Mùa xuân rủ nhau leo núi
Những tia nắng ấm áp của mùa xuân giúp cho vạn vật giữa thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau giấc ngủ đông dài.
Mùa xuân tới cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp. Đây cũng là thời điểm leo núi thú vị nhất trong năm.
Khung cảnh bao la mênh mông trên cung đường leo núi
Ở Lào Cai có nhiều đỉnh núi làm mê hoặc các bạn trẻ leo núi, trong đó phải kể đến những cái tên như: Fansipan, Ngũ Chỉ Sơn, Bạch Mộc Lương Tử, Lảo Thẩn… Những ngọn núi vào mùa xuân dường như mê hoặc hơn bởi những biển mây bồng bềnh trôi phía dưới. Thảm thực vật vô cùng phong phú. Trời trong xanh, gió thổi nhẹ làm cho mây bồng bềnh trôi xuống thung lung, khiến cho ta có cảm giác nâng nâng khó tả. Đứng giữa khung cảnh bao la, mênh mông với cảnh vật hoang sơ, hùng vĩ mà cũng không kém phần mơ mộng chắc chắn sẽ đem lại cho ta những trải nghiệm khó quên trong cuộc đời. Thi thoảng bắt gặp những cây đào rừng nở hồng rực, khung cảnh tuyệt đẹp sẽ khiến cho bước chân ta như được tiếp thêm sức manh. Mây, gió, cỏ cây tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bình minh vừa đẹp, vừa ảo diệu. Dường như chính điều này đã xua tan hết đi những mệt mỏi khi leo những con dốc cao. Chính nét hoang sơ ấy đã thôi thúc bước chân của biết bao lữ khách tìm đến để chinh phục.
Ngắm biển mây bồng bềnh trên đỉnh Fansipan vào mùa xuân
Video đang HOT
Chinh phục đỉnh cao để săn mây, ngắm bình mình là thú vui của nhiều người. Tuy nhiên để có chuyến leo núi trọn vẹn bạn hãy lưu ý một số điều sau:
1. Trước khi leo núi bạn nên tìm hiểu về độ khó của mỗi cung đừng, lựa chọn cung đường phù hợp với khả năng của mình. Ở Lào Cai có một số đỉnh núi có độ khó cao như: đỉnh Quan San, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, đỉnh Fansipan. Một số đỉnh núi có độ khó thấp như: núi Ba Mẹ Con ở Bắc Hà, đỉnh Lảo Thẩn ở Y Tý, Bát Xát.
2. Kiểm tra thời tiết trước khi leo núi. Mùa xuân tiết trời đã ấm dần lên nhưng đôi khi có những cơn mưa xuân. Bạn hãy kiểm tra thời tiết để chuyến đi được an toàn và thú vị.
3. Chuẩn bị trang phục phù hợp và cần thiết như: mũ nón, quần áo thoải mái dễ hoạt động dễ thấm hút mồ hôi, áo mưa, nước uống (tốt nhất là nước muối dùng trong thể thao), thuốc chống muỗi, đồ ăn ngọt phòng trường tụt đường huyết…
4. Không xả rác.
Những bông hoa đỗ quyên rực nở trên cung đường chinh phục đỉnh cao
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Hãy xách ba lô lên và chinh phục đỉnh cao để thưởng thức không khí trong lành, ngắm biển mây, ngắm hoa rừng.
Bước chân lên mây chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù ở Yên Bái
Với tổng giải thưởng lên tới hàng trăm triệu đồng, người tham gia giải leo núi chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù lần này được miễn phí toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở trong thời gian dự giải.
Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, được đánh giá là đỉnh núi có cảnh quan hùng vĩ cùng hệ sinh thái rừng đa dạng, đang là điểm đến được tín đồ mê du lịch thể thao mạo hiểm muốn chinh phục.
Đặt chân lên đỉnh Tà Chì Nhù là nơi tín đồ mê du lịch mạo hiểm muốn chinh phục (Ảnh: Travel_seasia).
Với mong muốn lan tỏa hình ảnh vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam nói chung, cũng như phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trạm Tấu và tỉnh Yên Bái nói riêng, giải leo núi "Bước chân lên mây" - Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù lần thứ nhất sẽ được tổ chức từ 29/9 đến 1/10.
Giải do UBND huyện Trạm Tấu, báo Pháp luật Việt Nam cùng công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hưng Việt phối hợp tổ chức. Đây cũng là dịp nâng cao nhận thức về rèn luyện sức khỏe, thúc đẩy phong trào thể thao leo núi tại Việt Nam hiện nay.
Các cá nhân tham dự sẽ được ban tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở trong thời gian theo lịch trình. Đoàn đón tại Hà Nội đi Trạm Tấu, thi đấu leo núi, xuống núi và trở về Hà Nội.
Tham dự giải lần này, các vận động viên sẽ phải vượt qua cung đường với cự ly khoảng 10km đường đồi núi. Điểm xuất phát từ chân núi thuộc thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ và đích đến là đỉnh Tà Chì Nhù ở độ cao 2.979m so với mực nước biển.
Biển mây nằm ngay dưới chân (Ảnh: Travel_seasia).
Điểm nhấn trên cung đường leo núi là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ theo từng độ cao, từ rừng già nguyên sinh, xuyên rừng tán thấp, đồng cỏ, đến cánh đồng hoa chi pâu tím. Và điểm cuối là bước chân tới đỉnh Tà Chì Nhù - nơi người tham gia có thể chạm vào mây.
Nhằm đảm bảo cho người tham gia, ông Trần Ngọc Hà, Phó tổng biên tập báo Pháp luật Việt Nam, cho biết, để mang tới trải nghiệm tốt nhất, ban tổ chức sẽ bố trí từ 60 đến 70 nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời vận động viên. Ngoài ra, các thành viên tham gia giải đấu còn được mua bảo hiểm miễn phí.
"Mỗi vận động viên tham gia cần trang bị thêm đồ tư trang như giày leo núi chuyên nghiệp, thuốc cá nhân, tìm hiểu kỹ năng tự sơ cứu và phối hợp với người của ban tổ chức để đảm bảo an toàn. Trước khi leo núi, các vận động viên không nên uống rượu", ông Hà lưu ý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, hy vọng thông qua giải đấu này sẽ góp phần hỗ trợ du lịch tỉnh nhà.
"Hiện Yên Bái đang lựa chọn hướng đi riêng để phát triển du lịch. Chúng tôi muốn gìn giữ sản phẩm sẵn có để bảo tồn và phát huy, hướng tới sản phẩm du lịch mạo hiểm. Sản phẩm dù lượn đã mang tới thương hiệu riêng cho Mù Cang Chải và chúng tôi muốn tiếp tục hướng du lịch mạo hiểm tới xã Phình Hồ ở Trạm Tấu", ông Long chia sẻ.
Lùng Cúng - lần đầu và những câu chuyện Hấp dẫn, thú vị, ngỡ ngàng, người mệt lử kèm cả đau mỏi bắp chân, đùi, đầu gối là cảm giác của người lần đầu tham gia chinh phục đỉnh Lùng Cúng độ cao 2,913 mét so với mặt nước biển. Lời khuyên tới ai có ý định thử thách bản thân với môn leo núi đó là: hãy tập luyện chuẩn bị...