Mức lương trung bình ở V-League đứng thứ năm tại Đông Nam Á
Các cầu thủ thi đấu ở Việt Nam được nhận mức lương thấp thứ năm trong Top 6 giải vô địch quốc gia hàng đầu khu vực.
Safee Sali đang là cầu thủ hưởng lương cao nhất giải Malaysia Super League hiện nay. Ảnh: thestar.
Lương trung bình cầu thủ Malaysia Super League: 58.000 đôla mỗi năm (tương đương 1,3 tỷ đồng).
Giải nhà nghề Malaysia thành lập từ năm 2004 với 12 đội bóng Malaysia và Singapore tham dự, diễn ra từ ngày 18/1 đến 25/6 hàng năm. Theo nghiên cứu của trang Fieldoo Magazine, mức lương trung bình cầu thủ tại giải đấu này nhận mỗi năm cao nhất Đông Nam Á.
Cầu thủ có mức lương cao nhất giải hiện nay là tiền đạo Safee Sali, với gần 35.000 đôla mỗi tháng (tương đương 724 triệu) tại CLB Johor Darul Takzim.
Lương trung bình cầu thủ Singapore League: 47.500 đôla mỗi năm. Theo thống kê của tờ The Independent phiên bản Singapore, mỗi tháng các CLB Singapore League bỏ ra tối thiểu 85.000 đôla để trả lương cho 20 cầu thủ trong đội hình.
Kazuyuki Toda (phải) ra mắt CLB Warriors FC năm 2013. Ảnh: S-League.
Các cầu thủ được trả mức lương tùy thuộc vào tên tuổi, năng lực. Nếu có kinh nghiệm và đẳng cấp, họ được nhận từ 6.000 đến 8.000 đôla mỗi tháng, trong khi một số tân binh, cầu thủ trẻ nhận mức lương không quá 3.000 đôla.
Ngôi sao hưởng mức lương cao nhất S-League là Kazuyuki Toda, khi đội Warriors FC bỏ ra mức lương gần 20.000 đôla hàng tháng để có sự phục vụ của cựu sao Totteham Hotpurs và tuyển Nhật Bản thi đấu mùa 2013. Trong khi mức lương tháng cao nhất của một tuyển thủ Singapore là 10.000 đôla.
Video đang HOT
Lương trung bình cầu thủ Indonesia Super League: 46.000 đôla mỗi năm. Giải chuyên nghiệp Indonesia ra đời năm 2008 với 22 đội bóng tham dự. Mức lương trung bình các cầu thủ Indonesia nhận được cao thứ ba tại Đông Nam Á, theo đánh giá Fieldoo Magazine.
Năm 2012, CLB Medan Chiefs thuộc giải Indonesian Premier League (sát nhập trở lại năm 2014 với giải Indonesia Super League do Liên đoàn bóng đá Indonesia tổ chức) ký hợp đồng với hai tuyển thủ Baihakki Khaizal và Shahril Ishak. Mỗi cầu thủ này được hưởng lương 16.000 đôla hàng tháng, cùng đặc quyền cấp xe hơi và chỗ ở.
Lương trung bình cầu thủ Thai Premier League: 35.000 đôla mỗi năm. Chỉ có những ngôi sao ở một số đội mạnh như Muang Thong Utd được hưởng ưu đãi đặc biệt về lương bổng. Thuộc diện cao nhất hiện nay là Datsakorn Thonglao (30.000 đôla mỗi tháng) và Teerasil Dangda (25.000 đôla mỗi tháng).
Cựu tiền vệ Hoàng Anh Gia Lai Thonglao là cầu thủ Thái Lan nhận mức lương cao nhất ở Muang Thong Utd hiện nay. Ảnh: Zimbio.
Giải Thai League từng gây cú sốc khi mời cựu danh thủ Liverpool, Robbie Fowler, thi đấu cho Muang Thong Utd năm 2011 với giá 1 triệu đôla trong bốn tháng. Đầu năm 2014 đội bóng này lại gây sốc khi ký hợp đồng với Jay Bothroyd, và dành cho cựu cầu thủ Queens Park Rangers này mức lương 1,65 triệu đôla mỗi năm cùng mức phí lót tay 5 triệu đôla.
Đội bóng số một Thai League hiện tại, Buriram Utd cũng không kém cạnh khi tuyển mộ chân sút Jay Simpson – từng khoác áo Arsenal và Hull City với mức lương 60.000 đôla mỗi tháng vào năm ngoái.
Lương trung bình cầu thủ V-League: 15.000 đôla mỗi năm. Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ra đời từ năm 2001 từng được xem là giải đấu số một khu vực. Tuy nhiên về mức lương các cầu thủ tại Việt Nam thua xa các nước còn lại trong khu vực. Những ngôi sao tên tuổi như Công Vinh, Tấn Tài, Thành Lương, Văn Quyết cũng chỉ hưởng mức lương cao nhất tầm 2.300 – 3.200 đôla mỗi tháng.
Chân sút số một Việt Nam Lê Công Vinh cũng chỉ nhận mức lương cao nhất 50 triệu hàng tháng. Ảnh Lâm Thỏa.
Cá biệt như Đồng Tháp mùa trước chỉ trả mức lương tháng cho các cầu thủ trụ cột như Thanh Hiền, Bửu Ngọc, Thanh Hào là khoảng 850 đôla. Bù lại, các CLB tại V-League lại chi tiêu mạnh tay trong các khoản lót tay. Ví dụ như Lê Công Vinh từng nhận trên 655.000 đôla trong ba năm từ CLB bóng đá Hà Nội mùa 2012.
Lương trung bình cầu thủ Myanmar National League: 11.300 đôla mỗi năm. Giải chuyên nghiệp Myanmar ra đời từ năm 2009 với 12 CLB chuyên nghiệp và mức lương trung bình chỉ tầm 500 đến 1.000 đôla.
Riêng một số CLB nổi tiếng như Yadanabon có chế độ đãi ngộ vượt trội so với mặt bằng chung, dành cho Kyaw Zayar Min (2.000 đôla) và cao nhất là Pai Soe (4.000 đôla). Trước khi chuyển sang Yangon Utd năm 2013, ngôi sao Kyaw Ko Ko cũng nhận mức lương 1.500 đôla từ CLB Zeya Shwe Myay.
Theo VNE
Hai chàng cử nhân 'của hiếm' của HLV Miura
Cả hai người đều đang thành công trong sự nghiệp nhờ ý thức tập luyện và nỗ lực vươn lên.
Trong danh sách 26 cầu thủ được HLV người Nhật Bản gọi tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2014, có hai cầu thủ từng trải qua thời sinh viên trước khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Đó là trung vệ Trương Đình Luật và tiền đạo Nguyễn Hải Anh.
Trung vệ Trương Đình Luật là trụ cột đưa Bình Dương vô địch V-League. Ảnh:KL.
Trung vệ Đình Luật vốn là sinh viên trường Đại học kỹ thuật Vinh (trước đây là Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh). Sau đó, trong dịp tình cờ, cầu thủ thuộc biên chế CLB Bình Dương được HLV Vũ Quang Bảo (hiện dẫn dắt CLB Quảng Nam) mời về đội bóng Quân khu 4 thử việc năm 2004. "Bấy giờ, tôi không nghĩ gì xa xôi bởi đá hạng nhì, lại ở đội bóng quân đội thì tiền không có bao nhiêu. Nhưng vì quá đam mê bóng đá và nghĩ sau này ở lại môi trường quân đội rất tốt nên tôi theo HLV Vũ Quang Bảo về đội Quân khu 4", Đình Luật nhớ lại.
Trước khi đội bóng Quân khu 4 chuyển giao cho Navibank Sài Gòn năm 2009, Đình Luật mang quân hàm thiếu úy. Sau Navibank Sài Gòn, anh lần lượt thi đấu cho Xuân Thành Sài Gòn và nay là Bình Dương. Mùa giải 2014, trung vệ người Nghệ An là một trong những trụ cột của đội bóng đất Thủ, anh thi đấu không nghỉ trận nào, góp công cho thành tích lần thứ ba vô địch V-League của Bình Dương.
Nguyễn Hải Anh là "Vua phá lưới nội" V-League 2014 với 12 bàn, đã có bằng cử nhân bóng đá, khoa bóng đá của trường Đại học TDTT II. Trải qua thời gian đá phủi ở quê nhà Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu, anh đứng trước quyết định sẽ đi theo con đường học bóng đá như mong muốn nay thi vào trường Bách khoa theo gợi ý của gia đình. Hải Anh đã chọn thi vào trường Đại học TDTT II nhằm đi theo ước mơ, đam mê của bản thân. Và tại đây, anh may mắn gặp được giảng viên Đoàn Minh Xương - cựu HLV Bình Dương, Ninh Bình, để rồi "làm được những điều trước đây tôi chưa hề dám nghĩ tới".
Nhận ra tài năng của Hải Anh trong các buổi học, ông Xương đã liên hệ với Đồng Tháp - nơi ông từng là công thần một thời với thành tích giúp đội vô địch quốc gia năm 1996. Tốt nghiệp ra trường, năm 2009, Hải Anh cùng thầy xuôi về Đồng Tháp để thử việc ở đội trẻ. Rất nhanh chóng, anh được đội bóng miền Tây giữ lại như một "hạt mầm" đầy triển vọng.
Năm 2010 và 2011, cầu thủ của CLB Đồng Nai được Đồng Tháp cho Kiên Giang mượn để rèn luyện thêm trong môi trường hạng Nhất. Hai năm ở Kiên Giang, năm nào anh cũng là "Vua phá lưới nội" với 10 bàn màu 2010 và 11 bàn mùa 2011, góp phần giúp đội lên chơi V-League. Trở về Đồng Tháp thi đấu một mùa, đầu mùa 2014, Hải Anh chuyển sang thi đấu cho CLB Đồng Nai và trở thành "Vua phá lưới nội" mùa 2014.
Tiền đạo Nguyễn Hải Anh đang tiến bộ rất nhanh. Ảnh: KL.
Với những cầu thủ "tay ngang" chuyển sang bóng đá đỉnh cao như Đình Luật và Hải Anh, có rất nhiều thử thách cần vượt qua, đặc biệt là vấn đề thể lực, sự ổn định trong tâm lý thi đấu. Ban đầu, khi mới chuyển sang môi trường bóng đá chuyên nghiệp hơn, cả hai đều "đuối" trước các yêu cầu của HLV.
"Những ngày đầu tiên đó là những ngày vô cùng vất vả để theo kịp các đồng đội đã tập luyện bóng đá có bài bản từ nhỏ. Nhưng vì đam mê, lại xác định đó là cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực nên tôi cố gắng tập luyện cật lực để theo kịp đồng đội", cả hai tâm sự. Đó là lý do nhiều đồng đội vẫn chứng kiến Đình Luật, Hải Anh chăm chỉ tập thêm sau các buổi tập. Thậm chí như Đình Luật, anh tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân là ngày nào không có bóng đá thì tự bản thân cũng phải chạy hàng chục km rồi mới "làm gì thì làm".
Sự chăm chỉ, tài năng đã giúp cả hai dần khẳng định được bản thân và nay đã trở thành những trung vệ, tiền đạo hàng đầu Việt Nam. Trung vệ Đình Luật thuộc hàng top cầu thủ có mức phí chuyển nhượng ở Việt Nam là gần 17 tỷ đồng khi chuyển từ Navibank Sài Gòn qua Xuân Thành Sài Gòn, Hải Phòng (cho mượn), Bình Dương. Trong khi đó, Hải Anh hiện là tiền đạo sáng giá của bóng đá Việt Nam được nhiều CLB săn đón. Và nay, cả hai đang là thành viên đội tuyển quốc gia chuẩn bị chinh phục Cup vàng Đông Nam Á.
Danh sách tuyển Việt Nam chuẩn bị AFF Cup 2014
Thủ môn: Thanh Bình, Vĩnh Lợi, Nguyên Mạnh
Hậu vệ: Văn Biển, Phước Tứ, Quế Ngọc Hải, Trần Đình Hoàng, Đình Luật, Nguyễn Xuân Thành, Đinh Tiến Thành, Âu Văn Hoàn, Văn Long
Tiền vệ: Minh Châu, Huy Toàn, Minh Tâm, Vũ Phong, Tấn Tài, Hoàng Thịnh, Minh Tuấn, Văn Quyết, Trọng Hoàng, Thành Lương, Thanh Trung
Tiền đạo: Công Vinh, Anh Đức, Hải Anh.
Theo Ngoisao
HLV Miura gọi nhiều cầu thủ trẻ lên tuyển Việt Nam Nhiều gương mặt lần đầu được trao cơ hội lên tuyển Việt Nam dưới thời chiến lược gia Nhật Bản. Để chuẩn bị cho trận giao hữu với đội tuyển Myanmar vào ngày 2/7 tới, chiều nay, HLV Miura đề xuất danh sách 24 cầu thủ với VFF. So với lần tập trung tuyển Việt Nam gần đây nhất, danh sách của HLV...