Mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới
Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2014, sẽ thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (gọi chung là doanh nghiệp) theo Nghị định 182/CP ban hành ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Theo Thông tư, mức lương tối thiểu vùng (LTTV) áp dụng với doanh nghiệp (DN) hoạt động trên địa bàn vùng I là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng II là 2,4 triệu đồng/tháng; vùng III là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng IV là 1,9 triệu đồng/tháng.
Đối với địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì thực hiện mức LTTV đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức LTTV khác nhau thì thực hiện mức LTTV theo địa bàn có mức LTTV cao nhất. Trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc thuộc vùng IV thì thực hiện mức LTTV áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III.
Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể DN hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức LTTV khác nhau thì thực hiện mức LTTV theo địa bàn có mức LTTV cao nhất; DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên địa bàn nào thì thực hiện mức LTTV theo địa bàn đó.
Video đang HOT
Đối với khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) trên các địa bàn có mức LTTV khác nhau thì DN trong KCX, KCN đó thực hiện mức LTTV theo địa bàn có mức LTTV cao nhất; DN trong phân khu của KCX, KCN hoạt động ở địa bàn nào thì thực hiện mức LTTV theo địa bàn đó.
Đối với người lao động đã qua học nghề, kể cả lao động do DN tự dạy nghề thì mức lương được hưởng phải cao hơn mức LTTV ít nhất 7%.
Thông tư cũng yêu cầu các doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật… Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Chưa chắc người lao động được hưởng lợi khi tăng lương tối thiểu
Do doanh nghiệp đã trả cao hơn so với mức lương tối thiểu nên khi quy định tăng lương, cả doanh nghiệp và người lao động đều phải đóng thêm các khoản phí, trong khi tổng thu nhập không tăng.
Đó là nhận định của ông Lê Tiến Trường, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, khi nhận định về lộ trình tăng lương cơ bản hàng năm. Theo ông Trường, khi nghiên cứu thị trường lao động và tiền lương, Hội đồng tiền lương cần quan tâm và đảm bảo đến các mục tiêu chính: Một là tiền lương tối thiểu đảm bảo đời sống tối thiểu. Hai là, mức độ tăng cũng như lộ trình tăng lương phải đảm bảo giữ tốc độ tạo việc làm của xã hội. Bởi mỗi năm cả nước có thêm khoảng 1,7 triệu người lao động cần việc làm.
Theo đó, trong 1 năm nếu tăng tiền lương và chi phí lao động quá cao khiến quỹ lương doanh nghiệp (DN) không đảm bảo, nhiều khả năng DN sẽ cắt giảm nhu cầu lao động. Điều đó có nghĩa là nhu cầu tuyển lao động giảm đi trong khi số người cần việc làm không giảm. Như vậy, phương án tăng lương tối thiểu khả năng giải quyết được một phần đời sống của người có việc làm nhưng không giải quyết được nhiều nhu cầu việc làm mới cho người chờ việc đến tuổi, cùng đó là khả năng một bộ phận lao động có thể mất việc do chủ doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Ý kiến của các chuyên gia kinh tế khác cho rằng, để quá trình tăng lương đạt hiệu quả mong muốn là đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động thì vấn đề cần triển khai đồng thời là giảm giá thành các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng lương chưa tăng giá thị trường đã tăng ào ào- câu chuyện liên tục diễn ra trong những năm qua.
Lương tối thiểu chưa đáp ứng đời sống cơ bản của người lao động.
Về vấn đề này, ông Trường cũng đưa ra cảnh báo, thực tế mức lương tối thiểu chỉ là sàn thấp nhất để DN áp dụng. Trên thực tế, hiện nhiều DN đã trả người lao động mức cao hơn lương tối thiểu. Vì thế khi quy định tăng lương này được áp dụng, họ hầu như không điều chỉnh nữa. Như vậy, có khi tổng thu nhập cho người lao động ở những doanh nghiệp này không tăng, thậm chí còn giảm, nhưng cả DN và người lao động phải đóng thêm thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân... Để giải quyết vấn đề này, DN thường dựa giá bán sản phẩm và năng suất lao động để có thể dần điều chỉnh...
"Tăng lương tối thiểu vẫn phải duy trì được lợi thế cạnh tranh chung trên phương diện phát triển kinh tế. Do đó, cần đảm bảo nguyên tắc tăng lương có lộ trình" - ông Trường nhấn mạnh.
Trước đó ít ngày, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có những cuộc họp khá căng thẳng và có phiên bỏ phiếu đề xuất phương án tăng lương tối thiểu 2014. Phương án được đưa ra là mức tăng cao nhất đạt 15- 17%. Cụ thể,với phương án này mức lương tối tối thiểu dành cho lao động vùng 1 là 2,75 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 2,45 triệu đồng, vùng 3 là 2,1 triệu đồng và vùng 4 là 1,9 triệu đồng, trong đó lương vùng 1-3 tăng 17%, riêng vùng 4 tăng 15% so với năm 2013. Như vậy, so với đề xuất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (tăng cao nhất 36%) thì mức đề xuất này chỉ đáp ứng khoảng 50%. Theo khảo sát của Tổng liên đoàn, hiện mức lương tối thiểu chỉ đảm bảo 62 - 68% đời sống của người lao động (tùy theo vùng), cuộc sống của người lao động còn gặp quá nhiều khó khăn.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết, muộn nhất đến ngày 20/9, Hội đồng sẽ trình Chính phủ phương án cuối cùng, sau khi đã cân đối quyền lợi của người lao động cũng như phía DN.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Hội đồng tiền lương đề xuất lương tối thiểu tăng cao nhất 17% Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra phương án trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng 2014 đạt 15- 17%. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết hiện Hội đồng Tiền lương quốc gia còn tiếp tục thu thập ý kiến của các bộ...