Mùa xuân trekking Nam Kang Ho Tao
Khi những bông đào còn chớm nụ, mận bung nở kín nương đồi, Lai Châu đã vào chính giữa mùa trekking.
Thật không sai khi ngày càng nhiều khách phượt chọn Lai Châu làm điểm dừng chân lý tưởng để thực hiện một cuộc thử thách “vượt lên chính mình, khẳng định bản thân”. Và còn gì thú vị hơn khi mùa xuân này, chúng ta cùng bạn bè làm một chuyến “lên đỉnh Nam Kang Ho Tao”.
Anh Lê Hải cùng nhóm bạn của mình đã có một chuyến đi Lai Châu. Theo như chia sẻ của anh thì “đây là chuyến đi Lai Châu đầu tiên, và không nghĩ đường đi cũng gian nan như vậy”. Được bạn bè chia sẻ thông tin và trước đó anh cũng tham khảo trên các hội, nhóm leo núi, trekking nên nhóm của anh quyết định lựa chọn Nam Kang Ho Tao lối đi từ bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, Lai Châu.
“Mình biết đi Nam Kang còn có một hướng từ Sapa nhưng mình lựa chọn đi từ Lai Châu vì cung đường này thách thức hơn, nhiều trải nghiệm hơn, và nhất là, mình muốn vượt qua chính mình, xem giới hạn của bản thân thế nào” – anh Lê Hải chia sẻ.
Nam Kang Ho Tao mùa thay lá
Qua Sapa, mình đã có sự cảm nhận rõ ràng khác biệt, đó là một Lai Châu bình yên, không ồn ào, bụi bặm, một Lai Châu yên bình như tách biệt hẳn với những xô bồ của phố thị. Từ thị trấn Tân Uyên, chúng mình tiếp tục vào Hố Mít, đường đi vẫn còn có chút khó khăn, nhưng mình vui khi được các đồng chí lãnh đạo xã chia sẻ rằng, huyện đang triển khai làm tuyến đường rút ngắn khoảng cách từ thị trấn vào Hố Mít. Nếu xong, tuyến đường sẽ giảm bớt được gần một nửa, mình tin sẽ rất nhiều khách tới đây.
Anh Lê Hải mê cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Nam Kang Ho Tao.
Đường vào Hố Mít đi qua những cánh đồng lúa bạt ngàn, thật tiếc lúc mình đi là thời điểm bà con đã gặt xong nên không còn cánh đồng lúa chín, nhưng bù lại chúng mình được ngắm những triền đồi mận đang bung nở báo hiệu mùa xuân đến, và thấp thoáng những cây mận ra hoa sớm. Chúng mình không quên chụp một vài kiểu ảnh về sắc xuân vùng cao. Trên đường đến bản Thào A, chúng mình cùng ngắm núi Sư Tử, núi Voi một cách rõ ràng nhất và được bà con người Mông chỉ qua một chút về cung đường đi Nam Kang.
Video đang HOT
Những cánh rừng nguyên sinh như bức tranh thủy mặc dưới ánh nắng.
Bản Thào A, xã Hố Mít thật yên bình, nằm dưới chân ngọn núi có hình Sư tử nên bà con gọi luôn là núi Sư Tử. Khí hậu nơi đây khá mát mẻ và 100% đồng bào đều là người dân tộc Mông. Đời sống của bà con còn khó khăn, tuy vậy họ lại rất có ý thức vươn lên, cầu thị và mến khách. Bản nhỏ nhưng rất sạch sẽ, những con đường nhỏ nối các hộ dân lại với nhau có rất nhiều các em bé tròn xoe mắt đón khách, cười lỏn lẻn rất dễ thương. Chúng mình cùng chụp ảnh với các em tại điểm trường, chia sẻ với các em một số bánh kẹo. Trẻ con vùng cao thật đáng yêu, chúng rất hào hứng thưởng thức những chiếc kẹo mà nhóm mình mang đến. Chúng mình đã dành cả buổi chiều để đi thăm bản, vào các gia đình nơi đây. Mình thích sự thật thà, chân chất của người dân vùng cao, đi đâu họ cũng rất nhiệt tình và mình hỏi gì họ cũng vui vẻ trả lời dù có đôi lúc họ không nói hết được tiếng phổ thông.
Sau một đêm nghỉ ngơi, buổi sáng hôm sau, hành trình leo núi của chúng mình chính thức bắt đầu. Chúng mình được một nhóm porter chính là những người dân bản địa đưa đi, cả nam cả nữ đều đi rừng rất giỏi. Cho đến tận lúc đi, nhóm mình mới biết Nam Kang Ho Tao được đánh giá nằm trong tốp 4 về độ khó. Nhưng quả thực, đi rồi mới biết, cảnh quan thiên nhiên ở đây còn nguyên giá trị, mà giá trị lớn nhất là giúp mình thêm tự hào về đất nước Việt Nam, dải đất hình chữ S với muôn vàn điều mới lạ mà chỉ khi đi chúng ta mới khám phá được.
Cả nhóm chụp hình bên lòng suối cạn.
“Sau 3 ngày 2 đêm chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao, chúng tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời, ban đầu là với đất, với người, sau đó là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Lai Châu. Một chuyến đi được quyết định nhanh chóng với không ít những lo lắng nhưng trở lại, chúng tôi thấy đó là một quyết định đúng đắn. Lai Châu quả là một điểm đến tuyệt vời cho những người đam mê chinh phục, vượt qua giới hạn của bản thân. Chúng tôi đến đây, trải nghiệm và chiến thắng chính mình để lại tiếp tục có những chuỗi ngày làm việc tuyệt vời. Chúng tôi nhất định sẽ quay trở lại Lai Châu” – anh Lê Hải khẳng định.
Anh Lê Hải cho biết vô cùng thích thú khi lên đỉnh Nam Kang Ho Tao.
Trở lại Hải Vân Quan
Sau hơn một năm, kể từ ngày Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, đến nay, qua sự phối hợp trong phương án bảo tồn và phát triển của ngành văn hóa hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, di tích này đã có những bước chuyển động nào để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, thưởng ngoạn ngày một hiệu quả?
Hải Vân Quan, điểm dừng chân ưa thích của du khách đến Huế- Đà Nẵng hiện vẫn chưa có sự chuyển mình. Ảnh: T.T.S
Vào dịp Ngày Hội sách Việt Nam lần thứ 4 diễn ra tại Đà Nẵng, Công ty CP Văn hóa Phương Nam nhờ tôi hướng dẫn đoàn báo chí, văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tham quan thực tế trong những ngày họ lưu trú tại đây.
Bên cạnh một vài điểm di sản văn hóa tại Quảng Nam, Hải Vân Quan là điểm đến ưu tiên được đoàn lựa chọn, bởi khoảng cách thuận lợi và nhất là vừa được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Điều đầu tiên đáng ghi nhận, là hiện nay lưu lượng ô-tô, xe máy đến đỉnh Hải Vân tấp nập, nhưng khâu tổ chức đậu xe khá trật tự, không gây ùn tắc. Các loại xe lớn được các hàng quán mời chào nơi đậu để kết hợp thu hút mua sắm.
Các loại xe gắn máy cũng được bố trí ở một vị trí phù hợp nhất định. Tình trạng kèo chéo như báo chí phản ảnh trước kia cũng không còn.
Tuy nhiên, những lối đi dẫn lên Hải Vân Quan, cây cỏ gạch đá vẫn lởm chởm, chưa thấy có dấu hiệu chăm sóc, phát quang. Rải rác dọc các đường mòn hoặc các bậc tam cấp bằng đá dẫn lên di tích, nhiều loại rác thải như túi ni-lông, hộp sữa, ống hút vất bỏ bừa bãi..., mặc dù các thùng rác di động được đặt hai bên.
Nhìn những bạn trẻ từng nhóm tranh nhau trèo lên đỉnh các lô cốt còn lưu lại thời Pháp chiếm đóng (di tích Đồn Nhất) để chụp ảnh, tôi chợt nhớ đến thông tin từ Sở VH&TT Thừa Thiên Huế vừa công bố, là trước mắt, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ chi khoảng 500 triệu đồng để thực hiện trùng tu một số hạng mục khẩn cấp nhằm bảo vệ di tích Hải Vân Quan.
Bên cạnh đó, sẽ khẩn trương xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu để di dời, loại bỏ các bộ phận hạng mục công trình không liên quan đến các yếu tố gốc của Hải Vân Quan như: chòi gác trên cổng di tích, các lô cốt cũ, một số nền móng công trình xây dựng dân sinh còn để lại.
Điều này thật đáng suy nghĩ, bởi theo ý kiến nhận định của nhiều người, khách du lịch Tây thường đến đây vì những vết tích xưa, hoang phế, loang lổ của các thời kỳ lịch sử chồng lên nhau, liệu việc tháo dỡ và làm biến dạng hiện trạng di tích nếu thiếu cân nhắc, thì sức hấp dẫn đó còn không?
Trở lại khu vực hàng quán kinh doanh đồ lưu niệm và giải khát, đến nay, khung cảnh nơi đây vẫn chưa thấy đổi thay nào đáng kể. Nghĩa là cũng khoảng chừng mười mấy cửa hàng xập xệ, mang tính tạm bợ.
Chúng tôi chọn điểm ngồi cà-phê tại khuôn viên của ông Lại Thanh Hà (người làm thơ rất nổi danh với cái tên "Lại Phiền Hà", đã bám trụ trên đỉnh đèo Hải Vân suốt mấy chục năm qua tình nguyện hướng dẫn miễn phí cho khách phương xa muốn tìm hiểu về lịch sử của thắng cảnh), bạn Tiểu Quyên, một phóng viên trẻ của Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh nói rằng:
"Em cứ tưởng lên Hải Vân Quan là được ngồi ngắm nhìn khung cảnh từ một ô cửa quán cà-phê rất là thơ mộng, đâu biết như thế này!. Ông Hà cười: "Được như chỗ tôi đây là tốt rồi đó. Các nơi khác còn tệ hơn!".
Cũng theo ông Hà, hiện có 18 hộ dân kinh doanh hàng lưu niệm trên đỉnh đèo (trong đó có 4 hộ lên từ phía Lăng Cô). Toàn khu vực thắng cảnh không có nhà vệ sinh, phía địa phận Thừa Thiên Huế có 1 nhà vệ sinh nhưng đã xuống cấp. Khách du lịch thường sử dụng nhà vệ sinh tại các quán.
Bản thân ông Hà đã tự nguyện xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại cửa hàng của gia đình mình để phục vụ du khách. Nay nghe thông tin Hải Vân Quan được xếp hạng di tích quốc gia, bà con rất vui và muốn đầu tư hàng quán khang trang hơn nữa để đón khách, nhưng cả năm qua, thỉnh thoảng thấy vài đoàn từ Huế - Đà Nẵng đến tham khảo bàn bạc gì đó rồi lại thôi.
Theo ước tính, hiện Hải Vân Quan thu hút khoảng 20-30 vạn du khách đến tham quan hằng năm, trong đó du khách nước ngoài chiếm 30-35%. Đặc biệt, kể từ năm 2005 đến nay, sau khi hầm đèo Hải Vân được đưa vào hoạt động, giao thông ở đoạn đường này trở nên thuận lợi hơn, và gần như trở thành điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh chính thức của các đoàn khách du lịch.
Không phải đợi đến bây giờ, mà từ nhiều năm trước, vào ngày 28-2-2013, UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định công nhận đỉnh đèo Hải Vân là điểm du lịch địa phương, UBND quận Liên Chiểu dự kiến sẽ tiến hành các bước như: lập quy hoạch hoạt động dịch vụ gồm phân chia lô cho các quán theo dạng xã hội hóa, quy định thiết kế xây dựng, quy định khu vực để xe; xây dựng ban-công để du khách đứng thưởng ngoạn và ngắm cảnh về thành phố; xây dựng nhà vệ sinh công cộng, bố trí người quản lý thực hiện thu phí nhà vệ sinh và sử dụng chi phí để bảo đảm vệ sinh môi trường và chi trả cho người phục vụ.
Đồng thời, sẽ thiết kế xây dựng phục hồi các lối đi, xây dựng cổng và hàng rào bảo vệ tại địa phận Đà Nẵng (còn phía bên Huế thì dùng hàng rào di động) nhằm đảm bảo công tác quản lý, bán vé tham quan tạo nguồn thu cho ngân sách quận, giải quyết việc làm cho người dân địa phương; thành lập Ban Quản lý di tích Hải Vân Quan; lắp đặt các bảng điểm du lịch Hải Vân Quan và bảng nội quy tham quan, bảo vệ môi trường... Nhưng không hiểu vì lý do gì kế hoạch đó lại chưa được triển khai!
Sau hơn một năm được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, đến bao giờ Hải Vân Quan chuyển mình đổi thay đúng như giá trị của chính nó?
Đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan Bên cạnh những cung đường đèo uốn lượn thử thách tay lái, những khung hình đẹp ngút ngàn, di tích cấp quốc gia Hải Vân quan với nhiều giá trị lịch sử, đèo Hải Vân vẫn còn đó những điểm dừng chân chưa được nhiều người biết tới. Trong số đó có đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan được một số du...