Mục đích chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ
Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, nhấn mạnh cam kết với các đồng minh của Mỹ.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (trái) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sân bay Orly ở Paris, Pháp, ngày 5/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Paris hôm 5/6 trong chuyến đi đánh dấu kỷ niệm 80 năm D-Day (ngày quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai) và thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Nhưng nhiệm vụ trước mắt sẽ quan trọng hơn nhiều, khi Tổng thống Biden tìm cách tăng cường mối quan hệ với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc xung đột Nga – Ukraine, thách thức từ Trung Quốc và nguy cơ cuộc bầu cử ở Mỹ có thể làm đảo lộn trật tự địa chính trị hiện tại.
John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết, Tổng thống Biden thực sự tin rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang ở một thời điểm quan trọng trong lịch sử, gắn liền với những biến động địa chính trị và các thách thức đang đặt ra trên khắp thế giới.
Tại Normandy, ông Biden và các nhà lãnh đạo phương Tây khác sẽ nhắc lại một thách thức cụ thể mà các lực lượng đồng minh phải đối mặt vào ngày 6/6/1944 – cuộc tấn công quân sự bằng đường biển lớn nhất trong lịch sử khiến hơn 10.000 người thương vong và trở thành thời điểm then chốt trong cuộc chiến chống Đức Quốc xã.
Video đang HOT
Chuyến đi tới Normandy và chuyến thăm Pháp cấp nhà nước tiếp theo nhằm mục đích đưa Mỹ xích lại gần hơn với một trong những đồng minh chủ chốt trên trường thế giới. Tổng thống Macron là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của châu Âu, có tiếng nói quan trọng liên quan đến xung đột Nga – Ukraine.
Pháp đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, tuyên bố sẽ vượt tiêu chuẩn chi tiêu quốc phòng 2% GDP của NATO và khởi động lại hoạt động sản xuất trong nước các thành phần quân sự quan trọng. Vào tháng 4 vừa qua, ông Macron đã đến thăm một nhà máy của Eurenco, nơi sẽ sản xuất thuốc nổ sau nhiều năm thuê bên ngoài sản xuất.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết, ông Biden dự kiến sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi họ ở Normandy và một lần nữa bên lề hội nghị G7 ở Italy vào tuần tới.
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine, quốc gia đã bắt đầu sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga lần đầu tiên. Ukraine trong nhiều tháng đã đề nghị Washington cho phép họ tấn công các mục tiêu trong nước Nga bằng vũ khí của Mỹ, khi Moskva tiến hành tấn công dồn dập từ trên không và trên bộ vào Kharkov và có thể rút về lãnh thổ Nga để củng cố lực lượng một cách an toàn.
Theo ông Kirby, khả năng sử dụng khoảng 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine sẽ được Tổng thống Biden và người đồng cấp Pháp Macron thảo luận trong chuyến thăm.
Hai nhà lãnh đạo cũng dự kiến sẽ thảo luận về cuộc xung đột ở Trung Đông. Tổng thống Biden đã nỗ lực làm trung gian một lệnh ngừng bắn cho cuộc chiến Israel – Hamas ở Gaza nhằm giải phóng con tin, ngay cả khi ông vẫn duy trì ủng hộ Israel và chống các nỗ lực của châu Âu nhằm công nhận nhà nước Palestine hoặc điều tra Israel về cáo buộc “diệt chủng”.
Tiếp theo chuyến thăm của ông Biden tới Pháp sẽ là chuyến đi tới Italy vào cuối tháng này để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 hàng năm, một sự kiện ngoại giao quốc tế kép hiếm hoi vào giữa mùa bầu cử tổng thống. Tổng thống Biden sẽ không dự cuộc họp tiếp theo ở Thụy Sĩ để tham dự buổi gây quỹ tranh cử ở Los Angeles với các ngôi sao Hollywood.
Trong khi đó, cả Reuters và AP đều cho rằng, chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Biden lần này nhằm nhấn mạnh cam kết với các đồng minh của Mỹ, tìm cách thể hiện sự ủng hộ kiên định đối với an ninh châu Âu vào thời điểm một số đồng minh lo ngại ông Donald Trump đe dọa hủy bỏ các cam kết của Mỹ nếu ông trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.
Ông Biden sẽ tái tranh cử vào tháng 11 trong cuộc cạnh tranh với cựu Tổng thống Trump. Ông Trump đã cảnh báo từ bỏ các đồng minh trong NATO nếu họ không tăng cường chi tiêu quốc phòng và một số người lo ngại rằng ông sẽ rút Mỹ hoàn toàn khỏi liên minh nếu được bầu làm tổng thống một lần nữa.
Tổng thống Mỹ đến Pháp dự kỷ niệm 80 năm ngày D-Day
Ngày 5/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Pháp vào dịp kỷ niệm 80 năm D-Day - ngày quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (trái) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sân bay Orly ở Paris, Pháp, ngày 5/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong hai ngày 6 - 7/6, Tổng thống Biden sẽ tham dự lễ kỷ niệm ngày D-Day tại vùng Normandy, phía Tây Bắc nước Pháp và có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện. Sau đó, Tổng thống Mỹ sẽ bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại quốc gia châu Âu này.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết bài phát biểu của Tổng thống Biden ở Normandy sẽ đề cập tới sự nguy hiểm của chủ nghĩa biệt lập. Ông Biden sẽ rút ra mối liên hệ từ hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh, với việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho đến ngày nay.
Đặc biệt, Lễ kỷ niệm D-Day được đặt trong bối cảnh xung đột đang trở lại châu Âu và các nước NATO đang gia tăng sức mạnh quân sự. Tổng thống Biden cũng sẽ gặp lại những cựu chiến binh lớn tuổi đã tham gia D-Day.
Về thông tin cho rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang cân nhắc việc cử cố vấn quân sự đến Ukraine, điều phối viên về truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, khả năng sử dụng khoảng 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine sẽ được hai nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ thảo luận trong khuôn khổ chuyến thăm.
Theo kế hoạch, Tổng thống Joe Biden cũng sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Normandy trong tuần này, sau đó là tại cuộc họp của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Italy vào tuần tới để thảo luận về tình hình ở Ukraine và cách thức hỗ trợ tiếp theo cho quốc gia này.
Tổng thống Mỹ sẽ không tham gia hội nghị hòa bình Ukraine tại Thụy Sĩ ngay sau hội nghị G7 kết thúc. Thay vào đó, Phó Tổng thống Kamala Harris và ông Jake Sullivan sẽ đại diện Mỹ tham dự hội nghị.
Chính phủ Pháp trước hai cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Ngày 3/6, Chính phủ của Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đối mặt với hai cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, trong bối cảnh bầu không khí chính trị nước này đang tăng nhiệt trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp diễn ra. Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Pháp về kiến nghị bất tín nhiệm đối với Chính...