Mức lương, phụ cấp của công an, quân đội có gì thay đổi từ 1/7/2022
Theo dự kiến, việc cải cách chính sách tiền lương sẽ được thực hiện vào năm 2021. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tại Hội nghị Trung ương 13 (Khóa XII) tổ chức tháng 10/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất và đồng ý lùi thời gian thực hiện chế độ tiền lương mới đến 1/7/2022.
Từ ngày 1/7/2022, chính sách tiền lương của công an, quân đội cũng có nhiều thay đổi. Ảnh: TTXVN
Tương tự như cán bộ, công chức, viên chức, dự kiến từ ngày 1/7/2022, chính sách tiền lương của công an, quân đội cũng có nhiều thay đổi.
Lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
Theo chủ trương cải cách chính sách tiền lương được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết 27/NQ-TW thì mức lương đối với khu vực công áp dụng chế độ mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Theo đó, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Xây dựng 3 bảng lương mới
Với lực lượng vũ trang (công an, quân đội, cơ yếu…), sẽ xây dựng 3 bảng lương gồm:
- Một bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- Một bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
Video đang HOT
- Một bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Hiện nay, các bảng lương của lực lượng vũ trang gồm rất nhiều bảng lương như: Bảng lương Quân nhân chuyên nghiệp và Chuyên môn kỹ thuật; Bảng lương theo cấp bậc quân hàm; Bảng lương công nhân công an; Bảng lương công nhân quốc phòng; Bảng lương của người làm cơ yếu…
Vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên
Khi áp dụng chính sách tiền lương mới, phụ cấp thâm niên là một trong rất nhiều loại phụ cấp bị bỏ.
Theo đó, nhiều đối tượng sẽ không còn được hưởng loại phụ cấp quan trọng này nữa, trong đó có giáo viên.
Tuy nhiên, riêng với lực lượng vũ trang, cụ thể là quân đội, công an, cơ yếu, phụ cấp thâm niên vẫn được duy trì. Cụ thể, Nghị quyết 27 nêu rõ: “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức”.
Hiện nay, phụ cấp thâm niên của công an, quân đội được áp dụng khi có thời gian phục vụ trong ngành đủ 5 năm trở lên; Mức hưởng bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1% (theo Nghị định 49/2019/NĐ-CP; Thông tư 224/2017/TT-BQP).
Trên đây là những điểm đặc biệt về tiền lương, phụ cấp của quân đội, công an từ ngày 1/7/2022.
Ngày 30/1, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục công tác nhân sự, bầu cử
Chia sẻ với báo chí bên lề Đại hội, nhiều đại biểu cho rằng, công tác nhân sự được thực hiện rất thận trọng, chặt chẽ, khách quan, bài bản, dân chủ và thực chất theo quy trình 5 bước.
Đồng thời, các đại biểu bày tỏ kỳ vọng Đại hội sẽ bầu ra được những đồng chí đủ phẩm chất, năng lực vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để lãnh đạo Đảng, đất nước trong nhiệm kỳ tới.
Ngày 30/1, công tác nhân sự, bầu cử tiếp tục được Đại hội XIII của Đảng xem xét, quyết định trong chương trình làm việc. Quy trình nhân sự được tiến hành theo các bước chặt chẽ, kỹ lưỡng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.
Công tác văn kiện và nhân sự là hai nội dung đặc biệt quan trọng của Đại hội XIII của Đảng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sau chương trình thảo luận sôi nổi, tích cực với 36 ý kiến tham luận đầy tâm huyết, đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp mạnh mẽ đổi mới đất nước, Đại hội XIII của Đảng chuyển sang nội dung chuẩn bị công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa XIII từ chiều 28/1. Như vậy, ngày 30/1 là ngày thứ 3 liên tiếp công tác nhân sự được xem xét và quyết định tại Đại hội.
Trong phiên họp chiều 28/1, Đại hội làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 đồng chí, gồm 180 đồng chí Ủy viên chính thức và 20 đồng chí Ủy viên dự khuyết.
Sáng 29/1, các đại biểu tiếp tục nghiên cứu tài liệu và thảo luận về nhân sự được dự kiến giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; ghi Phiếu ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiểu ban Nhân sự nhận báo cáo của các đoàn về việc ứng cử, đề cử. Đoàn Chủ tịch nghe các đồng chí trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Buổi chiều 29/1, Đoàn Chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đến các đoàn. Các đại biểu ghi Phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đồng thời, đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử. Đoàn Thư ký xin ý kiến Đoàn Chủ tịch về những vấn đề Đại hội cần biểu quyết trong các văn kiện Đại hội XIII.
Đoàn đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương đến tham dự Đại hội.
Chia sẻ với báo chí bên lề Đại hội, nhiều đại biểu cho rằng, công tác nhân sự được thực hiện rất thận trọng, chặt chẽ, khách quan, bài bản, dân chủ và thực chất theo quy trình 5 bước. Đồng thời, các đại biểu bày tỏ kỳ vọng Đại hội sẽ bầu ra được những đồng chí đủ phẩm chất, năng lực vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để lãnh đạo Đảng, đất nước trong nhiệm kỳ tới.
Theo Ban Tổ chức Trung ương, công tác chuẩn bị nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự đoàn kết, thống nhất cao; đồng thời tiến hành một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện, hiệu quả theo phương châm: Làm từng bước, từng việc, từng khâu, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó.
Các đại biểu dự Đại hội.
Thực hiện có hiệu quả quan điểm xử lý hài hòa, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa chuyên môn đào tạo và sở trường, năng lực thực tiễn; giữa kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả; bảo đảm phù hợp về cơ cấu theo địa bàn, lĩnh vực công tác, độ tuổi, giới tính, dân tộc..., nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong Nhân dân. Quy trình nhân sự được tiến hành theo các bước chặt chẽ, kỹ lưỡng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; đồng thời được cụ thể hóa cho cả các trường hợp tái cử, lần đầu tham gia và theo từng nhóm đối tượng chức danh.
Đoàn đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương dự Đại hội
Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải bảo đảm chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; bảo đảm sự kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển liên tục và có sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
Trên cơ sở kết quả công tác chuẩn bị nhân sự, tại các Hội nghị Trung ương lần thứ 13, 14 và 15, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng và thống nhất cao danh sách nhân sự đề cử để trình Đại hội XIII của Đảng xem xét, bầu cử theo quy định.
Cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết: Giảm tiêu cực cho xã hội Việc cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không chỉ giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ mà còn góp phần giảm tiêu cực cho xã hội. Liên quan đến Đề án cơ cấu Chính phủ khóa XV, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành...