‘Mùa xuân vẫn tiếp diễn’ – cuộc sống ở Thụy Điển giữa đại dịch
Thụy Điển là quốc gia duy nhất ở châu Âu không áp dụng biện pháp phong tỏa mạnh tay để ngăn dịch. Quốc gia này chọn tin tưởng vào ý thức của người dân mình.
Chính phủ Thụy Điển đã từ chối áp dụng biện pháp phong tỏa trên diện rộng để làm phẳng đường cong trong dịch Covid-19. Thay vào đó, các quan chức y tế công cộng và chính phủ quyết định đặt niềm tin vào ý thức người dân. Họ tin người dân Thụy Điển có thể tự ở nhà, tuân theo các quy tắc cách ly xã hội và rửa tay mà không cần bị ép buộc nào. Trong ảnh là người đi dã ngoại ở Stockholm vào tuần trước.
Đến ngày 1/5, Thụy Điển ghi nhận 21.092 ca nhiễm bệnh và 2.585 trường hợp tử vong, theo số liệu của Đại học John Hopkins. Tỷ lệ tử vong của Thụy Điển là 22 trên 100.000 người, tương tự Ireland, quốc gia được khen ngợi trong việc xử lý dịch. Tỷ lệ này cũng tốt hơn nhiều so với Anh hoặc Pháp. Dù vậy, tỷ lệ tử vong của Thụy Điển cao hơn hai nước cùng khu vực là Đan Mạch và Na Uy, những nơi ban bố chính sách giãn cách nghiêm ngặt hơn. Trong ảnh, phố Gtgatan ở Sodermalm, Stockholm. Thụy Điển không hề hạn chế giao thông công cộng.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy người Thụy Điển tự giác tuân theo các quy tắc an toàn. Giới trẻ Thụy Điển thường xuyên đến các quán bar, nhà hàng và công viên đông đúc. Trong ảnh là thực khách tại một nhà hàng ở Stureplan, Stockholm, vào ngày 24/4.
Trong khi các quốc gia khác cố gắng kiểm soát tình hướng, Thụy Điển vẫn mở cửa biên giới, cho phép nhà hàng và quán bar tiếp tục phục vụ, để trường mầm non và trường học hoạt động và không giới hạn giao thông công cộng. Tiệm cắt tóc, phòng tập yoga, phòng tập thể dục và thậm chí một số rạp chiếu phim vẫn mở. Ảnh học sinh ở Stockholm mừng dịp hoàn thành năm họ vào tuần trước.
Chính phủ cấm tụ họp hơn 50 người. Bảo tàng bị đóng cửa và các sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ. Vào cuối tháng 3, chính quyền đã cấm đến thăm viện dưỡng lão. Ảnh người dân tắm nắng tại bãi biển Sickla ở Nacka, ngoại ô Stockholm.
Nhưng những biện pháp hạn chế dịch chỉ có vậy. Hầu như không có chế tài nếu vi phạm và cảnh sát chỉ có thể yêu cầu mọi người tuân theo quy tắc. New York Times miêu tả người đeo khẩu trang đi trên đường ở Thụy Điển sẽ bị nhìn chằm chằm như vừa từ Sao Hỏa tới.
Video đang HOT
Thụy Điển tự tin họ có đủ giường chăm sóc đặc biệt để đối phó với bệnh nhân Covid-19. Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã hội Thụy Điển, bà Lena Hallengren cho biết: “Hiện tại chúng tôi có 250 giường trống”. Trong ảnh là một người dân Thụy Điển tắm nắng.
Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển thừa nhận rằng người cao tuổi ở đất nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề. Covid-19 đã được ghi nhận ở 75% trong số 101 viện dưỡng lão tại Stockholm và điều này bắt đầu gây nên tức giận trong nhiều người dân. Nhân viên của những cơ sở này cho biết họ thiếu đồ bảo hộ. Trong ảnh là người dân tận hưởng mùa xuân trong khi dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, tại Stockholm, Thụy Điển, ngày 22/4.
Thụy Điển vẫn không thay đổi quan điểm chống dịch của mình. Từ những ngày đầu tiên dịch bùng phát, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển đã quyết định rằng việc phong tỏa là vô nghĩa. “Một khi bạn rơi vào tình trạng phong tỏa, rất khó để thoát ra”, nhà nghiên cứu dịch tễ học Anders Tegnell, một trong những người làm nên chính sách chống dịch của Thụy Điển, nói. “Làm thế nào để mở cửa đất nước lại? Khi nào thì mở cửa?”. Trong ảnh là người dân Thụy Điển tại một nhà hàng ngoài trời tại Stockholm, ngày 26/4.
Mặc dù hiệu quả của biện pháp chống dịch chỉ có thể được đánh giá sau khi khủng hoảng kết thúc, ông Tegnell thừa nhận những người trên 70 tuổi ở Thụy Điển có thể bị ảnh hưởng nặng nhất. Nhóm tuổi này chiếm tới 86% người trên 2.194 ca tử vong của nước này cho đến nay. Ảnh người dân Thụy Điển mua nông sản ở Mollevangstorget, Malmo, Thụy Điển ngày 25/4.
Tỷ lệ này gần bằng với hầu hết quốc gia khác. Nhưng một số người phản đối biện pháp chống dịch lỏng lẻo của Thụy Điển nói rằng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi có thể thấp hơn nhiều nếu đất nước có sự chuẩn bị đầy đủ. Ảnh người dân ở một nhà hàng tại Stockholm, Thụy Điển ngày 26/3.
Thiên đường hoa đẹp nhất thế giới không bóng người vì dịch Covid-19
Công viên Keukenhof ở Hà Lan thường tổ chức lễ hội hoa tulip nổi tiếng thế giới vào mỗi mùa xuân, nhưng năm nay phải đóng cửa vì dịch Covid-19.
Nhiếp ảnh gia phong cảnh người Hà Lan - Albert Dros đã được cho phép vào Công viên Keukenhof để chụp ảnh trong thời điểm công viên phải đóng cửa vì sự lây lan của đại dịch Covid-19 ở nước này.
Đây là lần đầu tiên trong 71 năm qua, "thiên đường hoa" đẹp nhất thế giới này phải đóng cửa. Những bông hoa trong công viên vẫn khoe sắc rực rỡ dù thế giới bên ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch.
Trong những năm qua, vào thời điểm này, nơi đây đón hàng triệu khách du lịch đến ngắm hoa. Nhưng năm nay, công viên không một bóng người.
Những người làm vườn vẫn chăm chỉ làm công việc chăm sóc hoa hàng ngày của họ dù không có ai ngắm.
Nhiếp ảnh gia Albert Dros cho biết, anh yêu thích chụp ảnh hoa tulip và thường đi khắp nơi để chụp ảnh. Nhưng có một điều Albert muốn mà chưa làm được, đó là chụp ảnh hoa khi không có bất kỳ một du khách nào lọt vào bức ảnh. Điều đó thật khó khăn, vì cứ mỗi độ hoa nở rộ, du khách lại đổ về các khu vườn.
Sự giãn cách xã hội đã giúp nhiếp ảnh gia hiện thực hóa được bộ ảnh của mình.
Trong không gian vắng vẻ, hàng triệu bông hoa khoe sắc rực rỡ.
Albert cho biết, anh thích thú tận hưởng khoảnh khắc thư thái này trong khu vườn, nơi những con đường hiện rõ hơn bao giờ hết so với bị che lấp bởi đám đông trước đây.
"Đó là một trải nghiệm kỳ diệu", Albert nói.
Trước đó, anh đã đến gặp quản lý công viên và trình bày nguyện vọng chụp ảnh của mình. Ban quản lý vui vẻ đồng ý.
Thật tiếc khi không thể được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của "thiên đường hoa" này vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nhưng nhờ nhiếp ảnh gia Albert Dros, chúng ta vẫn có thể được ngắm những bông hoa qua những bức hình.
Ánh nắng xuyên qua những hàng cây.
Những bông hoa tím vàng đan xen.
Vẫn nở rộ nhưng mùa hoa anh đào năm nay thiếu vắng người xem COVID-19 đã khiến cuộc sống gần như dừng lại trên khắp thế giới. Ngay cả những bông hoa anh đào quyến rũ cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Hoa anh đào, thường được tôn vinh như biểu tượng của mùa xuân, đã bắt đầu nở rộ trên khắp thế giới. Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, du khách...