Mục đích thực sự việc Hàn Quốc nỗ lực đầu tư lực lượng chống ngầm
Hải quân Hàn Quốc đang đầu tư mạnh cho lĩnh vực tác chiến chống ngầm, nhưng liệu có phải chỉ để đối phó với Triều Tiên?
Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA cho biết, chiếc tàu hộ tống đa năng lớp Incheon thứ 3 mang tên ROKS Jeonbuk, số hiệu 813 sẽ chính thức vào biên chế Hải quân Hàn Quốc từ tháng 5/2015.
Khi chính thức nhận nhiệm vụ, vai trò của tàu sẽ là giám sát hàng hải và tác chiến chống ngầm.
Jeonbuk thuộc chương trình FFX do Hyundai Heavy Industries đóng mới. Trước đó, hai tàu Incheon 811 và Gyeonggi 812 đã đi vào hoạt động từ tháng 1/2013 và tháng 11/2014.
Tàu hộ tống đa năng lớp Incheon thứ 3 số hiệu 813 sẽ đi vào hoạt động trong Hải quân Hàn Quốc từ tháng 5/2015
Dự kiến đến năm 2020, Hải quân Hàn Quốc sẽ đóng mới và đưa vào hoạt động thêm 9 tàu hộ tống đa năng lớp Incheon. Các tàu mới sẽ có những sửa đổi đáng kể để phù hợp với môi trường tác chiến hàng hải ngày càng phức tạp.
Một số nguồn tin cho biết, con số mua sắm còn có thể lên đến 20 chiếc. Tàu hộ tống đa năng lớp Incheon sẽ thay thế cho các lớp Ulsan và Pohang thế hệ cũ.
Lớp tàu này được trang bị khá mạnh gồm: 1 pháo hạm 127 mm, 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung, 1 hệ thống phòng không tầm thấp RIM-116, 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx, 2 x 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm 324 mm.
Hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại gồm radar SPS-550K, hệ thống chiến tranh điện tử LIG Nex1 SLQ-200(V)K cùng hệ thống định vị thủy âm (sonar) gắn trên thân.
Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng săn ngầm AgustaWestland AW159 Lynx Wildcat ASW.
Đầu tư mạnh về săn ngầm để đối phó Triều Tiên?
Sự kiện tàu hộ tống ROKS Cheonan thuộc lớp Pohang bị chìm do trúng ngư lôi nghi của Triều Tiên vào năm 2010 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Hàn Quốc.
Video đang HOT
Sự kiện tàu tuần tra Cheonan bị chìm do trúng ngư lôi đã phơi bày điểm yếu chết người của Hải quân Hàn Quốc
Các cuộc điều tra liên hợp cho thấy, chiếc tàu hộ tống có lượng giãn nước 1.200 tấn đã bị cắt làm đôi bởi một quả ngư lôi có thể được bắn đi từ tàu ngầm lớp Yono hoặc Sang-O của Triều Tiên.
Mặc dù phía Triều Tiên phủ nhận việc liên quan đến sự cố tàu tuần tra Cheonan nhưng rõ ràng khả năng chống ngầm yếu kém của Hàn Quốc chính là gốc rễ dẫn đến thảm họa.
Hải quân Triều Tiên tuy không hiện đại nhưng họ lại sở hữu một hạm đội tàu ngầm mini đông đảo hàng đầu thế giới. Đặc tính kỹ chiến thuật của các tàu ngầm này không có gì đặc biệt nhưng chúng có thể thực hiện cuộc tấn công một cách bất ngờ và lén lút.
Chương trình tàu hộ tống thế hệ mới FFX đã được lên kế hoạch trong những năm 1990, nhưng nó đã bị đình chỉ do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997.
Việc hủy bỏ chương trình FFX đã để lại một lỗ hổng trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm của Hải quân Hàn Quốc. Mặc dù sau đó dự án này được nối lại vào đầu những năm 2000 nhưng đã gây ra sự chậm trễ nhất định.
Hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên thực sự là mối đe dọa đối với tàu chiến Hàn Quốc nhưng xét tổng thể, Hải quân Triều Tiên không đủ khả năng để thách thức Hải quân Hàn Quốc.
Mục đích thực sự của Hải quân Hàn Quốc
Hàn Quốc đang hướng đến kế hoạch xây dựng lực lượng “hải quân nước xanh” (lực lượng hải quân có khả năng tác chiến xa bờ dài ngày). Điều đó cho thấy, Triều Tiên có thể chỉ là khởi đầu cho các kế hoạch dài hơi của họ.
Sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc mới là thách thức lớn đối với Hàn Quốc khi họ đầu tư khá mạnh cho lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân.
Hạm đội tàu ngầm đông đảo và hiện đại của Trung Quốc mới chính là gốc rễ trong kế hoạch tăng cường lực lượng chống ngầm của Hàn Quốc
Theo số liệu của Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang có trong biên chế 12 tàu ngầm lớp Kilo mua từ Nga, 13 tàu ngầm Type-039 lớp Song.
Đặc biệt, gần đây họ đã giới thiệu tàu ngầm Type-041 lớp Yuan, được cho là có trang bị hệ thống động lực không cần không khí (AIP) cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc có khoảng 10 chiếc. Các tàu ngầm của Trung Quốc khá hiện đại, chúng được trang bị nhiều công nghệ cho phép qua mặt những hệ thống định vị thủy âm tiên tiến.
Mặc khác, thời gian gần đây Hải quân Trung Quốc đang mở rộng một cách bất thường các hoạt động của họ.
Do đó, kế hoạch đầu tư mạnh cho lực lượng tác chiến chống ngầm của Hải quân Hàn Quốc về cơ bản là để đối phó Triều Tiên. Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của kế hoạch này có thể là ngăn chặn sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc.
Theo Tri Thức
Sức mạnh biên đội tàu Hải quân Hàn Quốc vừa đến thăm Việt Nam
Sáng 3/12, biên đội tàu Hải quân Hàn Quốc gồm khu trục hạm Choe Yeong và tàu tiếp vận Cheonji đã cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.
ROKS Choe Yeong (Choi Young) số hiệu DDH-981 là chiếc cuối cùng trong tổng số 6 khu trục hạm thuộc lớp Chungmugong Yi Sun-sin (hay còn được gọi là KDX-II). Đây là lớp khu trục hạm mạnh thứ 2 của Hải quân Hàn Quốc, chỉ đứng sau chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại Đế.
ROKS Choe Yeong được đóng bởi Hyundai Heavy Industries, chính thức vào biên chế Hải quân Hàn Quốc ngày 4/9/2008.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 5.520 tấn; dài 150 m; rộng 17,4 m; mớn nước 9,5 m; tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h); tầm hoạt động 5.500 hải lý (10.200 km); thủy thủ đoàn 200 người.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử tinh vi và đồ sộ gồm radar trinh sát tầm xa Raytheon AN/SPS-49(V)5 2D, radar trinh sát MW08 3D cùng radar kiểm soát hỏa lực STIR240 của Thales Nederland; hệ thống tác chiến điện tử SLQ-200(V)K SONATA và hệ thống quản lý tác chiến KDCOM-II .
Vũ khí trang bị gồm 32 ống phóng thẳng đứng Mk 41 tương thích với tên lửa phòng không SM-2 Block IIIA.
Bên cạnh đó là 1 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn RAM, 1 hệ thống CIWS Goalkeeper, 1 pháo 127 mm Mk 45 Mod 4, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 6 ngư lôi hạng nhẹ Mk 46 cỡ 324 mm và 2 trực thăng Super Lynx.
Đây là lần thứ hai trong năm khu trục hạm ROKS Choe Yeong tới Việt Nam, chuyến thăm lần trước diễn ra vào tháng 3/2014.
Đi cùng khu trục hạm ROKS Choe Yeong là tàu tiếp vận cỡ lớn ROKS Cheonji (còn gọi là Chun Jee) số hiệu AOR-57. Tàu cũng được đóng bởi Hyundai Heavy Industries, chính thức vào biên chế Hải quân Hàn Quốc tháng 12/1990.
Thông số kỹ thuật cơ bản: lượng giãn nước đầy tải 9.180 tấn; dài 134 m, rộng 18 m, mớn nước 8,5 m; tốc độ tối đa 20 hải lý/h, tốc độ hành trình 15 hải lý/h.
Tàu có khả năng chuyên chở tới 4.200 tấn nhiên liệu và nước ngọt, 450 tấn đạn dược hay hàng hóa khô. Với 1.340.000 G/L nhiên liệu mang theo để tiếp vận, Cheonji có thể chạy liên tục 5,5 vòng quanh trái đất.
Cheonji có thể tiếp nhiên liệu cho 2 chiến hạm cùng lúc hay cung cấp hàng hóa khô từ vị trí 2 bên mạn cũng như ở đuôi tàu. Trên tàu có 2 cần cẩu lớn và 3 thang máy để nâng hạ hàng hóa.
Trong năm nay, 2 tàu ROKS Cheonji (AOR-57) và ROKS Choe Yeong (DDH-981) cùng thủy thủ đoàn 650 người đã thực hiện chuyến hải trình ghé thăm 12 cảng của 12 quốc gia trên thế giới.
Theo Tri Thức
Hàn Quốc tập trận bắn đạt thật, phớt lờ phản đối của Nhật Hải quân Hàn Quốc hôm nay 20/6 đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạt thật hiếm hoi gần một quần đảo tranh chấp, phớt lờ sự phản đối giận dữ từ phía Nhật Bản, vốn gọi cuộc tập trận là "đáng chỉ trích". Tàu hải quân Hàn Quốc bắn tên lửa trong cuộc tập trận gần quần đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima ngày...