Mức lương thấp khó tin của nhân viên Nhà hát Kịch qua lời kể của Chí Trung
“Lương nghệ sỹ rất thấp, thâm niên 4- 5 năm là 1,9 triệu, Vân Dung là 3 triệu, NSND Lê Khanh 5 triệu. Tôi lương cao nhất nhà hát là 8 triệu ra cửa trừ các loại phí còn 7 triệu đồng” – NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Tôi sẽ làm Nhà hát Tuổi trẻ trở thành một tụ điểm ca nhạc
- Chuyển từ Phó giám đốc Nghệ thuật sang cương vị Giám đốc Nhà hát, tư duy, hành động của anh có phải thay đổi gì không?
Từ khi là Phó giám đốc mọi người đã nói tôi là thực dụng, lý tài, thương mại hóa nghệ thuật … Nhưng mọi người không hiểu là nghệ thuật để phục vụ cuộc sống, sân khấu không có khán giả thì khác gì thánh đường không có tín đồ. Trong quá trình làm thì nhân cách, tri thức của mình đến đâu thì sẽ tạo ra kết quả đến đấy. Tôi là người được đào tạo, có tâm, có tầm thì các tác phẩm của tôi cũng không thể không đến nơi đến chốn. Hài kịch của tôi cũng không hề tầm thường và vẫn ngang với suy nghĩ của mọi người, tôn trọng mọi người và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Điêm diễn “Cho em quên tuổi ngọc” – Tình khúc Lam Phương đã rất thành công vừa qua
- Ngày 25.8 vừa rồi nhà hát đã có một đêm Bolero “Cho em quên tuổi ngọc” rất hành công. Đây có phải là món ăn mới của nhà hát?
Mảng ca múa nhạc là mảng mạnh nhất của Nhà hát tôi những năm 80, âm nhạc rất dễ đi vào lòng người và có thể tiếp nhận nó ở bất cứ đâu, không phải như kịch cần rất nhiều yếu tố khác. Tôi cho tổ chức lại ban nhạc và tổ chức đêm diễn đầu tiên chủ để Tình khúc Lam Phương với giá vé chỉ 500k rẻ hơn rất nhiều cái giá bạn phải bỏ ra để đi xem một chương trình ca nhạc bình thường.
Nói đến nhạc sĩ Lam Phương có thể nhiều người không biết, nhưng khi 25 bài hát cất lên thì tất cả khán giả đều hát theo vì đều là những ca khúc rất quen thuộc. Tôi muốn mang âm nhạc trở thành món ăn không thể thiếu vào mỗi thứ 6 ở Nhà hát Tuổi Trẻ. Khán giả có lẽ cũng bội thực vì ca nhạc miễn phí online, nhưng âm nhạc có chủ đề, được phối khí công phu bởi những nhạc sĩ như Tuấn Nghĩa, Tường Văn, Lưu Thiên Hương thì hiện chúng ta vẫn còn thiếu. Tôi muốn đồng hành cùng âm nhạc Việt Nam, bằng những lát cắt nhỏ giới thiệu đến khán giả những nhạc sĩ, ca sĩ ít người được biết đến và đưa ca nhạc cũng được khán giả yêu thích như kịch nói ở Nhà hát Tuổi Trẻ.
- Anh dùng facebook từ khi chưa nghệ sỹ nào dùng và hiện giờ nó đã trở thành công cụ đắc lực cho các nghệ sỹ ở nhiều mặt. Anh nhìn thấy gì từ khi bắt đầu dùng nó?
Do sở thích và tôi là một người cấp tiến. Mỗi khi nhìn một đối tượng hay một con người là tôi có thể thấy trước nó có thể phát triển đến đâu. Tôi dễ dàng nhìn ra facebook sẽ phát triển như thế nào khi bạn chỉ cần mặc quần đùi ở nhà mà có thể mở cửa ra với cả thế giới. Và quả thật hiện nay người ta có thể thiếu chồng, thiếu vợ, nhưng không thể thiếu hai thứ là không khí và … facebook. Tất cả công nghệ của cuộc sống tôi đều sử dụng từ khi rất ít người dùng như điện thoại di động, tin nhắn …
- Anh có nhìn được tương lai của sân khấu?
Không! Nó vẫn sống, vẫn tồn tại như một hoạt động tất yếu nhưng sẽ không phát triển rực rỡ! Có rất nhiều người nói khác tôi, cho rằng họ sẽ xây dựng một sân khấu huy hoàng, tôi cũng đang làm việc ấy nhưng hiện nay sân khấu của chúng ta đang tồn tại một cách rất khó phát triển phụ thuộc vào nhu cầu của khán giả. Muốn khán giả có nhu cầu thì đầu tiên họ phải ấm no hạnh phúc, phải làm chủ được cuộc sống của mình thì mới đi vào cộng đồng. Vì chung quy sân khấu là nhận cảm xúc chạy trong khán phòng của nhiều người với nhau.
Vở “Ai là thủ phạm” – tác giả Lưu Quang Vũ – một vở diễn thành công của Nhà hát Tuổi trẻ
Tôi không ảo vọng với nghệ thuật
- Người nghệ sỹ thường cho rằng mình có một sứ mệnh nào đó để theo đuổi con đường mình đang đi, với anh đó là gì?
Câu hỏi này rất hay vì tôi lại không hề ý nghĩa như thế! Tôi vào nghề này vì học dốt không đỗ đại học và bỗng nhiên đi theo đến bây giờ và thành công. Bố tôi là người thành công nhất nhà, từng tạo ra hào quang rất lớn và tôi rất hiểu sau ánh hào quang đó là … không gì cả. Vì rất hiểu nên tôi chỉ làm nó như công việc tôi yêu thích hết mình. Tôi thường nói tôi sinh ra, lớn lên và sẽ chết đi ở Nhà hát Tuổi Trẻ, không phải vì sự cuồng tín mà đơn giản là tôi yêu tổ chức này, nhưng không say sưa đến độ đến tuổi về hưu mà vẫn điên cuồng sừng sững lên biến mình thành một tượng đài rồi phun sơn thành hào quang rực rỡ. Đơn giản là tôi sẽ hoạt động và đến tuổi tôi sẽ vui vẻ về hưu. Những vở diễn cũng thế, cũng là hào quang nghệ thuật, hư danh và ảo ảnh, tôi không nhìn nó như một dòng nhựa sống hừng hực trong mình và khi rút ra thì mình ngã vật xuống chết. Tôi vẫn bình thường, vậy nên tôi là một trong những gia đình nghệ sỹ hạnh phúc đến tận bây giờ vì về nhà chúng tôi là người bình thường. Đến nhà hát thì vì công việc mà được nhiều người biết đến và ngược lại làm điều gì xấu thì cũng bị biết đến. Tôi đến với mọi người một cách bình dị vui vẻ chứ không bị ảo vọng.
Video đang HOT
“Chúng tôi hạnh phúc vì là người bình thường”
Nhiều nghệ sĩ tối là vua, ngày đứng đầu đường chạy Grab
- Điều gì làm anh sợ hãi?
Tôi cũng là một con trâu già, tôi chỉ sợ mình không giữ được niềm tin và khát vọng. Lương nghệ sỹ rất thấp, thâm niên 4- 5 năm là 1,9 triệu đồng, Vân Dung là 3 triệu, NSND Lê Khanh hơn 5 triệu, vợ tôi cũng vậy. Tôi lương cao nhất nhà hát mỗi khi nhận lương bị cả nhà hát lườm là 8 triệu ra cửa trừ các loại phí còn 7 triệu đồng. Mọi người không tin cứ bảo sao anh có ô tô có nhà, đấy là đi làm phim, quảng cáo và nhiều thứ khác, nhưng còn những diễn viên không có việc gì khác có khi họ phải đi vào con đường tệ nạn, nhiều nghệ sỹ của nhà hát dân tộc tối vuốt râu là vua cười ha ha trên sân khấu, ngày đứng ngay đầu phố nhà hát chạy Grab, đó là sự thật đớn đau. Không phải vì họ yếu thế đâu, kinh nghiệm là những nghệ sỹ bỏ hẳn nghề đi kinh doanh đều rất thành công. Vì họ hoạt ngôn, có giao tiếp, có một gương mặt dễ gần của một nghề nghiệp tạo cho họ, nhưng phải bỏ hẳn nghề. Còn nếu chân trong chân ngoài thì chỉ vài tháng sau là lại bảo “Anh ơi em mất hết vốn rồi”. Kinh doanh cũng là việc phải theo đuổi sát sao, khách có thể đến một vài lần vì bạn, nhưng bạn đi diễn không ở đấy chỉ cưỡi ngựa xem hoa thì họ cũng không đến nữa, thiếu gì sản phẩm đâu!
Chí Trung trong “Thành phố lặng im”
- Anh có cảm thấy mệt mỏi trước thực tế đau lòng đó?
Có chứ, mỗi ngày 7h sáng tôi đến nhà hát, trưa về ăn cơm với vợ rồi chiều lại đến, tối về lại ăn cơm với vợ rồi lại quay lại sân khấu đến 11h, ngày nào cũng vậy có lúc cũng thấy mệt mỏi. Mỗi lần mệt mỏi tôi có một thú vui rất vớ vẩn là mở sổ lương của anh em ra và nghĩ một chút về anh em. Lại nghĩ phải nỗ lực hơn một chút cho những con số này! Trong khi mặt bằng chung của doanh nghiệp giờ lương là vài chục triệu/tháng, có ông bạn tôi còn than “em khó khăn lắm lương có 57 triệu, không đủ tiêu”. Tôi chả bao giờ nói số lương tôi với họ, nói ra họ tưởng mình than thấp để xin tiền họ, tôi lương thấp mà tôi vẫn vui lắm, vì đi ăn bạn mời tôi hay tôi mời bạn thì bạn cũng trả tiền, nguyên tắc mà. Tôi là nghệ sỹ nên tôi đói vàng như nghệ mà vẫn sĩ.
Nhà hát Tuổi trẻ sẽ đấu thầu … đạo diễn
- Anh vẫn làm đạo diễn?
Tôi bớt đi vì đạo diễn và quản lý cùng một trái tim nhưng không cùng một dòng máu. Sắp tới chúng tôi dựng kịch của Lưu Quang Vũ và bạn có tin tôi đã làm như thế nào! Tôi cho các đạo diễn đăng ký: có Như Lai, nsnd Lê Khanh, Sỹ Tiến, sau đó trình bày những gì họ sẽ làm. Tôi và hội đồng bỏ phiếu và quyết định sẽ chọn ai.
- Anh không sợ mất hòa khí giữa các nghệ sỹ với nhau?
Lúc đầu tôi cũng băn khoăn động vào tự ái của nghệ sỹ, nhưng tôi đã làm đạo diễn và hiểu đạo diễn hay thì phải đủ tâm huyết, tôi quyết nhưng có hội đồng bỏ phiếu. Có sự công bằng, chứ không phải là sự vỗ vai, phân cho người này hay người kia. Tôi làm như vậy để đưa ra công bằng và mở. Nó có thể không phù hợp với nhà hát khác. Trong mọi việc tôi đều cách làm như vậy, tôi mở một trang báo tường để anh em thoải mái giãi bày tâm sự, hoặc có khán giả không hài lòng vì ghế bụi, thì chúng tôi cũng biết và xử lý.
“Tôi dám đối diện với thực tế là sân khấu vắng khách”
Tôi sẽ không phát vé miễn phí kể cả vắng khách
- Anh có bao giờ thất vọng?
Khi mình làm chủ, biết mọi thứ ở đâu thì sẽ không thất vọng, cuộc sống là kệ nó, có khi lơ đi là mai lại sáng. Có việc mình mong muốn mà nó không thành công, mình đã hết lòng rồi không được thì thôi. Có những hôm khán giả hai mấy người, hơn 40 diễn viên. 8h kém 5 phòng vé báo lên là chỉ bán được hơn 20 vé. Trước kia cứ mỗi khi nghe hơi được là ít khách là chúng tôi phát tán loạn lên hết 400 – 500 vé cho bạn bè người nhà. Khi tôi làm Phó giám đốc thì tôi nói với anh Trương Nhuận đừng làm thế. Nó sẽ tạo thói quen xin được giấy mời, và chúng ta sẽ không bao giờ bán được vé. Diễn viên cũng sẽ quen với sự đông đúc giả tạo, nhưng họ cũng không được thêm đồng nào, cũng không nỗ lực để có thêm người mua vé. Bạn biết tôi đã làm gì không? 8h tôi đứng trước khán giả là nói rằng hôm nay có 22 vé, tôi tin đây sẽ là buổi tối đáng nhớ, vì đây là 22 trái tim nóng chứ không phải là 22 trái tim hững hờ. Và đêm đó rất thăng hoa và có nhiều đêm chứ không phải một đêm như thế! Tôi dám đối diện với thực tế! Tại sao không đông! Không phải không hay, mà khán giả không đến vì không có nhu cầu! Chúng tôi sẽ vẫn làm đến khi khán giả có nhu cầu. Nếu không củng cố tinh thần thì diễn viên cũng hoảng. Mọi người cứ hỏi tại sao trước khán giả đông mà giờ vắng, đông vì hồi trước phát vé mời còn bây giờ không phát nữa. Đông kiểu đó cũng sẽ tốt cho một đêm diễn nhưng bạn sẽ không làm kinh doanh được. Chất lượng là quan trọng nhất, rất nhiều người xem xong nhắn tin facebook cho tôi là họ rất cảm động và sẽ là khán giả thường xuyên.
- Xin cảm ơn anh!
Theo Dân Việt
Táo Giao thông Chí Trung: Mỗi khi tôi nhận lương là cả nhà hát lườm
"Lương nghệ sỹ rất thấp, thâm niên 4- 5 năm là 1,9 triệu đồng, Vân Dung là 3 triệu, NSND Lê Khanh hơn 5 triệu. Tôi lương cao nhất nhà hát mỗi khi nhận lương bị cả nhà hát lườm là 8 triệu ra cửa trừ các loại phí còn 7 triệu đồng" - NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Tôi sẽ làm Nhà hát Tuổi trẻ trở thành một tụ điểm ca nhạc
- Chuyển từ Phó giám đốc nghệ thuật sang cương vị Giám đốc Nhà hát, tư duy, hành động của anh có phải thay đổi gì không?
Từ khi là Phó giám đốc mọi người đã nói tôi là thực dụng, lý tài, thương mại hóa nghệ thuật ... Nhưng mọi người không hiểu là nghệ thuật để phục vụ cuộc sống, sân khấu không có khán giả thì khác gì thánh đường không có tín đồ. Trong quá trình làm thì nhân cách, tri thức của mình đến đâu thì sẽ tạo ra kết quả đến đấy. Tôi là người được đào tạo, có tâm, có tầm thì các tác phẩm của tôi cũng không thể không đến nơi đến chốn. Hài kịch của tôi cũng không hề tầm thường và vẫn ngang với suy nghĩ của mọi người, tôn trọng mọi người và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Điêm diễn "Cho em quên tuổi ngọc" - Tình khúc Lam Phương đã rất thành công vừa qua
- Ngày 25.8 vừa rồi nhà hát đã có một đêm Bolero "Cho em quên tuổi ngọc" rất hành công. Đây có phải là món ăn mới của nhà hát?
Mảng ca múa nhạc là mảng mạnh nhất của Nhà hát tôi những năm 80, âm nhạc rất dễ đi vào lòng người và có thể tiếp nhận nó ở bất cứ đâu, không phải như kịch cần rất nhiều yếu tố khác. Tôi cho tổ chức lại ban nhạc và tổ chức đêm diễn đầu tiên chủ để Tình khúc Lam Phương với giá vé chỉ 500k rẻ hơn rất nhiều cái giá bạn phải bỏ ra để đi xem một chương trình ca nhạc bình thường.
Nói đến nhạc sĩ Lam Phương có thể nhiều người không biết, nhưng khi 25 bài hát cất lên thì tất cả khán giả đều hát theo vì đều là những ca khúc rất quen thuộc. Tôi muốn mang âm nhạc trở thành món ăn không thể thiếu vào mỗi thứ 6 ở Nhà hát Tuổi Trẻ. Khán giả có lẽ cũng bội thực vì ca nhạc miễn phí online, nhưng âm nhạc có chủ đề, được phối khí công phu bởi những nhạc sĩ như Tuấn Nghĩa, Tường Văn, Lưu Thiên Hương thì hiện chúng ta vẫn còn thiếu. Tôi muốn đồng hành cùng âm nhạc Việt Nam, bằng những lát cắt nhỏ giới thiệu đến khán giả những nhạc sĩ, ca sĩ ít người được biết đến và đưa ca nhạc cũng được khán giả yêu thích như kịch nói ở Nhà hát Tuổi Trẻ.
- Anh dùng facebook từ khi chưa nghệ sỹ nào dùng và hiện giờ nó đã trở thành công cụ đắc lực cho các nghệ sỹ ở nhiều mặt. Anh nhìn thấy gì từ khi bắt đầu dùng nó?
Do sở thích và tôi là một người cấp tiến. Mỗi khi nhìn một đối tượng hay một con người là tôi có thể thấy trước nó có thể phát triển đến đâu. Tôi dễ dàng nhìn ra facebook sẽ phát triển như thế nào khi bạn chỉ cần mặc quần đùi ở nhà mà có thể mở cửa ra với cả thế giới. Và quả thật hiện nay người ta có thể thiếu chồng, thiếu vợ, nhưng không thể thiếu hai thứ là không khí và ... facebook. Tất cả công nghệ của cuộc sống tôi đều sử dụng từ khi rất ít người dùng như điện thoại di động, tin nhắn ...
- Anh có nhìn được tương lai của sân khấu?
Không! Nó vẫn sống, vẫn tồn tại như một hoạt động tất yếu nhưng sẽ không phát triển rực rỡ! Có rất nhiều người nói khác tôi, cho rằng họ sẽ xây dựng một sân khấu huy hoàng, tôi cũng đang làm việc ấy nhưng hiện nay sân khấu của chúng ta đang tồn tại một cách rất khó phát triển phụ thuộc vào nhu cầu của khán giả. Muốn khán giả có nhu cầu thì đầu tiên họ phải ấm no hạnh phúc, phải làm chủ được cuộc sống của mình thì mới đi vào cộng đồng. Vì chung quy sân khấu là nhận cảm xúc chạy trong khán phòng của nhiều người với nhau.
Vở "Ai là thủ phạm" - tác giả Lưu Quang Vũ - một vở diễn thành công của Nhà hát Tuổi trẻ
Tôi không ảo vọng với nghệ thuật
- Người nghệ sỹ thường cho rằng mình có một sứ mệnh nào đó để theo đuổi con đường mình đang đi, với anh đó là gì?
Câu hỏi này rất hay vì tôi lại không hề ý nghĩa như thế! Tôi vào nghề này vì học dốt không đỗ đại học và bỗng nhiên đi theo đến bây giờ và thành công. Bố tôi là người thành công nhất nhà, từng tạo ra hào quang rất lớn và tôi rất hiểu sau ánh hào quang đó là ... không gì cả. Vì rất hiểu nên tôi chỉ làm nó như công việc tôi yêu thích hết mình. Tôi thường nói tôi sinh ra, lớn lên và sẽ chết đi ở Nhà hát Tuổi Trẻ, không phải vì sự cuồng tín mà đơn giản là tôi yêu tổ chức này, nhưng không say sưa đến độ đến tuổi về hưu mà vẫn điên cuồng sừng sững lên biến mình thành một tượng đài rồi phun sơn thành hào quang rực rỡ. Đơn giản là tôi sẽ hoạt động và đến tuổi tôi sẽ vui vẻ về hưu. Những vở diễn cũng thế, cũng là hào quang nghệ thuật, hư danh và ảo ảnh, tôi không nhìn nó như một dòng nhựa sống hừng hực trong mình và khi rút ra thì mình ngã vật xuống chết. Tôi vẫn bình thường, vậy nên tôi là một trong những gia đình nghệ sỹ hạnh phúc đến tận bây giờ vì về nhà chúng tôi là người bình thường. Đến nhà hát thì vì công việc mà được nhiều người biết đến và ngược lại làm điều gì xấu thì cũng bị biết đến. Tôi đến với mọi người một cách bình dị vui vẻ chứ không bị ảo vọng.
"Chúng tôi hạnh phúc vì là người bình thường"
Nhiều nghệ sĩ tối là vua, ngày đứng đầu đường chạy Grab
- Điều gì làm anh sợ hãi?
Tôi cũng là một con trâu già, tôi chỉ sợ mình không giữ được niềm tin và khát vọng. Lương nghệ sỹ rất thấp, thâm niên 4- 5 năm là 1,9 triệu đồng, Vân Dung là 3 triệu, NSND Lê Khanh hơn 5 triệu, vợ tôi cũng vậy. Tôi lương cao nhất nhà hát mỗi khi nhận lương bị cả nhà hát lườm là 8 triệu ra cửa trừ các loại phí còn 7 triệu đồng. Mọi người không tin cứ bảo sao anh có ô tô có nhà, đấy là đi làm phim, quảng cáo và nhiều thứ khác, nhưng còn những diễn viên không có việc gì khác có khi họ phải đi vào con đường tệ nạn, nhiều nghệ sỹ của nhà hát dân tộc tối vuốt râu là vua cười ha ha trên sân khấu, ngày đứng ngay đầu phố nhà hát chạy Grab, đó là sự thật đớn đau. Không phải vì họ yếu thế đâu, kinh nghiệm là những nghệ sỹ bỏ hẳn nghề đi kinh doanh đều rất thành công. Vì họ hoạt ngôn, có giao tiếp, có một gương mặt dễ gần của một nghề nghiệp tạo cho họ, nhưng phải bỏ hẳn nghề. Còn nếu chân trong chân ngoài thì chỉ vài tháng sau là lại bảo "Anh ơi em mất hết vốn rồi". Kinh doanh cũng là việc phải theo đuổi sát sao, khách có thể đến một vài lần vì bạn, nhưng bạn đi diễn không ở đấy chỉ cưỡi ngựa xem hoa thì họ cũng không đến nữa, thiếu gì sản phẩm đâu!
Chí Trung trong "Thành phố lặng im"
- Anh có cảm thấy mệt mỏi trước thực tế đau lòng đó?
Có chứ, mỗi ngày 7h sáng tôi đến nhà hát, trưa về ăn cơm với vợ rồi chiều lại đến, tối về lại ăn cơm với vợ rồi lại quay lại sân khấu đến 11h, ngày nào cũng vậy có lúc cũng thấy mệt mỏi. Mỗi lần mệt mỏi tôi có một thú vui rất vớ vẩn là mở sổ lương của anh em ra và nghĩ một chút về anh em. Lại nghĩ phải nỗ lực hơn một chút cho những con số này! Trong khi mặt bằng chung của doanh nghiệp giờ lương là vài chục triệu/tháng, có ông bạn tôi còn than "em khó khăn lắm lương có 57 triệu, không đủ tiêu". Tôi chả bao giờ nói số lương tôi với họ, nói ra họ tưởng mình than thấp để xin tiền họ, tôi lương thấp mà tôi vẫn vui lắm, vì đi ăn bạn mời tôi hay tôi mời bạn thì bạn cũng trả tiền, nguyên tắc mà. Tôi là nghệ sỹ nên tôi đói vàng như nghệ mà vẫn sĩ.
Nhà hát Tuổi trẻ sẽ đấu thầu ... đạo diễn
- Anh vẫn làm đạo diễn?
Tôi bớt đi vì đạo diễn và quản lý cùng một trái tim nhưng không cùng một dòng máu. Sắp tới chúng tôi dựng kịch của Lưu Quang Vũ và bạn có tin tôi đã làm như thế nào! Tôi cho các đạo diễn đăng ký: có Như Lai, nsnd Lê Khanh, Sỹ Tiến, sau đó trình bày những gì họ sẽ làm. Tôi và hội đồng bỏ phiếu và quyết định sẽ chọn ai.
- Anh không sợ mất hòa khí giữa các nghệ sỹ với nhau?
Lúc đầu tôi cũng băn khoăn động vào tự ái của nghệ sỹ, nhưng tôi đã làm đạo diễn và hiểu đạo diễn hay thì phải đủ tâm huyết, tôi quyết nhưng có hội đồng bỏ phiếu. Có sự công bằng, chứ không phải là sự vỗ vai, phân cho người này hay người kia. Tôi làm như vậy để đưa ra công bằng và mở. Nó có thể không phù hợp với nhà hát khác. Trong mọi việc tôi đều cách làm như vậy, tôi mở một trang báo tường để anh em thoải mái giãi bày tâm sự, hoặc có khán giả không hài lòng vì ghế bụi, thì chúng tôi cũng biết và xử lý.
"Tôi dám đối diện với thực tế là sân khấu vắng khách"
Tôi sẽ không phát vé miễn phí kể cả vắng khách
- Anh có bao giờ thất vọng?
Khi mình làm chủ, biết mọi thứ ở đâu thì sẽ không thất vọng, cuộc sống là kệ nó, có khi lơ đi là mai lại sáng. Có việc mình mong muốn mà nó không thành công, mình đã hết lòng rồi không được thì thôi. Có những hôm khán giả hai mấy người, hơn 40 diễn viên. 8h kém 5 phòng vé báo lên là chỉ bán được hơn 20 vé. Trước kia cứ mỗi khi nghe hơi được là ít khách là chúng tôi phát tán loạn lên hết 400 - 500 vé cho bạn bè người nhà. Khi tôi làm Phó giám đốc thì tôi nói với anh Trương Nhuận đừng làm thế. Nó sẽ tạo thói quen xin được giấy mời, và chúng ta sẽ không bao giờ bán được vé. Diễn viên cũng sẽ quen với sự đông đúc giả tạo, nhưng họ cũng không được thêm đồng nào, cũng không nỗ lực để có thêm người mua vé. Bạn biết tôi đã làm gì không? 8h tôi đứng trước khán giả là nói rằng hôm nay có 22 vé, tôi tin đây sẽ là buổi tối đáng nhớ, vì đây là 22 trái tim nóng chứ không phải là 22 trái tim hững hờ. Và đêm đó rất thăng hoa và có nhiều đêm chứ không phải một đêm như thế! Tôi dám đối diện với thực tế! Tại sao không đông! Không phải không hay, mà khán giả không đến vì không có nhu cầu! Chúng tôi sẽ vẫn làm đến khi khán giả có nhu cầu. Nếu không củng cố tinh thần thì diễn viên cũng hoảng. Mọi người cứ hỏi tại sao trước khán giả đông mà giờ vắng, đông vì hồi trước phát vé mời còn bây giờ không phát nữa. Đông kiểu đó cũng sẽ tốt cho một đêm diễn nhưng bạn sẽ không làm kinh doanh được. Chất lượng là quan trọng nhất, rất nhiều người xem xong nhắn tin facebook cho tôi là họ rất cảm động và sẽ là khán giả thường xuyên.
- Xin cảm ơn anh!
Theo Danviet
NSƯT Chí Trung gây sốc khi tuyên bố: 'Tôi thấy phim Việt Nam vớ vẩn' 'Kể cả phim của tôi tôi cũng không xem. Bởi vì tôi sợ phim Việt Nam lắm. Tôi thấy nó vớ vẩn' - NSƯT Chí Trung thẳng thắn nói lên quan điểm của mình. Tôi thấy phim Việt Nam vớ vẩn - Được biết công việc của một giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ rất bận rộn, anh làm thế nào để sắp...