Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra?
Xem xét những số liệu ghi nhận được trong vài chục năm qua ở nhiều trạm đo kết hợp cùng ảnh vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện mực nước trên sông Dương Tử, Trung Quốc giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980.
Mực nước trên sông Dương Tử giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980
Mặc dù mức giảm 2cm này là ít, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng về tổng thể, sự việc có thể gây ra những tác động lớn về môi trường và kinh tế.
Theo báo South China Morning Post, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances in Water Science số tháng 2-2021, tác giả Nie Ning và các đồng nghiệp ở Bộ Giáo dục Trung Quốc cho rằng mực nước Sông Dương Tử thấp dần chủ yếu là do biến đổi khí hậu và tác động của con người như làm thay đổi cảnh quan, xây đập thủy điện…
Có khoảng 460 triệu người sinh sống dọc theo sông Dương Tử, trong đó trụ cột kinh tế là thành phố Thượng Hải. Do hoạt động công nghiệp tăng, đã có hơn 1.000 hồ nước ven sông bị lấp. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tổng lượng nước trên sông không thay đổi nhưng nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại.
Để đưa ra ước tính gần đúng, nhóm của Nie kết hợp số liệu của các trạm quan trắc trên mặt đất với ảnh vệ tinh có thể phát hiện sự thay đổi của trọng lực do nước gây ra.
Video đang HOT
Họ kết luận biến đổi khí hậu mà hệ quả là các hiện tượng khí hậu bất thường như nắng nóng làm giảm lượng mưa đổ vào sông Dương Tử.
Nhiệt độ ấm hơn cũng làm mực nước cao/thấp của dòng sông giãn rộng, gây lũ lụt và hạn hán nhiều hơn. Lượng bốc hơi nước cũng tăng, một phần do nhiệt độ cao, một phần do tác động của con người tại các thành phố lớn.
Vai trò của các đập thủy điện, theo các nhà nghiên cứu là có tác động tiêu cực tương đối nhỏ với lượng nước. Hoạt động của 15 đập thủy điện lớn, trong đó có đập Tam Hiệp, khiến mực nước sông giảm vào mùa đông và mùa xuân và tăng lên trong những tháng ấm nóng còn lại.
Xie Zhicai, nhà nghiên cứu của Viện Thủy sinh tại Học viện Khoa học Vũ Hán (không thuộc nhóm nghiên cứu), cho biết mực nước sông giảm có thể gây ra các tác động ngoài dự đoán đến môi trường. Chẳng hạn, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông có thể tăng lên và gây hại đến các loài thủy sinh dễ bị tổn thương.
Ít nước hơn cũng có nghĩa là các đập thủy điện có vai trò lớn hơn trong việc điều tiết nước, phá vỡ các chu trình tự nhiên. Một số loài cá, trong đó có cá tầm – rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và mực nước – sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, hoạt động sinh sản của chúng có thể bị đảo lộn.
Báo cáo khẳng định, hiện tại, sông Dương Tử không thiếu nước, mực giảm vẫn thấp, nhưng tác động tiêu cực có thể xảy ra về lâu dài.
Một nhà khoa học ẩn danh chia sẻ với báo South China Morning Post rằng giảm mực nước trên sông Dương Tử có thể có hại nhiều hơn so với những gì báo cáo chỉ ra.
Hiện tại mỗi ngày, một lượng nước lớn không được tiết lộ đều đặn được lấy khỏi sông Dương Tử để đưa lên phía bắc, đến các thành phố khô hạn, trong đó có Bắc Kinh.
Theo chính quyền địa phương, hơn một nửa lượng nước tiêu thụ ở Bắc Kinh đến từ sông Dương Tử.
Theo nhà nghiên cứu ẩn danh này, có vẻ như chính quyền Trung Quốc cũng đã biết về tác động của việc giảm mực nước trên sông nên đã siết các dự án xây dựng mới dọc theo sông Dương Tử. Từ tháng 1-2021, tất cả hoạt động đánh bắt cá trên sông cũng bị cấm trong 10 năm để bảo vệ dòng sông khỏi đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm.
Ảnh chụp từ vũ trụ khi đập thủy điện lớn nhất hành tinh xả lũ
Hình ảnh đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc, xả nước đã được vệ tinh của Mỹ ghi lại.
Ảnh đập Tam Hiệp xả lũ do vệ tinh Landsat 8 của Mỹ chụp hôm 30/6. Ảnh: Earth Observatory
Theo trang Earth Observatory, mưa lũ bất thường kéo dài trong năm nay khiến mực nước sông Dương Tử dâng cao. Ít nhất 2 đợt lũ đã xuất hiện trên con sông dài nhất Trung Quốc và châu Á này. Để giảm áp lực cho đập, tập đoàn phụ trách điều hành đập Tam Hiệp phải nhiều lần mở cổng xả lũ.
Hình ảnh đập thủy điện lớn nhất hành tinh xả lũ hôm 30/6 đã được vệ tinh Landsat 8 của Mỹ chụp lại từ vũ trụ. Các bức ảnh chất lượng tốt và màu sắc tự nhiên cho thấy rõ vị trí xả nước.
Ngoài bức ảnh về đập Tam Hiệp, vệ tinh Landsat 8 của Mỹ còn chụp được hình ảnh của Cát Châu Bá, đập thủy điện nhỏ hơn cũng nằm trên sông Trường Giang, cách đập Tam Hiệp 26 km về phía đông nam. Hôm 30/6, con đập này cũng xả nước như đập Tam Hiệp.
Ảnh vệ tinh chụp đập Cát Châu Bá xả lũ hôm 30/6. Ảnh: Earth Observatory
Thời điểm các bức ảnh vệ tinh này được chụp, Trung Quốc đang phải đối phó với trận lụt lớn đầu tiên của mùa mưa trên sông Dương Tử. Đợt lụt thứ 2 trên sông Dương Tử diễn ra vào tháng 7. Giữa các đợt lụt này, tập đoàn quản lý đập Tam Hiệp liên tục có những lần phải xả lũ để giảm áp lực cho con đập.
Theo tập đoàn Tam Hiệp, mực nước ở hồ chứa đập Tam Hiệp đã chạm mức cao kỷ lục 164,18 mét vào ngày 19/7. Mực nước cao trước đó ghi nhận trong mùa lũ năm 2012 là 163,11 mét. Hồ chứa đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu mực nước tối đa là 175 mét.
Kể từ khi mùa mưa bắt đầu hôm 1/6, lượng mưa lớn đã khiến mực nước ở nhiều ao hồ, sông ngòi của Trung Quốc dâng cao. Lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử đã khiến hàng chục triệu người phải sơ tán, ít nhất 142 người mất tích hoặc thiệt mạng.
Sông Dương Tử, với chiều dài 6.300 km, là sông dài nhất Trung Quốc và châu Á. Cùng với mạng lưới các nhánh sông và hồ, hệ thống sông Dương Tử đã trải qua sự phát triển đáng kể khi được tận dụng để sản xuất điện, lưu trữ nước uống và tưới tiêu, kiểm soát lũ lụt.
Đòn không kích Mỹ san phẳng trại dân quân ở Syria Ảnh vệ tinh cho thấy loạt bom 200 kg xóa sổ gần như hoàn toàn khu trại của các dân quân thân Iran ở biên giới Syria - Iraq. Ảnh vệ tinh được hãng Maxar Technologies công bố hôm 27/2 cho thấy trận không kích hai ngày trước đó của không quân Mỹ bằng 7 quả bom dẫn đường nặng hơn 200 kg...