Mục kích hoạt động trên tàu chiến hiện đại nhất Việt Nam
Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ ( HQ-012) là 2 tàu chiến hiện đại nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.
Nhằm hiện đại hóa quân đội để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc XHCN, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa vào hoạt động 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất khu vực là Đinh Tiên Hoàng (số hiệu HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012). Đây là 2 con tàu thuộc Project 11661 Gepard-3.9, được thiết kế hiện đại, có khả năng tàng hình, có thể theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm; đồng thời phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến theo biên đội.
Tàu có chiều dài 102 m, rộng 13,7m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ 21 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian chạy liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.
Trong ảnh, các thủy thủ chào cờ vào sáng thứ hai hằng tuần.
Cờ Tổ quốc tung bay trên cột buồm tàu hộ vệ tên lửa.
Trên tàu được trang bị hệ thống phòng vệ, tấn công rất hiện đại như tên lửa diệt hạm Uran-E (tầm bắn 130km, tổng cộng 8 quả); pháo hạm đa năng AK-176; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đa năng Palma tốc độ bắn 10.000 phát/phút với tầm bắn 8.000m; 2 bệ pháo phòng không cao tốc AK-630; ngư lôi 533mm…
Video đang HOT
Trong ảnh là hải pháo chủ lực trên 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 – AK-176, có tốc độ bắn 60-120 phát/phút, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, ven bờ với tầm bắn 15km.
Đặc biệt, pháo AK-176 cũng có khả năng hạ mục tiêu trên không với độ cao tới 11,5km.
Hiện nay, nhờ tích cực và chủ động học ngoại ngữ, tin học, các thủy thủ trên hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã tổ chức huấn luyện, khai thác, quản lý đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ SSCĐ.
Thủy thủ tàu huấn luyện sử dụng đại liên 14,5mm.
Hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 được bố trí ở đuôi tàu, gần bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-28. Loại pháo này có 6 nòng cỡ 30mm, tốc độ bắn đến 5.000 phát/phút, hữu hiệu trong chống mục tiêu bay thấp, tốc độ cao như tên lửa hành trình.
Trong huấn luyện, tàu HQ-012 đã độc lập thử tên lửa chống hạm Kh- 35, tổ chức huấn luyện đường dài, huấn luyện phối hợp với không quân hạ – cất cánh máy bay lên thẳng săn ngầm K28… Các nhiệm vụ này đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc.
Trong ảnh, kíp chiến đấu tàu hộ vệ huấn luyện sử dụng tên lửa Kh-35 tấn công tàu địch. Trong ảnh, ra đa quét và bám sát mục tiêu trên biển.
Nạp thông số kỹ thuật cho tên lửa.
Nhấn nút, tiêu diệt mục tiêu trên biển.
Theo Kiến Thức
Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí với VN: Báo Trung Quốc tức tối
Báo Trung Quốc ngày thứ sáu vừa qua đã đăng bài viết phản đối quyết định Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và lớn tiếng gọi đây là hành động can thiệp và gây bất ổn ở khu vực.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington ngày 2/10.
Phản đối được đăng tải trong bài viết trên báo in của tờ Nhân dân Nhật báo, trang báo chính thức của chính phủ Bắc Kinh. "Đây không phải là hành động có suy xét", tờ báo cho biết. "Hơn nữa chính sách là sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân quyền lực ở khu vực".
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này công bố Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập niên qua đối với Việt Nam. Đây là một phần trong chiến lược rộng hơn của Mỹ, nhằm giúp các nước châu Á ở Biển Đông củng cố khả năng an ninh hàng hải.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết việc bán bất cứ loại vũ khí cụ thể nào cho Việt Nam sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một, nhưng chỉ tập trung trong lĩnh vực phòng thủ, và hoàn toàn không phải là "một động thái chống Trung Quốc".
Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt ở Hoàng Sa, tăng cao. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy hồi tháng 8 tàu hải quân Trung Quốc đã chặn và lục soát các tàu cá Việt Nam, thu giữ thiết bị của họ.
Tờ Nhân dân Nhật báo lập luận một cách không ăn nhập rằng vì: "Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuẩn về nguyên tắc chỉ đạo cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển...đã thiết lập nhóm làm việc song phương để thảo luận về việc phát triển chung trên biển năm 2013" nên "việc nhập khẩu vũ khí Mỹ sẽ không giúp gì cho sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nước. Nó sẽ gây tổn hại sự ổn định và làm phức tạp thêm căng thẳng giữa hai nước".
Cảnh báo xung đột gián tiếp Trung -Mỹ
Bài báo cũng chĩa công kích vào chính sách của Mỹ và tỏ ra tị nạnh rằng: "Chính sách của Mỹ không nhất quán. Một mặt dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Mỹ vẫn đang duy trì lệnh cấm bán vũ khí với Trung Quốc, giới hạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao khác", tờ báo này cho hay.
Tờ Nhân dân Nhật báo ngoài gọi việc dỡ bỏ một phần lện cấm bán vũ khí đối với Việt Nam là "sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân bằng quyền lực ở khu vực" mà còn là cách "để giành ảnh hưởng" ở châu Á.
Sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc hiện là mối lo ngại lớn của Mỹ và các nước khác trong khu vực. Philippines, một đồng minh của Mỹ, hiện đang củng cố lực lượng hải quân của mình và củng cố mối quan hệ quân sự với Mỹ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc tăng cao. Cho đến nay, Philippines đã cho triển khai 2 tàu từng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ vào đội tàu của hải quân nước này.
Nhật, nước cũng có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Hoa Đông, đang xem xét điều chỉnh hiến pháp hòa bình thời hậu chiến tranh Thế giới lần II, cho phép hành động quân sự trực tiếp hỗ trợ các đồng minh.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí của Mỹ "đi ngược trực tiếp với mục đích Mỹ đã tuyên bố là duy trì hòa bình và ổn định và nó cản trở mối quan hệ Trung-Mỹ".
"Mỹ cần phải lưu ý rằng chính sách thiển cận về bán vũ khí này với các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được xem là ví dụ của xung đột gián tiếp" với Trung Quốc - tờ báo cảnh báo.
Trung Anh
Theo Dantri
Thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng về tới Việt Nam Sau 9 ngày bay liên tục từ Canada, hôm 7/10 chiếc thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng mà Việt Nam mua đã hạ cánh xuống Cam Ranh. Sau 9 ngày bay liên tục từ Canada, hôm 7/10 chiếc thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng mà Việt Nam mua đã hạ cánh xuống Cam Ranh. Cất cánh lên đường bay về nước từ sáng...