Mục đích thật sự của Trung Quốc bán máy bay cho Campuchia là gì?
Trung Quốc thời gian gần đây đã cung cấp mười hai chiếc máy bay trực thăng Z-9 do nước này sản xuất cho Campuchia để dùng vào việc huấn luyện phi công và xử lý các nhiệm vụ vận chuyển bằng máy bay trực thăng. Tuy nhiên, việc giao hàng này diễn ra khá nhanh chưa đến một năm kể từ khi từ khi Trung Quốc phê duyệt một gói vay cho quốc gia Đông Nam Á này vay 195 triệu USD để mua thiết bị quân sự cách đây 11 tháng trước, không khiến nhiều người đặt câu hỏi về mục đích thật sự của chuyến giao hàng này là gì.
Trung Quốc đã sản xuất hơn 200 máy bay Z-9, phần lớn được trang bị vũ khí với đại bác kép 23mm, ngư lôi, tên lửa chống tăng và tên lửa không-đối-không. Z-9WE phiên bản xuất khẩu được chỉnh sửa để dễ dàng tiếp nhận thiết bị điện tử và vũ khí phương Tây.
Mặc dù Mỹ trước đó sẵn sàng cung cáp các trang thiết bị quân sự cho Campuchia nhưng cuối cùng đã bỏ cuộc vì tệ nạn tham nhũng và quản lý yếu kém của chính phủ nước này. Nhưng trong khi Mỹ nhảy ra, tại sao Trung Quốc lại nhảy vào và trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự chính của Campuchia.
Video đang HOT
Phải chăng Trung Quốc “nhiệt tình” với Campuchia là có mục đích?, hay đơn thuần họ cần có thêm “đồng minh” vì hầu hết các nước ở khu vực Biển Đông đều đang có mối tư thù với Trung Quốc về tranh chấp vùng biển. Trong khi đó, Campuchia lại chẳng có bất thù địch nào vì không có đường biển (ngoài Vịnh Thái Lan), do đó Trung Quốc sẵn sàng “vung tiền” để làm bạn với Campuchia?.
Theo Một thế giới
Nóng: Tàu ngầm Hà Nội khởi hành về nước chậm vài ngày
Sau ngày 7/11, tàu ngầm Hà Nội sẽ ở lại cảng nhà máy Admiralty thêm một khoảng thời gian nhất định để chờ xà lan.
Tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên thuộc Project 636 Kilo sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào ngày 7/11. Đây sẽ là hoạt động bàn giao đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm cho đối tác của nhà máy đóng tàu Admiralty, hãng tin ARMS-TASS trích dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết.
"Văn bản bàn giao tàu sẽ được ký kết vào ngày 7/11, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định, con tàu vẫn sẽ ở lại cảng nhà máy để đợi phương tiện (xà lan) vận chuyển được đưa ra bến đỗ", nguồn tin nói.
Tàu ngầm Hà Nội và tàu ngầm Hải Phòng tại bến cảng nhà máy Admiralty
Như vậy, tàu ngầm Hà Nội sẽ khởi hành về Việt Nam chậm hơn ngày 7/11, tuy nhiên, thời điểm cập bến cảng Cam Ranh sẽ vẫn đảm bảo đúng như kế hoạch đã định.
"Lực lượng Hải quân Việt Nam sẽ tiếp nhận con tàu vào đầu năm mới (2014)", nguồn tin nói thêm.
Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện Project 636 Kilo được Nga và Việt Nam ký kết trong năm 2009, chi phí tổng cộng trên 2 tỷ USD. Trong đó bao gồm cả việc đào tạo phi hành đoàn và cung cấp các trang thiết bị cần thiết.
Hiện tại, chiếc đầu tiên - tàu ngầm HQ-182 Hà Nội, đã sẵn sàng để chuyển giao cho Việt Nam, chiếc thứ hai - HQ-183 TP. HCM đang thử nghiệm ở biển Baltic, bốn chiếc còn lại đang trong các giai đoạn đóng khác nhau tại nhà máy Admiralty.
Tàu ngầm Project 636 thuộc thế hệ thứ ba, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ (khi lặn), khả năng lặn sâu 300 mét, thủy thủ đoàn 52 người.
Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533mm, mìn, tên lửa phòng không Igla và tên lửa hành trình siêu thanh Caliber. Tàu ngầm Kilo có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn từ 3-4 lần so với khả năng phát hiện của kẻ thù. Việc sử dụng các tấm gạch cao su hấp thụ sóng âm giúp tăng cường đáng kể khả năng tàng hình cho con tàu, chính vì thế mà Kilo đã được các chuyên gia phương Tây đặt cho biệt danh "Lỗ đen" trong lòng đại dương.
Theo Đất Việt
Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN? Liên tiếp trong thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc thực hiện một loạt chuyến thăm các nước ASEAN, kêu gọi thúc đẩy quan hệ đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực. Đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn hòa hoãn với ASEAN. Tuy nhiên, sự thực liệu có...