Mưa xuất hiện, nền nông nghiệp vẫn lao đao vì hạn
Tối 21, sáng 22/6, nhiều địa phương tại Nghệ An đã xuất hiện mưa lớn, một số nơi đạt lượng mưa gần 70mm. Tuy nhiên, theo ông Hồ Ngọc Sỹ – Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, lượng mưa đó chưa thể “cứu” được nền nông nghiệp của tỉnh lúc này.
Chiều ngày 21, sáng ngày 22/6, nhiều địa phương ở Nghệ An xuất hiện mưa, có nơi lượng mưa đạt gần 70mm.
Theo báo cáo của Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, chiều tối ngày 21/6, nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã xuất hiện mưa lớn. Lượng mưa đo được ở trạm khí tượng Quỳ Hợp vào lúc 19h ngày 21/6 là 32mm, Khe Bố (Tương Dương) 60mm, Trạm khí tượng Con Cuông 58mm, Trạm thủy văn Con Cuông 67mm… Tại trạm thủy văn, khí tượng Cửa Hội, Hòn Ngư, Quỳ Châu cũng ghi nhận có mưa, lượng mưa từ 3-33mm.
Đến sáng ngày 22/6, mưa xuất hiện rải rác tại Quỳnh Lưu (4mm), Quỳ Hợp (3mm), Chợ Tràng – Đô Lương (15mm), Tp. Vinh (40mm). Mưa xuất hiện khiến nền nhiệt giảm đáng kể. Đến 11h trưa ngày 22/6, nhiệt độ tại Tp Vinh chỉ ở mức 27 độ C, độ ẩm 89%, thời tiết khá mát mẻ.
Mặc dù có mưa, lượng mưa cũng khá lớn, tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Ngọc Sỹ – Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An khẳng định mưa chỉ có tác dụng làm dịu lại, nền nhiệt ổn định, đặc biệt đất đai mát mẻ hơn nhưng “chưa thấm vào đâu” so với hậu quả của đợt hạn hán kỷ lục đối với nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Nhiều diện tích ở Nghệ An chưa thể gieo cấy do thiếu nước (ảnh Huyền Trang).
Video đang HOT
“Nghệ An là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt hạn hán kéo dài từ ngày 23/4 tới nay. Chưa bao giờ Nghệ An phải đối mặt với hạn hán kéo dài như thế này. Nếu hạn hán tiếp tục, Sở Nông nghiệp cố gắng đi bao nhiêu nữa thì cũng khó thay đổi được tình hình hiện nay. Ngoài việc thay đổi cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với thực tế, với phương châm còn nước còn tát, Sở Nông nghiệp đang cố gắng duy trì và chăm sóc tốt diện tích lúa Hè Thu đã gieo cấy”, ông Hồ Ngọc Sỹ cho biết.
Hiện tại, nhiều địa phương trong tỉnh vẫn chưa thể khép kín diện tích lúa Hè Thu. Toàn tỉnh Nghệ An mới gieo cấy được 43.000ha/ tổng số 56.000ha theo kế hoạch. Số diện tích đã gieo cấy đang đứng trước nguy cơ bị chết cháy do không có nước tưới. Đa số mực nước trong các hồ chứa trên địa bàn đang xuống thấp, nhiều hồ đập chỉ còn 30% dung tích. Theo số liệu thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 4.200ha cây công nghiệp lâu năm bị hạn, trong đó có gần 3.000ha chè, 1.100ha cam và 200ha cây cà phê. Nền nông nghiệp Nghệ An vẫn đang hết sức lao đao vì hạn hán.
3.000ha chè bị chết cháy trong đợt hạn hán kỷ lục tại Nghệ An năm 2015.
Không những ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp mà hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định công bố thiên tai do hạn hán năm 2015. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Nghệ An công bố loại hình thiên tai này. UBND tỉnh Nghệ An cũng đã yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn thống kê chính xác thiệt hại về cây trồng, vật nuôi do hạn hán báo cáo lên Sở NN&PTNN và Sở Tài chính để tham mưu với UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ kịp thời theo quy định của Chính phủ.
Để chống hạn, tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp 152 tỷ đồng để giúp tỉnh có điều kiện đối phó với tình hình hạn hán và triển khai công tác chống hạn có hiệu quả; hỗ trợ kinh phí xây dựng một trạm bơm với lưu lượng ít nhất 25m3/s bơm lấy nước từ sông Lam vào kênh thấp cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi Nam Nghệ An; xây dựng một cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Cấm để nâng mực nước trong sông Cấm cho các trạm bơm thuộc huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh hoạt động.
Nhiều hồ đập xuống mức nước chết không thể bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Về lâu dài, bên cạnh tìm phương án thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình hạn hán và kịp thời chạy lũ, tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm cho đầu tư dự án cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Dự án này không chỉ giải quyết triệt để hạn hán cho vùng Nam Nghệ An mà còn giúp Bắc Hà Tĩnh chống hạn.
Hoàng Lam
Theo dantri
Cơn giông kinh hoàng ở Hà Nội mạnh tương đương bão cấp 8 - 9
Cơn giông kinh hoàng ở Hà Nội xảy ra chiều ngày 13.6 là hiện tượng thời tiết cực kỳ nguy hiểm khi có sức mạnh tương đương cơn bão cấp 8 - 9 lướt qua, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết.
* Cơn mưa giông quật đổ hàng loạt cây cổ thụ ở Hà Nội chiều 13.6 được hình thành như thế nào, thưa ông?
- Ông Lê Thanh Hải: Có điểm xuất phát là cơn giông nhỏ ở phía Hòa Bình, nhưng cơn giông này sau đó theo gió tây nam di chuyển về Hà Nội với cấp độ mạnh. Khi cơn giông này đi vào khu vực nội thành Hà Nội thì đã có sức mạnh tương đương như cơn bão cấp 8 - 9 lướt qua, gây ra thiệt hại nặng về người và tài sản.
Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, các cơn giông nhiệt càng đi vào khu vực đô thị càng mạnh hơn so với khu vực nông thôn miền núi, do thấp thụ thêm lượng nhiệt lớn từ khu vực này. Điều này có thể giải thích cơn giông chiều ngày 13.6 tại Hà Nội là cơn giông mạnh nhất, chưa từng được ghi nhận từ trước đến nay.
Nhiều cây cổ thụ bị lật gốc, gãy đổ trong cơn giông mạnh như bão tại Hà Nội xảy ra chiều qua 13.6 - Ảnh: Ngọc Thắng
* Cơ quan khí tượng có thể dự báo sớm về các cơn giông để thông tin cho người dân phòng tránh?
- Rất khó để đưa ra dự báo về các cơn giông mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo trong thời gian ngắn. Trong cơn giông chiều ngày 13.6, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã có cảnh báo sớm lúc 16 giờ 20 phút. Đặc biệt là các cơn giông nhiệt có cơ chế hình thành rất nhanh và tan nhanh. Trên thế giới hiện nay, cơ quan khí tượng chỉ có thể đưa ra cảnh báo ngắn từ 30 phút đến 3 tiếng. Còn đối với lốc xoáy thì chỉ có cảnh báo sớm trong khoảng 7 - 14 phút.
* Người dân có thể nhận diện cơn giông qua những dấu hiệu nào để phòng tránh?
- Thời gian xảy ra các cơn giông khá bất thường nhưng thường diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Nếu là ban ngày, khi trời đang sáng bỗng dưng mây đen đen ùn kéo đến, trời tối sầm là dấu hiệu chuẩn bị có các cơn giông mạnh. Còn khi trời tối, dấu hiệu nhận biết là những tia sét, chớp. Ở các khu vực có nhiều tia sét, chớp cũng là dấu hiệu báo trước của một cơn giông mạnh để chủ động phòng tránh. Ngoài ra, người dân cần chủ động theo dõi thông tin từ các cơ quan dự báo khí tượng, cơ quan truyền thông để nhận các cảnh báo sớm khi có giông.
* Xin cám ơn ông.
Hoàng Phan
Theo Thanhnien
Nắng nóng kéo dài, nền sản xuất nông nghiệp bị đe dọa Nắng nóng kéo dài, phổ nhiệt cao, nguồn nước cạn kiệt khiến sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An đang đứng trước nhiều khó khăn. Vụ Xuân nhiều nơi xảy ra tình trạng mất mùa, trong khi đó, vụ Hè Thu lại khó triển khai vì thiếu nước trầm trọng. Mất mùa do nắng nóng, thiếu nước Mùa hè 2015 được dự báo...