Mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy, ô tô
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn với tài xế xe máy, ô tô được quy định cụ thể theo các hành vi.
Ở mức vi phạm cao nhất, tài xế xe máy bị phạt 6 – 8 triệu đồng; tài xế ô tô bị phạt 30 – 40 triệu đồng.
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đối với người điều khiển ô tô, xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn với tài xế xe máy
Mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đối với người điều khiển ô tô, xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ảnh minh họa: Đình Hiếu
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn với tài xế ô tô
Video đang HOT
Mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe
Tại dự thảo lần 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, ngoài hình thức phạt tiền như Nghị định 100, Bộ Công an đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe với tài xế vi phạm nồng độ cồn.
Cụ thể, trừ 3 điểm nếu vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Trừ 10 điểm nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Trừ 12 điểm nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo dự thảo, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, tài xế sẽ bị trừ điểm khi vi phạm luật. Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ gần nhất. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì tài xế không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó.
Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe phải kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, do cảnh sát giao thông tổ chức; kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Bộ Công an cho rằng, việc trừ điểm giấy phép lái xe không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm đã bị trừ điểm giấy phép lái xe thì không áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
CSGT cắm chốt xuyên đêm, nhiều "thần cồn" lộ diện
Tổ công tác của Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai cắm chốt kiểm tra nồng độ cồn với khung giờ lúc nửa đêm đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm "kịch khung".
Đêm 12/6, tổ công tác của Đội CSGT số 3 bắt đầu triển khai lực lượng đến khu vực ngã tư đường Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn đối với các tài xế điều khiển ô tô, xe máy.
Tổ công tác của Đội CSGT số 3 kiểm tra nồng độ cồn ban đêm.
Ghi nhận của PV CAND trong ca trực kéo dài từ 22h30 đêm 12/6 đến 1h sáng 13/6, tổ công tác của Đội CSGT số 3 đã phát hiện 10 trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn. Trong khi đó, người điều khiển ô tô không phát hiện vi phạm nào.
Một trong những trường hợp vi phạm được ghi nhận là tài xế D.N.D. (SN 2001; trú tại Thường Tín, Hà Nội) điều khiển xe máy BKS 29V4- 85.XX vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,345 mg/L khí thở.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn tài xế D.N.D.
Làm việc với CSGT, tài xế D. trình bày, trước đó có tham gia bữa tiệc của công ty, được đồng nghiệp mời quá nhiệt tình "uống vài cốc bia không vi phạm được" nên bản thân không kìm chế và nghe theo. Kết quả sau khi rời khỏi bữa tiệc, D. chở bạn về nhà thì bị lực lượng CSGT phát hiện vi phạm.
Theo Đội CSGT số 3, ngoài nồng độ cồn, tài xế D.N.D. còn vi phạm các lỗi: không có giấy phép lái xe, không có đăng ký xe. Mức phạt cho các lỗi trên lên đến 7 triệu đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Rất nhiều tài xế xe máy vi phạm được phát hiện trong ca trực đêm.
Càng về khuya, Cảnh sát càng phát hiện được nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khủng" như tài xế Đ.B.N. (SN 1993; trú tại Hậu Lậu, Thanh Hóa) vi phạm mức 0,570 mg/L khí thở (cao gấp 1,5 lần mức vi phạm cao nhất quy định tại Nghị định 100).
Tài xế N. cho biết, công việc hiện tại đang là nhân viên tại một quán bia nên khi được khách mời uống rất khó để né tránh mà phải nhiệt tình cảm ơn. Tuy nhiên, sau lần bị CSGT xử phạt này, anh sẽ nghiêm khắc rút kinh nghiệm và không để tái phạm.
Tài xế Đ.B.N. làm việc với CSGT sau khi bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn.
Trao đổi với PV, Trung tá Đặng Hồng Giang, Đội trưởng Đội CSGT số 3 cho biết, thời tiết những ngày này ở Hà Nội rất nóng bức, ngột ngạt nên tình trạng người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy sử dụng rượu bia có dấu hiệu tăng trở lại. Để xử lý nghiêm hành vi này, đơn vị đã triển khai lực lượng cắm chốt kiểm tra nồng độ cồn với nhiều khung giờ trong ngày và đặc biệt là ban đêm nhằm khép kín địa bàn và kiềm chế tai nạn giao thông. Đồng thời, xây dựng văn hoá giao thông đã uống rượu bia thì không lái xe.
Trong thời gian tới, Đội CSGT số 3 sẽ triển khai việc xử lý nồng độ cồn xuyên đêm trên toàn tuyến thuộc địa bàn đơn vị quản lý.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện ô tô trên đường.
Quá trình làm nhiệm vụ không ghi nhận tài xế ô tô nào vi phạm.
Một trường hợp tài xế xe máy khác bị phát hiện vi phạm.
Vi phạm nồng độ cồn, tài xế đổ lỗi do ăn nửa kg mận Bị tổ CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, tài xế nêu lý do bản thân vừa ăn hết nửa kg mận. Người này cũng cho rằng, phát sinh nồng độ cồn do ăn mận và cà muối. Chiều 10/5, tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội)...