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng – Đơn vị phối hợp sản xuất chương trình với VTV đã khẳng định rằng: “Vào lúc 09h50 sáng ngày 21/11/2013, anh Thành nhận được 1 cuộc điện thoại từ số thuê bao 0914449999 (còn lưu trong máy). Một giọng nam tiếng Bắc xưng là người của VIETTEL hỏi thông tin để “báo cáo tổng kết Chương trình”. Người này hỏi anh Thành đã được đoàn tụ trong số mấy, tháng nào, năm nào. Anh Thành trả lời: Số 3, tháng 2/2009.
Theo xác minh của chúng tôi, số điện thoại 0914449999 là số do Văn phòng Luật sư Vì Dân, địa chỉ 28 ngõ 81 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội. Theo văn bản chính thức của Văn phòng này, tại http://luatvidan.vn/index.php?f=news&do=detail&id=549 , số điện thoại trên được LS Trần Đình Triển sử dụng.
Thế có nghĩa là, trước khi tung bài trên facebook cá nhân (vào ngày 22/11/2013), ông Triển đã thăm dò và nắm rõ thời điểm anh Thành gặp bà Nguyệt diễn ra 3năm 3 tháng trước khi có xét nghiệm ADN. Như vậy, có thể kết luận, LS Trần Đình Triển đã cố tình vu khống nhà báo Thu Uyên và Chương trình NCHCCCL.”
LS Triển xác nhận có gọi điện cho anh Thành nhưng không mạo danh ai cả.
Trước lời cáo buộc ấy, luật sư Triển lại khẳng định rằng: “Đúng là tôi có gọi cho anh Thành, nhưng tôi giới thiệu rõ ‘Anh là luật sư Triển ở Hà Nội’ chứ tôi không mạo danh ai cả”.
“Hơn nữa, trông clip Ý kiến của anh Thành, anh Thành cũng chỉ nói là “không nghe rõ lắm vì lúc đó đang chạy xe ngoài đường. Hình như là người của Viettel”, vậy mà ông Hoàng lại dám khẳng định tôi mạo danh người của Viettel, như vậy là vu khống, tôi yêu cầu đưa đoạn băng ghi âm cuộc điện thoại giữa tôi và anh Thành ra để đối chứng” – luật sư Triển cho hay.
Giám định AND cho mẹ con anh Thành có khó?
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của phóng viên Đời sống và pháp luật, vào thời điểm năm 2008 và trước đó, có ít nhất 3 nơi đủ khả năng để xét nghiệm ADN đó là: Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an; Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền và Viện Công nghệ sinh học Việt Nam.
Lệ phí xác định huyết thống của Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ Di truyền năm 2008.
Việc xét nghiệm ADN ở các nơi hầu như có quy trình rất đơn giản, thuận tiện. Được biết, phí giám định ở Viện Khoa học Hình sự vào thời điểm năm 2008 khoảng từ 5 – 7 triệu đồng cho 2 mẫu mẹ (hoặc bố) và con trong thời gian giám định là 1 tuần đến 10 ngày”.
Trên website của Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền tại địa chỉ http://phantichadn.vn/ có đăng bảng phí xác định huyết thống. Theo đó, phí xét nghiệm huyết thống trực hệ đối với 2 mẫu bố-con, mẹ-con nếu lấy trong vòng 5 ngày thì có giá 4 triệu đồng, nếu lấy trong vòng 3 ngày thì có giá 5 triệu đồng, 2 ngày là 6 triệu đồng, và nếu lấy nhanh nhất trong vòng 4 giờ sẽ là 10 triệu đồng. Thời gian xét nghiệm càng rút ngắn thì số tiền tăng lên tương ứng.
Lệ phí xác định huyết thống của Trung tâm ADN và Công nghệ Di truyền
Như vậy, đối với trường hợp anh Nguyễn Hữu Thành tìm mẹ Lê Thị Út nếu giám định ADN vào năm 2008 là điều hoàn toàn có thể làm được.
Trước thông tin ấy, nhiều người thắc mắc rằng nếu chưa chắc chắn được 100% về mối quan hệ mẹ con anh Thành, thì tại sao chương trình NCHCCCL lại không cho tiến hành xác định lại AND mà đã vội vàng cho phát sóng chương trình? Và ý kiến mà ông Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng đưa ra, rằng “Vào đầu năm 2008, NCHCCCL vừa hoạt động được vài tháng, chưa hề có sự hợp tác giúp đỡ từ Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền (TT ADN), nên chúng tôi tin vào sự trùng hợp hiếm có giữa hoàn cảnh của anh Thành với người mẹ du kích” có lẽ vẫn chưa thực sự thuyết phục được dư luận.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Vạch trần chiêu "làm tiền" của những "nhà ngoại cảm" tự phong
Khi trò chuyện với cô, tôi thắc mắc những người nhà liệt sỹ tìm thấy xương cốt có tiến hành giám định ADN không? Cô trả lời: "Nhiều khi mình chỉ dẫn người nhà thấy sự trùng hợp, không sai một ly nên gia đình tin tưởng tuyệt đối. Và khi đã có niềm tin thì họ cũng thấy không nhất thiết phải giám định ADN
Giật mình những lần đối diện... "người nhà thánh"
Câu chuyện đầu tiên khiến tôi hoài nghi khi tiếp chuyện cô đồng ở Đội Cấn (Hà Nội) là sự nổi giận của liệt sỹ. Cô đồng này quê gốc ở Vụ Bản, Nam Định cũng đã có thành tích trong tìm mộ liệt sỹ và được ghi nhận. Khi trò chuyện với cô, tôi thắc mắc những người nhà liệt sỹ tìm thấy xương cốt có tiến hành giám định ADN không? Cô trả lời: "Nhiều khi mình chỉ dẫn người nhà thấy sự trùng hợp, không sai một ly nên gia đình tin tưởng tuyệt đối. Và khi đã có niềm tin thì họ cũng thấy không nhất thiết phải giám định ADN".
Cũng theo cô đồng này kể, hồi đi tìm hài cốt liệt sỹ ở Thái Bình, gia đình tâm niệm tin theo nhà ngoại cảm và tìm thấy hài cốt. Nhưng khi mang về quê họ lại đưa hài cốt đi thử ADN. Kết quả thử ADN lần thứ nhất ra sai lệch, không đúng. Nhưng vì sợ mất lòng tin nên "liệt sỹ nổi giận, thử thách lòng người thôi"- (đúng câu nói của cô đồng- PV) và sau đó, gia đình này gặp rất nhiều điều xui xẻo. Gia đình đi xem nhiều nơi, các thầy đều phán "bị động và vong trêu" nên họ lập đàn cúng lễ. Sau đó, gia đình vẫn mang mẫu xương ấy đi giám định ADN thì lại cho kết quả đúng?
Còn một lần, tôi đến tư gia của một nhà ngoại cảm khá nổi tiếng tại Hà Nội. Ngôi nhà 7 tầng uy nghi, bề thế, bày trí thật đẹp. Vừa gặp người giúp việc, chị bạn đi cùng (vốn là người quen lâu năm của nhà ngoại cảm) hỏi: Cô đi đâu? Chị giúp việc là người quê thật thà: "Cô đi gội đầu chuẩn bị chiều nay lại bay vào Quảng Nam- Đà Nẵng rồi. Hôm qua, nhà người ta đến, đưa cô phong bì, cô nhận rồi nay lại đi. Cô cứ đi suốt ấy".
Tôi hỏi chi phí cho chuyến tìm mộ, chị giúp việc tưởng tôi là người đến nhờ tìm mộ nên giải thích kỹ: "Cô chỉ làm vì tâm đức thôi. Còn gia đình cứ lo tiền ăn ở, phương tiện đi lại. Chẳng gia đình nào để cô phải bỏ tiền túi đâu. Như hôm qua, người nhà kia cũng đưa có 50 triệu đồng đấy". Tôi hiểu, những nhà ngoại cảm không nhận tiền, đấy chỉ là tiền lộ phí gia đình tự nguyện chi trả. Nhưng tất nhiên, chẳng ai lại đưa vừa đủ để các cô, các cậu không có tiền công!?
Ông Nguyễn Viết Thuấn (người đứng sau thứ 2 từ trái sang) vẫn sống mà "nhà ngoại cảm" tìm được mộ của ông.
Cậu Hai sinh năm 1988 tại Cần Thơ cũng là người đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Trò chuyện với tôi, cậu Hai kể có khả năng xem gia sự (xem bói) và 18 tuổi có khả năng tìm mộ. Đến nay cũng tìm được hơn 200 mộ liệt sỹ và người mất tích rồi. Khi tôi hỏi xem gia sự, cậu Hai phán về gia đình bên nội, ngoại cả phần âm và phần dương. Tôi xin số điện thoại để giới thiệu bạn bè đến xem, cậu Hai bảo: "Nói thật, bây giờ em không thích xem nhân sự nữa. Năng lượng mình tiêu hao cũng nhiều nhưng... thù lao chẳng bao nhiêu. Tới đây em chỉ tập trung và em thích tìm mộ hơn". Cậu Hai còn ít tuổi, lại là người học ít và mới vào nghề nên cách nói chuyện cũng thật tình, không màu mè như những nhà ngoại cảm khác.
Tỉ lệ chính xác các vụ tìm hài cốt bằng ngoại cảm chỉ 2-3%
Cú đánh mạnh của báo chí vào các nhà ngoại cảm rởm làm nhiều gia đình liệt sỹ đã tìm thấy hài cốt nhưng chưa giám định ADN lo lắng, nghi ngại. Nếu như trước đây giải pháp tìm hài cốt liệt sỹ là giải pháp tâm lý để yên lòng thân nhân thì bây giờ nó đã thành sự vụ lợi của những kẻ rao bán đức tin.
Không ít người nhà liệt sỹ cùng xác nhận một sự thật rùng rợn là có "nhà ngoại cảm" đã thu phục người có tâm bằng cách bảo họ sắp chết trong vài tháng nữa, tan xương nát thịt. Muốn tránh được tai họa, thì hãy phục vụ "cậu", "cô". Chính vì thế, nhiều người đành chấp nhận việc tìm kiếm hài cốt chỉ là tin và làm theo không bao giờ được hỏi tại sao? Do đó hầu hết những "hài cốt" đưa về theo chỉ dẫn của "ngoại cảm" đều không được đưa đi giám định ADN.
Nhà báo Thu Uyên, chủ nhiệm chương trình "Trở về từ ký ức" của VTV đã khẳng định: "Có "nhà ngoại cảm" không bao giờ cho thân nhân được liệm "cốt", mà tự tay gói ghém, làm động tác yểm bùa trước mặt gia đình, dọa rằng nếu ai mở nút ra thì "trời vật", tam tộc tiêu tan... Những "thuật" như vậy khiến các gia đình liệt sỹ không biết thật giả ra làm sao. Đối với nhiều người, không phải là tin vào "ngoại cảm", mà là bị rơi vào thế không dám không tin".
Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa.
Liệu có sự quở trách của liệt sỹ không? Để trả lời câu hỏi này, PV đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền. Bà Nga cho rằng: "Không thể có chuyện cùng một mẫu giám định lại cho hai kết quả khác nhau như cô đồng nào đó nói. Đấy là chuyện bịa đặt hoàn toàn. Bởi lẽ máy móc hiện đại trong giám định ADN thì không thể sai vì nó là phương tiện của con người văn minh chứ không phải của tâm linh. Nếu đi giám định lần đầu không phải sau đấy cúng lễ thì vẫn mẫu ấy lại cho kết quả đúng, tôi cho rằng đó lại là một sự lừa đảo nữa".
Cũng theo bà Nga, việc giám định ADN hài cốt liệt sỹ A thành liệt sỹ B thì rất bình thường. Trong sai sót này có sự chủ quan vì xương cốt liệt sỹ nhiều khi hoà lẫn vào nhau. "Nhưng không thể chấp nhận được răng, xương động vật thành xương cốt liệt sỹ, đó là sự giả mạo, lừa đảo trắng trợn trên đức tin tâm linh. Điều này biết ngay vì xương và răng động vật chỉ nhìn mắt thường cũng thấy khác người. Chúng tôi giám định rất nhiều hài cốt liệt sỹ được thân nhân mang đến. Sau khi có kết quả chúng tôi hỏi gia đình tìm hài cốt liệt sỹ bằng cách nào. Đa số những trường hợp tìm bằng tâm linh đều không đúng. Thực tế chỉ có 2-3% hài cốt liệt sỹ là đúng, nhưng trong trường hợp đó bên cạnh yếu tố tâm linh vẫn phải kết hợp với ký ức của đồng đội", bà Nga cho biết.
Nếu coi ngoại cảm là biện pháp làm an lòng những bà mẹ chờ con không nhắm được mắt thì chấp nhận được. Ban đầu, ngoại cảm cũng chỉ là như thế. Nhưng đến nay, ngoại cảm đã trở thành một nghề, tìm kiếm hài cốt liệt sỹ đã trở thành thị trường thu bộn tiền, nhiều bi kịch thì dư luận phải kịch liệt lên án.
Không ít thân nhân liệt sỹ kể lại giống nhau, khi tìm tới nhà ngoại cảm, tận mắt thấy phong cách, quy trình chuyên nghiệp như một công ty đang cao điểm hoạt động nên anh em ông Tuynh tin lắm. Thậm chí, nhà ngoại cảm lúc ấy còn đang cầm điện thoại, chỉ đạo từ chỉ dẫn những người kia đào sang bên trái hay bên phải gì đó rồi một lúc sau thì tìm thấy. Chia sẻ điều này, PGS.TS Hà Vĩnh Tân (viện Vật lý Việt Nam) không khỏi băn khoăn: "Nước mình có nhiều nhà ngoại cảm quá. Nhiều người tài giỏi thật có thể nhìn thấu lòng đất, xuyên không gian, vậy sao chúng ta vẫn nghèo nhỉ. Tôi vẫn nghĩ, nhiều người đang ngộ nhận về khả năng của mình".
Những sự thật lật tẩy trò lừa tâm linh
Câu chuyện thật của gia đình ông Nguyễn Viết Tuynh, em trai của "liệt sỹ" Nguyễn Viết Thuấn (An Thọ- An Khánh- Hoài Đức- Hà Nội) là một minh chứng về lòng tin tâm linh bị lợi dụng. Năm 1976, gia đình ông Tuynh nhận được giấy báo tử. Đến năm 1987 và năm 2000, bố mẹ ông Tuynh lần lượt ra đi mà tâm nguyện tìm thấy thi hài người con trai vẫn chưa được thực hiện.
Năm 2006, anh em ông Tuynh đến nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng (Thuỵ Khuê- Hà Nội) nhờ giúp tìm mộ anh trai. Tiếp xúc với nhà ngoại cảm, gia đình ông Tuynh nhận được sơ đồ nghĩa trang và ngôi mộ được cho là của liệt sỹ được đánh dấu đỏ chót. Bốn anh em ông Nhật, Huỳnh, Minh, Tuynh rốt ráo bay vào Nam, tìm đến nghĩa trang Bình Phước tại huyện Bình Lăng (Bình Dương). Họ tìm đến ngôi mộ nằm đúng vị trí như trên sơ đồ. Ngôi mộ có bát hương và được bài trí đúng như lời kể của ông Phụng, từng hàng lối nghĩa trang được xếp theo đúng thứ tự. Quá vui mừng và không chút nghi ngờ, bốn anh em làm thủ tục đưa phần mộ liệt sỹ chưa có tên trở về mà không qua xét nghiệm ADN.
Thế rồi, thật bất ngờ, nhờ người quen thông tin, liệt sỹ Nguyễn Viết Thuấn đã trở về quê hương sau 42 năm mất tích. Những người trong gia đình ông cũng xác định ông còn sống và vào tận An Giang nơi ông đang sinh sống để đón về.
Ông Nguyễn Khắc Dân (Đông Anh- Hà Nội) nhờ nhà ngoại cảm ở Hải Dương đến tìm mộ. Liệt sỹ là du kích thời chống Pháp, bị bắn treo xác ngoài chợ. Trong đêm đồng đội trộm xác mang đi chôn vội vào bờ ruộng. Khi tìm kiếm bằng tâm linh, ông thầy cầm vật làm phép như con rọi của thợ xây lấy góc vuông. Ông đong đưa con rọi rồi dừng lại bảo "mộ đây rồi" và cho người nhà khai quật. Gặp tổ mối, ông thầy bảo đã thấy anh linh liệt sỹ. Ông thầy bốc cục tròn như quả trứng và khẳng định đã lấy hết xương cốt và nói người nhà đưa về làm thủ tục quy tập ra nghĩa trang liệt sỹ.
Cuộc tìm kiếm tưởng đã xong, thì một người đồng đội cũ của liệt sỹ khẳng định đã chôn xác người nhà ông Dân ở bờ hồ đầu thôn. Gia đình tìm kiếm theo trí nhớ của người đồng đội cũ thì thấy xương cốt thật được chôn cùng chiếc áo ba-đờ-suy. Khi gia đình còn đang rưng rưng trước xương cốt thật của liệt sỹ thì ông thầy rởm đã nhanh chân chuồn lẹ.
Theo Ngươi đưa tin
Nghi vấn lừa đảo, làm giả hài cốt liệt sĩ để thu tiền tỉ - Bài 2: 'Nhà tâm linh' Nguyễn Thanh Thúy là ai? Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy") không cho người khác gọi mình là nhà ngoại cảm mà tự xưng là "nhà tâm linh". Từng có tiền án, sau khi ra tù, ông Thúy chuyên hành nghề tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất. Người tự xưng là "nhà tâm linh", tức "cậu Thủy" (đeo kiếng) Từng vào tù về tội lừa...