Mức độ gây tổn thương kinh tế của biến thể Delta
Biến thể Delta đã gây ra làn sóng COVID-19 mới tại một loạt quốc gia đồng thời là rủi ro lớn đối với quá trình hồi phục ở nhiều nơi.
Dấu hiệu tổn thương về kinh tế do biến thể Delta khá rõ rệt ở các nước.
Công tác chuẩn bị vaccine COVID-19 trước khi tiêm cho người dân tại một trung tâm ở Sydney, Australia. Ảnh: AP
Công ty chuyên về dữ liệu IHS Markit (Anh) này 23/8 đã công bố đánh giá về tác động của biến thể Delta với kinh tế các nước. Theo đó, tại Australia, hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực tư nhân đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tỷ lệ thuận với số ca mắc mới COVID-19 từ tháng 7.
IHS Markit nhận định: “Sự gia tăng các ca mắc mới COVID-19, tác động bởi biến thể Delta, và những đợt giãn cách xã hội ở các bang khác nhau của Australia trong tháng 8 tiếp tục làm giảm nhu cầu và sản lượng”.
Video đang HOT
Theo kênh CNN (Mỹ), Nhật Bản cũng chịu tình trạng kinh doanh đi xuống với các công ty giảm lạc quan sau đợt tăng mạnh các ca mắc mới COVID-19 gần đây.
Các chuỗi cung ứng cũng đối mặt với nhiều thách thức làm dấy lên lo ngại trước giai đoạn mua sắm vào dịp lễ quan trọng sắp tới. COVID-19 là nhân tố tác động khi cảng Ningbo-Zhoushan tại Trung Quốc phải đóng cửa từ 11/8 sau khi ghi nhận một công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Gián đoạn tại cảng container lớn thứ ba trên thế giới này khiến nhiều tàu vận tải quốc tế phải điều chỉnh lịch trình và thông báo với khách hàng về khả năng hàng hóa giao chậm.
CEO của công ty vận tải C.H. Robinson (Mỹ)-ông Bob Biesterfeld chia sẻ với CNN: “Áp lực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu không hề thuyên giảm”.
Kể cả tại Anh, khi sản lượng của lĩnh vực tư nhân vẫn tăng trưởng thì sự phục hồi dường như đang mất dần đà.
Ông Chris Williamson tại IHS Markit đánh giá: “Mặc dù các biện pháp ngăn chặn COVID-19 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bùng phát nhưng số trường hợp mắc mới tăng đang ngăn cản các hình thức chi tiêu”. Các doanh nghiệp cũng trăn trở về tình trạng thiếu nhân lực do tác động của COVID-19.
Theo CNN, kinh tế Mỹ đang vận hành ở mức 92% so với trước đại dịch và tăng trưởng kinh tế quý 3 của nước này dự kiến không quá nhộn nhịp bởi ảnh hưởng của biến thể Delta đến tiêu dùng.
Philippines ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất từ khi dịch bùng phát
Ngày 23/8, Bộ Y tế Philippines cho biết đã ghi nhận 18.332 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này.
Giới chức Manila cũng lần đầu tiên thừa nhận tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng do biến thể Delta tại Vùng đô thị Manila. Ngoài ra, Philippines cũng ghi nhận thêm 151 ca tử vong mới. Với những thống kê mới trên, tổng ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này tăng lên mức 1.857.646 ca, trong đó có 31.961 ca tử vong.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire nói rõ biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh đang lan rộng khắp Vùng đô thị Manila, bao gồm thủ đô Manila và 16 thành phố với hơn 13 triệu dân. Bà nêu rõ nhìn trên bản đồ dịch bệnh, tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng tập trung tại các khu vực đông dân cư do gia tăng số ca mắc biến thể Delta tại những khu vực này, nơi có gần 30 triệu dân sinh sống.
Trước đó, các nhà chức trách Philippines đã nới lỏng lệnh phong tỏa tại Vùng đô thị Manila trong 10 ngày, kể từ ngày 21/8, nhằm cho phép các doanh nghiệp nối lại hoạt động. Theo giới chức sở tại, tỷ lệ lây nhiễm tại đây đã chững lại sau 2 tuần áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Cho tới nay, mới hơn 4 triệu người, tương đương 43,5% dân số tại Vùng đô thị Manila, đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Trong khi đó, Indonesia tiến hành nới lỏng các hạn chế hoạt động cộng đồng. Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu trên kênh Youtube của Văn phòng thư ký Tổng thống ngày 23/8, Tổng thống Joko Widodo cho biết, chính phủ nước này sẽ dần nới lỏng các quy định về việc thực hiện các hạn chế đối với các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4 do có sự cải thiện ở một số chỉ số. Việc mở cửa trở lại các hoạt động cộng đồng vẫn phải được thực hiện từng bước phù hợp với các quy trình y tế như xét nghiệm và truy vết cũng như triển khai tiêm chủng rộng rãi hơn.
Cụ thể, PPKM ở các khu vực Jakarta, Bogor, Depok, Tangerang và Bekasi sẽ giảm xuống cấp độ 3 từ ngày 24-30/8/2021. Các cơ sở tôn giáo được phép hoạt động với tối đa 30 người. Các nhà hàng được phép mở cửa với công suất phục vụ tối đa 25% sức chứa, một bàn với 2 người và giờ mở cửa giới hạn đến 20h. Các trung tâm mua sắm và trung tâm thương mại được phép mở cửa tối đa là 50% và được phép hoạt động đến 20h hằng ngày. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và định hướng xuất khẩu có thể hoạt động 100% công suất. Các thực hiện các quy trình nghiêm ngặt về sức khỏe do chính quyền khu vực quy định.
Cũng theo Tổng thống Joko Widodo, đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và một số quốc gia hiện đang trải qua đợt thứ ba với số ca mắc bệnh rất lớn, do đó Indonesia phải luôn cảnh giác để thực hiện các chính sách đúng đắn trong việc kiểm soát đại dịch.
Theo thống báo của Bộ Y tế Indonesia, trong ngày 23/8, nước này ghi nhận thêm 9.604 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.989.060 người. Với 842 trưởng hợp tử vong, nâng tổng ca tử vong từ đầu mùa dịch lên 127.214 người.
Xét nghiệm rộng, cách ly chặt: Chìa khóa để Trung Quốc thắng COVID-19 sau 1 tháng Chỉ trong vòng 1 tháng, Trung Quốc đã cơ bản thành công trong kiểm soát đợt dịch bùng phát COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể Delta. Nhân viên phun khử khuẩn lớp học tại một trường Đại học ở tỉnh Chiết Giang, chuẩn bị đón năm học mới. Ảnh: RTE Trung Quốc trong ngày 22/8 không ghi nhận một ca lây...