Mục đích sống của mình là gì, câu hỏi mà chúng ta luôn trăn trở tự hỏi bản thân nhưng không ngờ câu trả lời lại chỉ gần gũi như thế này thôi
“ Mục đích sống của chúng ta là gì?”, câu hỏi mà từ xa xưa đến nay con người luôn khao khát được trả lời.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử tôn giáo và triết học, dù là ở nền văn hóa nào đi chăng nữa, sẽ luôn tồn tại một câu hỏi mà ai cũng thắc mắc.
Câu hỏi đó chính là: Mục đích sống của chúng ta là gì?
Kể từ khi con người phát triển được khả năng tư duy và phân tích môi trường xung quanh, chúng ta đã luôn tò mò về bản chất của sự vật, sự việc. Điều này không chỉ đúng ở mức độ tương đối – như khi chúng ta muốn biết về sự tiến hóa của muôn loài sinh vật – mà còn đúng ở mức độ tuyệt đối – như khi chúng ta thắc mắc những vấn đề vĩ mô hơn – như ý nghĩa, thần thánh, và bản chất của vũ trụ.
Có rất nhiều lý do khác nhau để con người trăn trở về mục đích sống. Có thể chỉ là do họ tò mò. Cũng có thể là vì họ mới trải qua một bi kịch gia đình gần đây. Có thể họ đang hoài nghi về niềm tin của mình, hoặc họ đang đối mặt với căn bệnh trầm cảm và cần tìm một mục đích sống mới mẻ hơn.
Vậy làm sao để tìm ra mục đích sống của chính mình?
Để biết được mình đang sống vì điều gì, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, bởi có quá nhiều đáp án cho câu hỏi này. Vì thế, việc tìm ra một lý do phù hợp với bạn là điều cực kỳ quan trọng. Đó phải là một thứ có ý nghĩa nhất định với bạn, thỏa mãn được câu hỏi mà bạn đặt ra. Nhưng trước tiên, bạn cần phải hiểu được tại sao mình lại muốn hỏi điều này ngay từ đầu.
Và đây chính là đáp án mà bạn vẫn luôn mong mỏi…
Sống để hạnh phúc
Một trong những lý do mà chúng ta hay nghĩ đến chính là nhu cầu được hạnh phúc. Tâm lý học thường đề cao hạnh phúc như một loại sức mạnh lớn lao. Điều này cũng được phản ánh trong các bài giảng Phật học, ví dụ như trong những lời răn dạy của Dalai Lama.
Thật không may, chúng ta lại chẳng biết chính xác hạnh phúc là gì. Vì thế, rất khó để có thể tìm thấy hạnh phúc. Để trả lời câu hỏi hạnh phúc ở đâu và liệu rằng nó có phải là mục đích sống phù hợp hay không, trước tiên bạn cần phải hiểu được hạnh phúc có ý nghĩa như thế nào với mình. Chỉ khi có cái nhìn rõ ràng về điều này thì bạn mới có thể theo đuổi hạnh phúc và tìm hiểu xem liệu nó có phải đáp án mà bạn vẫn kiếm tìm bấy lâu không?
Sống để để lại di sản cho thế hệ mai sau
Video đang HOT
Trong một xã hội ngày càng cạnh tranh gay gắt như ngày nay, việc để lại di sản vẫn thường được xem như là giá trị quan trọng nhất. Đây là cách để chúng ta cảm thấy mình được xã hội trân trọng và tưởng nhớ kể cả khi đã mất.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải làm một thứ gì đó thật lớn lao, chẳng hạn như xây dựng được cả một đế chế kinh doanh, hay trở thành một vận động viên thành công. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ bé, đơn giản nhất như xây dựng một gia đình của riêng mình và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn so với lúc ban đầu.
Sống để yêu thương mọi người
Tầm quan trọng của tình yêu vẫn luôn được đề cao trong bất kỳ tôn giáo hay triết lý nào. Dương như tình yêu chính là liều thuốc chữa lành những khổ đau của con người, là một thứ gì đó kết nối chúng ta vượt lên trên cả những trở ngại về thời gian và văn hóa. Khi bạn yêu ai đó một cách vô điều kiện, tự nhiên bạn sẽ thấy môi trường sống của chúng ta trở nên ổn định hơn, tươi đẹp hơn. Nhờ đó, chúng ta có thể nhìn cuộc đời thông qua một lăng kính mới tích cực và hiệu quả hơn.
Sống để tìm ra ý nghĩa của riêng mình
Hơn 100 năm về trước, triết học gia Nietzsche tuyên bố rằng “Chúa đã chết”, đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mà Chúa không còn là tiêu chuẩn về mặt đạo đức và lối sống của con người. Kể từ đó đến nay, ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống con người đã giảm một cách đáng kể.
Rất nhiều biến đổi đã diễn ra sau đó. Tuy nhiên, trong xã hội cổ đại xa xưa, chủ nghĩa hiện sinh vô thần cũng như chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành hai học thuyết tương đối phổ biến. Hai học thuyết này cho rằng chúng ta tự tạo ra ý nghĩa, chứ không phải nhận nó từ những thế lực cao siêu hơn. Vậy nên, theo chủ nghĩa hiện sinh vô thần, mục đích sống chính là để tự tạo nên ý nghĩa của riêng mình và hoàn thiện nó.
Sống để tạo ra sự khác biệt tích cực
Sống để tạo ra sự khác biệt tích cực nghe có vẻ là một lý do sáo rỗng và vô vị. Nhưng khi áp dụng điều này vào trong thực tiễn, nó lại thực sự có ý nghĩa đối với chúng ta, bởi chúng ta có thể chứng kiến được thành quả lao động của mình ngay lập tức.
Bạn cũng cần phải nhớ rằng, sự khác biệt không cần đến từ những thứ lớn lao. Bị tác động bởi mạng xã hội và văn hóa đại chúng, con người thường nghĩ rằng chỉ có những thứ vĩ đại mới đáng để theo đuổi. Thế nhưng thực tế cho thấy, kể cả những thay đổi nhỏ nhất cũng rất đáng ghi nhận.
Sống để lấy thêm kinh nghiệm
Một cách khác để chúng ta tìm thấy được mục đích sống của mình là sở hữu thật nhiều kinh nghiệm phong phú. Mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất, ít nhất là trong hình hài hiện tại này. Vì vậy, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi ta biết trân trọng và tận hưởng những trải nghiệm của con người thông qua năm giác quan. Du lịch, giải trí, tình yêu, các mối quan hệ, đồ ăn ngon, các trải nghiệm khác lạ sẽ là những cách để chúng ta thực hiện điều này. Mặc dù không phải ai cũng có điều kiện để làm những việc trên, chúng ta vẫn nên nắm lấy từng cơ hội trong cuộc đời mình nếu muốn sống mà không phải hối tiếc điều gì.
Sống để tìm ra những điều có thể bù đắp khổ đau của con người
Nỗi đau là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Vì vậy, việc nó khiến con người ta thắc mắc về mục đích và ý nghĩa của cuộc đời cũng là điều dễ hiểu. Có rất nhiều cách tiếp cận đối với vấn đề này.
Theo các học thuyết trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, ý nghĩa của cuộc đời là để thoát khỏi những khổ đau của cõi luân hồi. Ta có thể thực hiện điều này thông qua Bát chính đạo (con đường 8 nhánh để thoát khỏi khổ đau) hoặc qua yoga.
Mặt khác, theo cách diễn giải phương Tây của Viktor Frankl hay Friedrich Nietzsche, ta sống để tìm ra những điều có thể bù đắp cho những tổn thương mà ta phải chịu đựng. Nietzsche đã tóm gọn điều này chỉ bằng câu nói nổi tiếng: “Tìm được lý do vì sao mình tồn tại, người ta sẽ không còn ngần ngại bất cứ điều gì.”
Có rất nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi “Sống để làm gì?” Và may mắn thay, chúng ta được tiếp cận với một kho tàng sách viết bởi các tác giả có tâm trong lĩnh vực này . Bằng cách đọc những cuốn sách đó, thảo luận về ý kiến của họ, và nhìn lại những trải nghiệm của bản thân, có lẽ theo thời gian chúng ta sẽ tìm được một câu trả lời phù hợp của riêng mình.
Theo phunugiadinh.vn
Nàng dâu giàu có nhất quyết không sống chung với mẹ chồng và nỗi ân hận sau cuối
Mỗi khi Thiệu đi công tác khoảng 1 tháng, Mai sẽ bồng con về nhà ngoại và không hỏi han mẹ chồng tiếng nào.
Hôn nhân của Mai và Thiệu đã kéo dài 5 năm. Mai còn nhớ trước ngày kết hôn, cô đã từng thổ lộ mong muốn với chồng: "Em hy vọng cuộc sống sau khi kết hôn là thế giới riêng của hai chúng ta".
Thời điểm đó, bố mẹ đẻ biết rõ tính khí của Mai là thiếu kiên nhẫn và quen được nuông chiều từ bé. Họ quyết định mua tặng cặp vợ chồng son một căn hộ vì muốn tránh mâu thuẫn giữa con gái và nhà thông gia. Họ không yêu cầu sính lễ, chỉ cầm một phong bao gọi là tượng trưng. Yêu cầu của họ là muốn con gái được đối xử tốt và đảm bảo thế giới riêng tư của cặp vợ chồng son.
Thiệu không cảm thấy biết ơn về căn hộ do bố mẹ vợ tặng. Ngược lại, anh cảm thấyb ất mãn vì cho rằng Mai không làm tròn bổn phận của một nàng dâu. Tuy nhiên, bố của Thiệu đang mắc bệnh nặng, trong nhà đã kiệt quệ tài chính. Thiệu không đủ khả năng mua một căn hộ riêng nên anh đã thỏa hiệp với yêu cầu của bố mẹ vợ.
Ảnh minh họa
Thời gian đầu, hôn nhân của cặp vợ chồng son rất mặn nồng. Mai không khéo chuyện bếp núc nhưng cô luôn cố gắng vào bếp nấu những món ngon chiều chồng. Hôn nhân của hai người có lẽ sẽ mãi êm đềm nếu không phát sinh một biến cố lớn.
Bố của Thiệu qua đời sau 2 năm chống chọi với bệnh tật. Mẹ chồng suy sụp và cơ thể suy nhược hơn trước. Thiệu không bàn bạc với Mai và tự ý đón mẹ về ở chung với hai người. Hôm ấy, Mai tan sở về nhà. Cô choáng váng khi thấy trong nhà đầy ắp hành lý của mẹ chồng. Mai cảm thấy buồn vì chồng quên lời hứa và không tôn trọng mình. Cả hai vì chuyện này đã cãi nhau và chiến tranh lạnh một thời gian.
Khi biết tin con rể đón mẹ đẻ về sống chung với hai vợ chồng. Bố mẹ vợ lo ngại con gái và con rể vì chuyện này sẽ rạn nứt tình cảm. Họ bày tỏ ý muốn thuê một căn hộ cho mẹ của Thiệu ở riêng và sẽ trả thêm phụ cấp và thuê người chăm sóc.
Mai truyền đạt ý muốn của bố mẹ đến Thiệu và anh giận dữ ra mặt. Thiệu phẫn nộ cho rằng bố mẹ vợ không tử tế và khinh nhà thông gia nghèo nàn. Mai không cách nào khuyên giải chồng, nên cô đành chấp nhận sống chung với mẹ chồng.
Cuộc sống giữa hai thế hệ trong một gia đình quả nhiên không hòa hợp. Mẹ chồng thường xuyên ra vào phòng ngủ của cặp vợ chồng trẻ mà quên gõ cửa. Sáng sớm, bà thường gây ra những tiếng động không cần thiết phá bĩnh giấc ngủ của nàng dâu. Bà cũng thường tự ý lục lọi đồ đạc trong phòng ngủ của cặp vợ chồng mà không nói tiếng nào.
Sau khi Mai sinh con, cả hai vợ chồng do bận công việc nên giao phó bà chăm sóc đứa trẻ. Mỗi khi đứa trẻ phạm lỗi, mặc kệ Mai đang răn dạy con, bà luôn lao ra bao che: "Có bà ở đây, cháu không cần phải sợ".
Mai nhiều lần đề cập với chồng về mâu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ khi có mẹ chồng hiện diện. Thiệu chẳng góp ý với mẹ, trái lại anh cho rằng vợ đang quan trọng hóa vấn đề: "Chuyện nhỏ mà em cứ thích làm quá, em nên thông cảm và hiểu cho mẹ của anh".
Ảnh minh họa
Mai thất vọng vì không nhận được sự đồng tình của chồng. Cô và mẹ chồng bắt đầu cãi nhau khi không thể tìm được tiếng nói chung. Mai trở nên lạnh nhạt với bà, thậm chí cô tảng lờ và xem bà như người vô hình.
Mỗi khi Thiệu đi công tác khoảng 1 tháng, Mai sẽ bồng con về nhà ngoại và không hỏi han mẹ chồng tiếng nào. Bà không qua lại với hàng xóm, bạn bè, bà chỉ thường xuyên xem ti vi mỗi khi ở một mình.
Dạo gần đây, Mai cảm nhận mẹ chồng có một số hành vi bất thường. Thiệu bận rộn nên nhờ Mai đưa bà đến bệnh viện kiểm tra. Mai chết lặng khi bác sĩ chẩn đoán mẹ chồng của cô mắc căn bệnh trầm cảm.
Mai không biết nên thông báo tin này cho chồng như thế nào. Mai cảm thấy hối hận về cách hành xử với mẹ chồng, thực ra bà cũng không có lỗi. Cô yêu Thiệu nhưng từ đầu đã "đoạn tuyệt" mẹ chồng. Nếu Thiệu biết mẹ mắc bệnh trầm cảm, hôn nhân giữa cô và Thiệu liệu có thể tiếp tục hay sẽ mấp mé bên bờ vực thẳm?
Theo afamily.vn
Trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn bắt đầu từ 7 bước đơn giản sau đây Cũng giống như một môn thể thao, những suy nghĩ tích cực cần có quá trình thực hành để trở thành nền tảng thúc đẩy bạn chạm đến phiên bản tốt hơn của chính mình. Rốt cuộc, mục đích sống của bạn là gì? Có phải là hạnh phúc hơn mỗi ngày? Có phải là được tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm...