Mức giá đắt đỏ cho mỗi lần Mỹ phóng tên lửa
Trang Drive dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ vừa lần đầu tiết lộ mức giá đắt đỏ của những loại tên lửa lực lượng này đang được trang bị.
Mức giá cụ thể của từng loại tên lửa được công bố bao gồm: Tên lửa SM-2 Block IIIAZ có giá 1.200.000 USD/quả, trong khi đó tên lửa tiêu chuẩn 2 (SM-2) Block IIIC có giá 2.349.000 USD/quả.
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB có giá 11.830.000 USD/quả. Ngân sách trang bị dòng tên lửa này được trích từ ngân sách của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA). Trong khi đó với phiên bản Block IIA giá còn đắt đỏ hơn nhiề. Ngân sách trang bị dòng tên lửa này được trích từ ngân sách của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA).
Chiến hạm Mỹ phóng Tomahawk tấn công Syria hồi năm 2018.
Tên lửa đánh chặn SM-6 có giá 4.318.632 USD/quả, tên lửa Evolved Sea Sparrow (ESSM) có giá 1.795.000 USD/quả. Tên lửa Tomahawk Block V có giá 1.537.645 USD/quả. Đây là đơn giá cho biến thể tấn công trên bộ cơ bản. Để nâng cấp các tên lửa này cần mua thêm bộ chuyển đổi MST có giá khoảng 889.681 USD.
Dù sở hữu mức giá cực đắt đỏ nhưng khả năng chiến đấu của những tên lửa này không được đánh giá cao, đặc biệt với trường hợp của Tomahawk. Hồi cuối năm 2018 khi nói về hiệu quả của Tomahawk khi tấn công vào Syria và Iraq, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chỉ có 30% số tên lửa thành công.
“Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự và những dữ kiện Nga thu được, hiệu quả của tên lửa Tomahawk là chỉ 30%. Mỹ sẽ phải sớm nâng cấp loại tên lửa này bởi chúng quá lỗi thời”, ông Putin nói.
Khác với tên lửa hành trình Tomahawk, những thế hệ tên lửa phóng từ máy bay của Mỹ cho thấy hiệu quả cao hơn “đôi chút”, nhưng vẫn chưa đủ để được coi là đáng tin cậy.
Trước đó, liên quân Mỹ, Anh và Pháp bất ngờ phóng hơn 100 quả tên lửa hành trình, đa phần là Tomahawk vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria với cáo buộc chưa được kiểm chứng rằng Damascus tấn công hóa học khiến hàng chục thường dân thiệt mạng.
Sau vụ tấn công, lực lượng Quân đội chính phủ Syria đã tìm thấy 2 tên lửa Tomahawk chưa phát nổ sau cuộc tấn công của Mỹ, trong khi bắn hạ hơn 70 quả trong số này. Dù thiệt hại này chưa một lần được Mỹ thừa nhận nhưng truyền thông Israel và Trung Đông đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của “sứ giả chiến tranh” trong Hải quân Mỹ.
Trang Jpost dẫn nguồn tin quân sự Israel nghi ngờ Nga dùng khí tài đặc biệt của mình chỉ thị mục tiêu giúp Syria bắn hạ tên lửa Mỹ và đồng minh.
Jpost dẫn lời một vị quan chức quốc phòng Israel giấu tên cho biết, với thực trạng (tại thời điểm diến ra vụ đánh chặn) của hệ thống phòng không của Syria, việc phát hiện và tung đòn ngăn chặn kịp thời tên lửa tấn công tối tân của Mỹ và phương Tây là nhiệm vụ rất khó.
Dù chưa thể khẳng định con số thực tế trong 70% tên lửa bị đánh chặn theo tuyên bố của Syria là sự thật nhưng chắc chắn rằng, con số này không hề nhỏ và nó là thành tích không tưởng nếu phòng không Syria chỉ dựa vào khả năng chính mình.
Vị quan chức này cho biết thêm, hiện giới quân sự Israel đang nghi ngờ rằng Nga đã dùng khí tài đặc biệt giúp phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho hệ thống Buk-M2 của Syria thực hiện thành công cả loạt vụ đánh chặn với tên lửa Mỹ.
Không chỉ là nhận định chung, khi trò chuyện với tờ Jpost, vị quan chức này còn chỉ thẳng khí tài có thể đã âm thầm giúp Syria, đó chính là đài radar 96L6E – được đánh giá là sát thủ với mục tiêu tầm thấp được Nga điều đến Syria hồi đầu năm 2018.
Theo vị quan chức này, sau khi 96L6E phát hiện và tính toán quỹ đạo bay của mục tiêu, khí tài này sẽ chuyển thông tin đến những hệ thống phòng không không còn mới của Syria đế thực hiện đánh chặn.
Với cách phối hợp này, những hệ thống Buk-M2 hay những vũ khí cổ lỗ hơn vẫn hoàn toàn đủ sức tung ra những cú đòn chính xác chặn đứng tên lửa tấn công tối tân của Mỹ cùng đồng minh nã vào Syria.
Nhưng đến nay vẫn không có giải thích nào được cho là hợp lý về trường hợp nhiều tên lửa Tomahawk không thể tấn công trúng mục tiêu tại Iraq trước đó, quốc gia với hệ thống phòng không yếu hơn hẳn Syria được Nga trợ giúp.
Tàu chiến Mỹ lần đầu đánh chặn tên lửa xuyên lục địa
Khu trục hạm Mỹ lần đầu khai hỏa đạn đánh chặn SM-3 Block IIA, tiêu diệt thành công mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Cuộc thử nghiệm diễn ra ở vùng biển trung tâm Thái Bình Dương hôm 17/11, là lần đầu chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3 Block IIA để đánh chặn mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) cho biết trong thông cáo cùng ngày.
Vụ phóng thử nghiệm Hệ thống Vũ khí Aegis-44 (FTM-44), với tên mã Stellar Lancer, ban đầu dự kiến diễn ra vào tháng 5, song bị hoãn lại do Covid-19. Trong cuộc thử nghiệm hôm qua, mục tiêu mô phỏng ICBM-T2 được phóng từ bãi thử Ronald Reagan trên đảo Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall, và hướng tới mục tiêu ở Hawaii.
Mô phỏng tiến trình tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu ICBM của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Video: Raytheon .
Khu trục hạm USS John Finn, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (Aegis BMD), đảm nhận nhiệm vụ đánh chặn tên lửa này. Sau khi nhận thông tin từ vệ tinh và sở chỉ huy qua mạng lưới Liên lạc Quản lý Chỉ huy và Kiểm soát Tác chiến (C2BMC), tàu John Finn tính toán giải pháp điều khiển hỏa lực trước khi phóng và điều khiển tên lửa SM-3 Block IIA đánh chặn mục tiêu.
Khi đạt độ cao phù hợp, SM-3 Block IIA phóng ra "phương tiện tiêu diệt" lao vào phá hủy mục tiêu khi nó đang di chuyển bên ngoài bầu khí quyển. "Phương tiện tiêu diệt" này sử dụng lực đâm va để hạ mục tiêu thay vì sức công phá từ thuốc nổ như đầu đạn tên lửa đánh chặn thông thường.
Phương tiện tiêu diệt có kích thước và tính cơ động cao hơn đầu đạn trên tên lửa đánh chặn đời cũ SM-3 Block IB. Biến thể Block IIA được trang bị động cơ lớn hơn giúp tăng tầm bắn, độ cao và vận tốc pha cuối, các chuyên gia quân sự nhận định.
SM-3 Block IIA ban đầu được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đặt mục tiêu mở rộng khả năng đánh chặn tên lửa ICBM của SM-3 Block IIA. Các kiến trúc Aegis BMD và C2BMC cho phép tung đòn đánh chặn tên lửa đạn đạo trước khi nó hồi quyển và di chuyển với tốc độ nhanh hơn.
Tên lửa 'Tomahawk Ấn Độ' phóng xịt khi thử nghiệm Nirbhay, mẫu tên lửa Ấn Độ tự phát triển tương tự Tomahawk của Mỹ, gặp trục trặc chỉ 8 phút sau khi phóng thử nghiệm. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thông báo vụ phóng thử tên lửa hành trình Nirbhay với tầm bắn 1.000 km đã thất bại hôm 12/10. DRDO cho hay quả đạn gặp...