Mùa xuân sang, mẹ làm ngay 5 điều này để bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, chẳng lo ốm sốt
Thời tiết giao mùa khiến nhiều em bé bị dị ứng, dễ ốm sốt làm nhiều mẹ lo lắng.
Mùa xuân đến rồi, nhiệt độ đang dần tăng cao nhưng các bậc cha mẹ không thể vội vàng giảm bớt quần áo cho các bé. Do nhiệt độ vào mùa xuân không ổn định, lúc nóng, lúc lạnh nên một số bộ phận trên cơ thể của trẻ cũng cần được che chắn kín. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, trẻ rất dễ bị ốm. Mẹ cần làm 5 điều sau đây để tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi mùa xuân đến.
Khẩu phần ăn của trẻ không thể thiếu trái cây, rau xanh, thịt, sữa,…Mẹ cũng cần tăng số lượng rau củ lên gấp đôi số lượng thịt. Mẹ nên cho bé ăn trên 12 loại thực phẩm mỗi ngày để bé có đủ dinh dưỡng và các yếu tố có thể cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ.
2. Để trẻ vận động
Video đang HOT
Vận động nửa tiếng mỗi ngày cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ sẽ khỏe mạnh hơn.
Nhưng mẹ hãy lưu ý cho bé đeo khẩu trang khi cùng con cái đi chơi, để giảm khả năng lây nhiễm bệnh. Khi cho trẻ đi chơi, mẹ hãy tránh cho bé đến những nơi đông người qua lại có thể làm giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn. Sau khi trở về nhà, mẹ cũng nên chú ý vệ sinh chân tay cho bé.
3. Cho bé ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon cũng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ. Bé không ngủ đủ giấc cũng dễ ốm yếu do hệ miễn dịch suy giảm.
4. Tiêm phòng
Nếu trẻ gầy yếu và thường xuyên ốm vặt, cha mẹ nên tiêm phòng cho trẻ các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm phổi.
5. Thông gió thường xuyên
Ngay cả khi bên ngoài gió to mẹ cũng không nên đóng cửa, cửa sổ trong thời gian dài để tránh lượng ôxy không đủ hoặc không khí trong phòng vẩn đục ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ nên mở cửa sổ để thông gió trong một hoặc hai giờ mỗi ngày, điều này cũng sẽ đảm bảo sự lưu thông của không khí trong nhà.
Khuyến cáo mới ứng phó với "dị ứng mùa xuân"
Nhiều người thường bị các triệu chứng: Hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mắt và tắc nghẽn mũi khi mùa xuân đến. Đây là các triệu chứng thường gặp đối với những bị dị ứng theo mùa.
Trường Cao đẳng Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI) đưa ra hướng dẫn mới để đối phó với các triệu chứng dị ứng theo mùa cổ điển này. Hướng dẫn này nhấn mạnh, ho là một triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng (cần phân biệt với triệu chứng ho của COVID-19).
Hướng dẫn khuyến cáo: Tránh dùng thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như diphenhydramine (benadryl) và chlorpheniramine (chlor-trimeton), vì chúng có thể gây buồn ngủ và các triệu chứng như khô miệng, khô mắt và táo bón.
Thay vào đó, nên dùng các loại thuốc không hoặc ít gây ngủ như cetirizine (zyrtec), levocetirizine (xyzal), fexofenadine (allegra allergy), loratadine (claritin) hoặc desloratadine (clarinex).
Hướng dẫn còn cho thấy, corticosteroid dạng hít như fluticasone, mometasone, budesonide và triamcinolone... là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nếu bạn có các triệu chứng dị ứng dai dẳng, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo ACAAI, chúng thậm chí có thể giúp kiểm soát các triệu chứng kèm theo dị ứng mắt.
Hướng dẫn chỉ ra rằng thuốc thông mũi pseudoephedrine có thể giúp thông mũi nhưng lại là thành phần chính trong methamphetamine (meth). Do đó, pseudoephedrine chỉ dùng theo đơn. Pseudoephedrine có nhiều tác dụng phụ, bao gồm mất ngủ, chán ăn, tim đập nhanh... Không nên dùng cho phụ nữ mang thai. ACAAI cảnh báo.
Tránh ung thư gan với quy tắc "3 nên - 3 không" vào buổi tối Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể thực hiện chức năng trao đổi chất cơ bản, dự trữ glycogen và sản xuất mật tiêu hóa. Gan bị tổn thương không chỉ gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh học bình thường của cơ thể mà còn gây ra nhiều bệnh về gan, thậm chí ung thư...