Mực giá 100.000 đồng/kg là mực gì?
Gần đây, xuất hiện thông tin những gánh hàng rong bán mực khô tại các quán cơm dọc quốc lộ 1 ( huyện Hoài Nhơn, Bình Định) bán mực dởm, giá rẻ được làm bằng bột mỳ và bột nhựa cao su. Vậy, thực hư vụ việc như thế nào, PV điện tử Dân Việt đã vào cuộc tìm hiểu thực tế.
Mực siêu rẻ là mực xà
Những quán cơm, tiệm bán các món ăn đặc sản tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định) là nơi mưu sinh hàng chục phụ nữ bán hàng rong. Họ chào mời khách mua bánh tráng, mực… về quê làm quà. Tuy nhiên, gần đây, sau khi xuất hiện thông tin mực khô dởm, lượng khách hàng mua mực giảm hẳn. Khách nào mua thì cũng tỏ ra dè dặt và cẩn trọng hơn.
Lột mực xà để màu sắc bắt mắt, thu hút được khách hàng. D.T
Chị Trần Thị Bảy (chủ quán ăn Bảy Văn, huyệnHoài Nhơn, Bình Định) cho biết: “Tại đây hàng mực rẻ tiền thì chúng tôi không có bán. Hiện tại, tiệm chúng tôi có loại mực nhỏ (chừng 3 ngón tay): 400.000 đồng/ kg, mực lớn hơn: 800.000 đồng/ kg, đảm bảo thơm ngon. Còn mực mà hàng rong bán là mực xà, giá rẻ hơn rất dễ nhận biết với dấu hiệu như con mực to, dày, nhưng mặn và cứng lắm”.
Chị Nguyễn Thị Sang (33 tuổi, bán hàng rong tại xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn) cho hay: “Ở đây, gánh hàng rong chúng tôi bán chủ yếu là mực xà, không ngon bằng các loại khác nhưng rẻ tiền, chứ không phải mực giả gì đâu. Có lúc khách vô đây mua nhưng nghi ngờ mực giả họ dùng lửa để đốt mực đến hư hộp diêm mà mực không cháy. Họ mới tin đây là mực thật nên họ mua liền”.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Sang lặng lẽ với gánh hàng rong bán mực khô để mưu sinh. D.T
Cũng theo chị Sang, các gánh hàng rong ở đây bán 2 loại mực khô: mực ống (khoảng 700.000 đồng/kg) và mực xà (hơn 100.000 đồng/ kg). Đây đều là mực được ngư dân Bình Định đánh bắt trên biển và những phụ nữ này mua về làm sạch, bán cho khách kiếm vài đồng lời để nuôi con ăn học.”Chúng tôi bán hàng rong ở đây đều mua mực từ ngư dân Bình Định, họ đi biển đánh bắt về phơi trên ghe, thuyền. Mực xà thì rẻ hơn, chất lượng không ngon nhưng tiền nào của nấy, chứ nói bán mực giả thì tội cho người dân. Nhiều khách còn thích mua loại mực xà này hơn vì rẻ nên làm quà là hợp túi tiền. Nếu muốn mực ống thì tôi có bán nhưng loại này chỉ bỏ tủ lạnh chứ không dám mang ra ngoài. Vì mực ống 1 ký gần 1 triệu đồng, mang ra mời khách nhưng không ai mua rồi mực bị đen thì tiền đâu mà bù lỗ”- chị Sang chia sẻ.
Tội cho dân
Chị Sang tâm sự: “Tôi bán mực hơn 10 năm nay rồi, mực xà ăn không được mềm, không ngọt bằng mực ống nhưng giá rẻ hơn đến gần 7 lần, tiền nào thì của nấy thôi. Mực xà nhìn không đẹp mắt vì lớp lụa ngoài đen thui, phải lột lớp lụa ra mới bán, ăn lại không ngon. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nếu mua mực xà thì nên luộc lên rồi xé ra trọn gỏi chứ đừng nướng vì bản thân loại mực này ít có vị ngọt. Nhiều vị khách mua tôi cũng hướng dẫn như vậy, mỗi ngày tôi chỉ bán được khoảng 3,4 ký mực khô, đủ mức thu nhập của phụ nữ ở quê thôi chứ có nhiều đâu”.
Bà chủ quán Thụy Khanh (bán mặt hàng đặc sản tại xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn), khẳng định: “Ở đây, các gánh hàng rong thì họ mực xà, chất lượng không bằng mực ống nhưng giá rẻ nên khách mua nhiều chứ không phải mực giả đâu”.
Sau khi nghe thông tin mực khô dởm làm từ bột mỳ và bột nhựa cao su được những người bán hàng rong bán tại các quán cơm trên địa bàn huyện Hoài Nhơn (Bình Định), chính quyền và ngành chức năng tại địa phương này đã vào cuộc kiểm tra. Theo UBND huyện Hoài Nhơn, thời gian qua địa phương này chưa thấy xuất hiện tình trạng mực khô được làm từ cao su và bột mỳ. Qua kiểm tra các cơ sở kinh doanh, quán cơm và cánh hàng rong bán mực khô dọc quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đều là mực lá, mực xà. Trong đó, mực xà khô là loại mực ăn không ngon, khi nướng có mùi khai (giá bán 120.000 đồng- 150.000 đồng/kg).
Mực xà khô rất to được các phụ nữ bán rong bán với giá chỉ hơn 100.000 đồng/kg. D.T
Ông Nguyễn Chí Công- Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết: “Thông tin không đúng sự thật đã ảnh hưởng đến việc buôn bán của người dân địa phương. Hiện nay, huyện Hoài Nhơn có khoảng 300 chiếc tàu đánh bắt xa bờ chuyên hành nghề câu mực, sản lượng đánh bắt mỗi năm trên 1.500 tấn khô. Nghề câu mực đang vào mùa đánh bắt chính nên lượng mực về bờ khá cao, trong đó có không ít được đi qua các cơ sở chế biến mực khô rồi đưa ra thị trường bán lẻ”.
Theo Danviet
"Gia đình khí tượng" thay nhau ra Trường Sa
Gần 40 năm công tác trong ngành khí tượng, ông Võ Thống (trú xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) thường xuyên ra đảo Trường Sa làm nghề "đo gió, đếm mưa". Điều thú vị là, khi ông về đất liền, những đứa con lại nối nghiệp cha ra đảo, lặng lẽ với công việc cha mình đã theo đuổi.
Hồi ức Trường Sa
Dáng người mảnh dẻ, nét cười đôn hậu, ông Võ Thống - Trạm trưởng Trạm khí tượng Hoài Nhơn, chào khách bằng giọng nói sang sảng, giòn giã. Ông Thống kể: "Công việc thường ngày của tôi là đo gió, mưa, nắng, mây, đo chấn động mặt đất để phục vụ công tác dự báo trước thời tiết hàng ngày. Dù trời nắng hay mưa vẫn chừng ấy công việc, bão lũ thì phải túc trực 24/24 giờ để thường xuyên cập nhật số liệu. Thâm niên gần 40 năm rồi. Năm 2007, tôi nhận công tác tại Trạm Khí tượng - Hải văn Trường Sa ở đảo Trường Sa Lớn. Năm 2008, tôi được chuyển sang làm Trạm trưởng Trạm Khí tượng trên đảo Song Tử Tây cho đến năm 2010 mới về lại đất liền".
Ông Võ Thống lặng lẽ với công việc "đo gió, đếm mưa". Ảnh: Dũ Tuấn
Theo lời kể của ông Thống, đó là mốc thời gian đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông. Trạm khí tượng tại đảo nơi ông công tác nằm cạnh Bia chủ quyền của đảo. Trạm chỉ có 3 người nhưng san sẻ và yêu thương nhau như anh em ruột. Ở đảo, không khí, gió... đều mang độ mặn cao nên công việc của ông gặp rất nhiều khó khăn. Máy móc dễ bị hư hỏng nên các cán bộ tại trạm phải kiêm luôn công việc bảo dưỡng thiết bị.
"Vào mùa mưa bão phải thực hiện công việc thường xuyên, khoảng 30 phút/lần. Nhiều đêm bão lớn, gió giật ầm ầm, bước ra ngoài có thể bị gió cuốn mất, nhưng chúng tôi vẫn phải ra vườn nắm số liệu để kịp thời báo cáo về đất liền. Khi đã ở Trường Sa rồi, chúng tôi càng nhận thức rõ hơn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc" - ông Thống cho hay.
Sau năm 2010, ông Thống về công tác tại Trạm khí tượng Hoài Nhơn (xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, Bình Định).
Cha, con thay nhau ra đảo
Sau những lần theo cha học lỏm nghề "đo gió, đếm mưa", khi trưởng thành những người con của ông Thống đều nối nghiệp cha. Điều thú vị là, khi ông Thống về đất liền thì những đứa con của ông lại thay nhau ra đảo để tiếp tục công việc của cha mình.
Ông Thống cho biết: "Cả 3 đứa con tôi đều chọn học ngành khí tượng tại trường Cao đẳng Tài nguyên - Môi trường TP.Hồ Chí Minh. Năm 2010, khi tôi từ đảo Song Tử Tây về đất liền thì con trai đầu là Võ Thanh Hải nhận công tác tại Trạm Khí tượng - Hải văn Trường Sa. Hơn một năm sau, vì mới cưới vợ, Hải xin về đất liền công tác 1 năm thì đứa em Võ Thành Tín lại ra đảo để thay cho anh trai. Tháng 4.2014, thằng Tín lại về đất liền, công tác tại Trạm Khí tượng Hoài Nhơn cho đến nay".
Nhìn những đứa con tâm đắc với nghề của cha đang theo và chúng làm việc say mê, lòng tôi lại chộn rộn niềm vui". Ông Võ Thống
Sau khi về đất liền và chào đón đứa con đầu lòng ra đời, anh Hải lại vội vã lên đường ra đảo nhận nhiệm vụ Trạm trưởng Trạm Khí tượng đảo Song Tử Tây. Ở nhà, vợ anh hạ sinh đứa con trai, nay đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa một lần được nhìn mặt cha.
Tiếp gót những người con trai trong gia đình, chị Võ Thu Hương (con gái ông Thống) hiện là cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ và anh Đào Bá Cao (chồng chị Hương) cũng công tác tại Trạm Khí tượng - Hải văn Trường Sa.
Ông Thống chia sẻ: "Tôi còn có người em trai là Võ Thái Hoàng, đang công tác tại Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ. Ai cũng bận rộn với công việc nên Tết cũng ít được quây quần bên nhau, chỉ đơn giản gọi chúc nhau qua điện thoại, vậy nhưng ai cũng yêu nghề. Nhìn những đứa con tâm đắc với nghề của cha đang theo và chúng làm việc say mê, lòng tôi lại chộn rộn niềm vui"./.
Theo_Dân việt
Tàu cá cùng 6 ngư dân mất tích trên biển hơn 10 ngày Một tàu cá của tỉnh Bình Định đã mất tích hơn 10 ngày khi đánh bắt trên biển. Ngư dân tham gia đánh bắt trên biển Hoàng Sa (Ảnh: Đình Thiên) Sáng 19.12, Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung-Tây Nguyên (đóng tại TP. Đà Nẵng) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp với hoàn...