Mùa xuân này tìm về Nhơn Trạch, tìm về chốn yên bình
Sau một năm mệt nhoài với những bộn bề lo toan của cuộc sống thì dịp tết đến, xuân sang là lúc người người, nhà nhà được nghỉ ngơi, được sum tụ bên nhau và cũng là lúc có thể cùng nhau đi khắp nơi, khám phá “ thế giới” ngoài kia.
Và ắt hẳn nhiều người sẽ chọn Nhơn Trạch làm điểm dừng chân cho gia đình trong dịp xuân Canh Tí năm nay.
Giá trị văn hóa lâu đời
Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai xưa nay được biết đến là một miền quê yên bình, trù phú với những vườn trái cây trĩu quả và những sản vật vùng sông nước vô cùng đặc biệt. Đó là lý do khiến nhiều người dành cho Nhơn Trạch một tình cảm khá đặc biệt và tìm về mỗi dịp lễ tết, như tìm về chốn bình yên, thư thái, rời xa chốn thị thành xô bồ ngoài kia.
Ngày xưa, du khách đến Nhơn Trạch có thể ghé thăm đình Phước Thiền, đình Phú Mỹ, nhà thờ họ Đào, vườn trái cây,… còn ngày nay, ngoài những điểm du lịch tâm linh, du lịch chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa xưa cũ thì khi đến với Nhơn Trạch chúng ta còn có thể ghé tham quan vui chơi tại các khu du lịch như Bò Cạp Vàng, Tre Việt,…
Trước thềm xuân mới, để người dân địa phương cũng như du khách tìm về với Nhơn Trạch có thể có những lựa chọn phù hợp cho riêng mình thì phóng viên sẽ giới thiệu sơ qua về những điểm đến thú vị cho những ngày du xuân đang cận kề.
Điểm đến đầu tiên đó chính là Đình Phú Mỹ, ngôi đình này nằm tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, là một trong những ngôi đình cổ ở vùng đất miệt hạ sông Đồng Nai. Trong quá trình khẩn hoang, lập thôn Phú Mỹ, nhiều người dân đã bỏ mạng trên mảnh đất này bởi bệnh tật, thú dữ. Trước hoàn cảnh trên, năm 1802 ông Nguyễn Văn Miên – người gốc Thanh Hóa, vốn là Quản đốc đoàn thuyền buồm của chúa Nguyễn, sau vào Đồng Nai lập nghiệp, đã vận động dân làng Phú Mỹ chặt cây rừng cất lên một ngôi miếu nhỏ tại gò đất cao trong mảnh ruộng ông Bồn (còn gọi là cánh đồng Dinh Ông).
Sau này ngôi miếu trở thành đình vào năm 1820. Hệ thống thờ tự tại đình Phú Mỹ rất phong phú nhưng chủ thể là thờ Thành hoàng bổn cảnh. Đặc biệt, năm 1969 trong cảnh quê hương vẫn còn bị giặc chiếm đóng, khi nghe tin Bác Hồ mất người dân địa phương làm 3 bức hoành phi đại tự ca ngợi công ơn Bác Hồ: “Hồ nhiên nhi thiên. Chí vọng thâm ân. Minh hoài hậu đức”. Các chữ đầu của 3 bức hoành phi ghép lại thành tên của Người: HỒ CHÍ MINH.
Giữa cảnh địch khủng bố, tấm lòng dân Phú Hội vẫn hướng về Bác Hồ, và mưu trí người dân đã khéo che giấu sự tôn thờ mà chính quyền địch không phát hiện được. Lòng dân Phú Hội hướng về Bác với lòng biết ơn và kính phục. Các cụ bô lão địa phương kể lại lễ cầu siêu Bác cũng hết sức đặc biệt.
Trong hoàn cảnh cường độ cuộc chiến bước vào giai đoạn khốc liệt, bộ máy kềm kẹp khống chế nghiệt ngã, thâm độc nhưng kẻ thù không thể biết được đàng sau nghi lễ kỳ yên thông thường ấy là tấm lòng tôn vinh, tiếc thương lãnh tụ của nhân dân Phú Hội. Di tích đình Phú Mỹ được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích theo quyết định số 3525/QĐCT.UBND ngày 10/10/2005. Vì những điểm đặc biệt này, đình Phú Mỹ có thể là điểm đến tham quan tâm linh của nhiều người dân địa phương hoặc vùng phụ cận trong dịp lễ tết.
Sau khi tham quan đình Phú Mỹ, chúng ta lại có thể tiếp tục tìm đến đình cổ Phước Thiền, đây là một trong những ngôi đình vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống với gần 200 năm tuổi.
ình Phước Thiền (trước đây có tên là đình ông Cọp) được công nhận là di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào cuối năm 2009. ình nằm cách TP.Biên Hòa 35km về phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 40km về phía ông. Theo người dân địa phương, đình Phước Thiền là nơi thờ tự Thần thành hoàng Bổn Cảnh, vị thần bảo hộ cho cộng đồng dân cư ở thôn làng.
Video đang HOT
Ngoài ra, đình còn phối thờ Tả ban, Hữu ban, Bạch mã Thái giám, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư, Ngũ hành nương nương, Thổ công, Thần nông, chúa rừng và các anh hùng liệt sĩ của xã Phước Thiền trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Sự giao thoa văn hóa tín ngưỡng dân gian giữa ba miền Bắc – Trung – Nam trong thiết kế bài trí đình Phước Thiền đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, là đề tài nghiên cứu cho các nhà văn hóa dân gian ở địa phương. ồng thời khẳng định những chủ nhân xây dựng ngôi đình có nguồn gốc từ miền Trung di dân vào Phước Thiền sinh sống, lập nghiệp.
Việc bảo vệ ngôi đình giống như việc bảo vệ không gian riêng xen lẫn giữa cổ kính và hiện đại mà vùng đất Nhơn Trạch may mắn có được để nhìn về lịch sử 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – ồng Nai. Do đó điểm đến này sẽ là nơi để cho nhiều gia đình, nhất là những bạn trẻ được học hỏi, chiêm ngưỡng những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Rời đình Phước Thiền, du khách có thể ghé thăm nhà cổ họ Đào nằm ở ấp Phú Mỹ 2, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) là căn nhà cổ nhất tại huyện Nhơn Trạch vì có tuổi đời trên 100 năm.
Vào giữa thế kỷ 19, họ Đào là một phú gia ở vùng Phú Hội đã thuê thợ làm căn nhà theo kiểu chữ “Đinh”, rộng 446m2. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn cho những du khách đến tham quan vùng đất Nhơn Trạch. Anh Đào Mỹ Trí Nhân, đời thứ 4 sống trong căn nhà, kể lại: “Ngôi nhà được bố trí 114 cây cột vuông, tròn được chạm trổ hoa văn cầu kỳ. Qua mỗi đời đều phải trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên kiểu dáng không thay đổi. Và đây là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra, các đoàn làm phim khi quay cảnh xưa ở Nam bộ thường đến đây thuê để thực hiện”. Theo một số công ty du lịch, nhà cổ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách khi kết nối các tour du lịch ở Đồng Nai.
Ngoài những điểm du lịch tìm về nguồn cội, chiêm ngưỡng văn hóa, những thứ xưa cũ,… thì người dân có thể tìm đến các khu du lịch nổi tiếng khác mang tính hiện đại hơn như Bò Cạp Vàng hay Tre Việt,…
Nhà cổ họ Đào.
Nét đẹp yên bình miền sông nước
Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng tọa lạc tại ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ TP.HCM du khách chỉ mất 1 giờ đi xe máy để đến Bò cạp vàng, nên đây là địa điểm được rất nhiều người lựa chọn khi cần tìm nơi để đắm chìm vào không gian mênh mông, rộng lớn của thiên nhiên.
Sở dĩ khu du lịch mang tên Bò Cạp Vàng bởi nơi đây luôn tràn ngập sắc hoa bò cạp vàng, nhất là khi hoa đang vào mùa nở rộ. Đến đây, ngoài thưởng thức sắc hoa vàng đặc trưng trải dài khắp khu du lịch bạn còn có thể hòa mình cùng thiên nhiên với những trò chơi đặc trưng của vùng sông nước.
Bò Cạp Vàng là cù lao nhỏ được bao bọc bốn bề bởi sông nước với diện tích khá rộng. Bên cạnh đó, nơi đây còn hút hồn du khách với vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên xanh mát, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích các chuyến du lịch dã ngoại, khám phá khung cảnh đồng quê Việt.
Điểm nổi bật của Bò Cạp Vàng là các hoạt động vui chơi dành cho khách đi theo nhóm. Du khách sẽ được ban quản lý cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt. Đặc biệt, nơi đây lần đầu tiên có môn thể thao chạy xe địa hình khám phá khu du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, cũng với những nét đẹp tương tự, bạn cũng có thể đến Khu du lịch Tre Việt hay còn có tên là The Bamboo nằm tại 25 Phan Văn Đáng, xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Tre Việt nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 15km. Với vị trí ngay sát Sài Gòn, đây là điểm vui chơi được các bạn trẻ lựa chọn hàng đầu cho buổi dã ngoại cuối tuần hay các dịp lễ tết.
Với tổng diện tích lên đến 45.000m2, bao quanh là sông nước, những hàng dừa cong vút chạy dài trên những bờ bãi, Làng Du lịch Sinh thái Tre Việt mang đậm dấu ấn của vùng sông nước Nam Bộ. Nơi đây giữ lại nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên với lối kiến trúc xây dựng hoàn toàn từ cây tre mang đến cho du khách không gian thuần Việt gần gũi, mộc mạc.
Ấn tượng của nhiều du khách khi tới Tre Việt chính là phong cảnh của một làng quê mang sự yên bình khó mà có thể tìm được ở Sài Gòn xô bồ, ồn ào. Với ý tưởng lấy cây tre làm chủ đạo và xen lẫn với những rặng dừa xanh ngát, nghiêng mình để soi bóng xuống mặt hồ êm ả kèm theo đó là những mái nhà tranh quê hương đã tạo nên cảm giác thân thuộc nơi miền quê sông nước của vùng Nam Bộ đối với du khách tìm về.
Và đó chính là những nét đẹp đậm đà, thú vị ở Nhơn Trạch khó có thể bỏ qua nếu tìm về Nhơn Trạch, tìm về miền sông nước yên bình,…
Hải Sơn – Mộc Đức
Theo phapluatplus.vn
Đồng Nai: Phú Hữu quê hương anh hùng "trở mình" đón Xuân
Quê hương Phú Hữu anh hùng đang dần thay da đổi thịt với diện mạo mới nhưng vẫn giữ được nét yên bình, thanh cao bên dòng sông xanh biếc, hiền hòa.
Cảnh sắc yên bình nơi miền quê Phú Hữu.
Phú Hữu xưa
Sau những ngày dài mệt nhoài với những bộn bề lo toan của cuộc sống, những ngày cuối năm, chúng tôi tìm về xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để được tận hưởng hương vị quê nhà trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Phú Hữu được người Đồng Nai và khách thập phương biết đến với cái tên khá thân thiện đó là "Phú Hữu quê hương anh hùng".
Phú Hữu, nơi đã đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, chứng kiến những đau thương mất mát của dân tộc và ngày nay đã vươn mình lên một tầm cao mới, với sức sống mãnh liệt, đoàn kết và yên bình.
Theo nhiều bô lão địa phương kể lại thì Phú Hữu nói riêng và Nhơn Trạch nói chung gần với Sài Gòn. Khoảng từ năm 1960, Nhơn Trạch bắt đầu phát triển với những chương trình xây dựng rộng lớn. Về quân sự có Kho Đạn Thành Tuy Hạ, Trường Quân Khuyển. Khu Trù Mật Hang Nai, dành cho kế hoạch nông thôn. Nhờ có những tài nguyên thiên phú ẩn tàng một vùng đất rộng, Nhơn Trạch với những đồng lúa, nhiều loại cây trái, phong cảnh hữu tình, đặc biệt có nhiều cá sấu ở khu Rừng Sác và có nhiều loài dơi xuất hiện vào mùa sầu riêng trổ bông và mùa chôm chôm chín, đã trở nên một địa danh tốt cho việc an cư lập nghiệp.
Thuở ban đầu, số dân cư ở đây cũng khá đông, về sau, dân ở nhiều nơi, trong đó có Sài Gòn tìm về Nhơn Trạch đầu tư thương mại, xây cất công ty, nhờ vậy mà Nhơn Trạch trở nên trù phú. Người dân Sài Gòn, gần như có thói quen, sau những ngày làm việc vất vả ở thành phố, họ muốn có được những ngày cuối tuần thư giãn bằng cách thực hiện chuyến du lịch dã ngoại về vùng Nhơn Trạch, vì gần Sài Gòn và còn mang màu sắc miệt vườn.
Điều thú vị nhất là ghé vào các khu vườn trái cây, đi dạo quanh tìm sự thoải mái qua cảnh trời cao, sông rộng, vườn cây trĩu trái, toả hương. Khung cảnh mát mẻ, êm ả của miền quê Nhơn Trạch dễ khơi gợi lòng người một niềm lưu luyến. Nhiều phong cảnh đẹp như tranh vẽ tạo cho người đến có cảm giác thanh thản, tuyệt vời, rất êm đềm, yên tĩnh, khiến cho tâm hồn con người dễ hòa nhập vào môi trường tự nhiên,...
Ngày nay, Phú Hữu, Nhơn Trạch vẫn nghiêng mình bên dòng sông xanh biếc, hiền hòa và đầy "bản lĩnh". Những con đường bê tông hóa, những khóm hoa, hàng cây xanh ven đường cùng những địa điểm vui chơi nổi tiếng, khiến cho du khách tìm về luôn có cảm giác yên bình, muốn nán lại dài lâu. Những ngày cuối năm, người người, nhà nhà ở Phú Hữu, đang chuẩn bị cho cái tết cận kề. Người tỉa lá mai, người trồng khóm hoa cúc trước hàng hiên, người treo cờ,... để chuẩn bị cho không khí tết sắp ngập tràn trên quê hương.
Không những là nơi để người dân nghỉ ngơi, tìm sự thanh bình nơi miền quê mà hiện nay, Phú Hữu còn được biết đến là một trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của huyện Nhơn Trạch và sau 4 năm Phú Hữu đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, 53/53 chỉ tiêu thành phần theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao và đã được UBND tỉnh Đồng Nai trao quyết định công nhận xã Nông thôn mới nâng cao.
Lãnh đạo địa phương cùng người dân, xác định được tâm huyết của mình với quê hương, xác định được chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Biết dựa vào dân
Nhiều năm qua, phương châm của Phú Hữu luôn là "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng", đặt vai trò của người dân lên hàng đầu, song hành cùng nhân dân để tạo nên những thành quả vô cùng lớn lao. Việc vận động, tuyên truyền được Đảng bộ và chính quyền xã Phú Hữu được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng và bằng nhiều hình thức, đã tạo được sự đồng thuận, đồng tình hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Người dân đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Trong giai đoạn 2015 - 2018, Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành, nhiều hộ dân đã hiến hàng ngàn m2 đất, đóng góp tiền và ngày công lao động để xây dựng các công trình đường giao thông, nhà văn hoá ấp, đầu tư cơ sở vật chất trường học...
Nhờ vậy, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đường giao thông nông thôn được mở rộng các tuyến đường trục thôn. Các đường ngõ xóm, nhân dân thực hiện trồng bông, hoa, cây xanh tạo cảnh quan, nâng cao diện mạo nông thôn mới góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, nâng cao đời sống, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp...đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Không những đời sống tinh thần mà tình hình kinh tế cũng ngày càng đi lên, tại địa phương đã có nhiều cơ sở sản xuất được thành lập và phát triển phù hợp với trình độ lao động của người dân nên đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn như gia công may mặc, dày dép, gia công nhôm, sắt, mộc, phát triển dịch vụ du lịch, dịch vụ cho thuê nhà trọ, dịch vụ xe đưa rước công nhân...
Ngoài ra, địa phương cũng chăm lo sức khỏe cho người dân, động viên tinh thần người dân bằng những hoạt động thể dục thể thao, võ thuật, biểu diễn lân sư rồng, hát, đờn ca tài tử,... Vì thế nhiều du khách tìm về Phú Hữu cũng chỉ để được thưởng thức những thứ dân giã, bình dị như thế này.
Ngày nay, đến Phú Hữu có thể thấy những tuyến đường bê tông rộng, đẹp, sạch sẽ từ đường xã đến đường ngõ xóm; những tuyến đường ngõ vào từng hộ dân được chỉnh trang gọn gàng bằng những hàng rào cây xanh, những hàng hoa chuông vàng rực rỡ. Nhà cửa được nâng cấp, sửa chữa, các công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể nước sinh hoạt được xây dựng đảm bảo hợp vệ sinh. Kết quả đó thể hiện sự thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân nơi đây trong việc không ngừng quyết tâm đổi mới và phát triển.
Ông Lê Thành Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch đánh giá là Phú Hữu đang khoác lên mình một diện mạo mới với cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang. Ngày nay kinh tế - xã hội phát triển không ngừng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
"Đó chính là những thành quả mà người dân Phú Hữu đã và đang được thụ hưởng nhờ sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân. Tất cả chúng tôi đều hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững và Phú Hữu luôn xứng đáng với danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao", ông Mỹ nói.
Hải Sơn - Mộc Đức
Theo phapluatplus.vn
Du lịch Đồng Nai: Khám phá vùng đất Nhơn Trạch Những năm gần đây, huyện Nhơn Trạch là nơi đón khá nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, vui chơi giải trí nhờ có những điểm du lịch sinh thái, rừng, sông và các di tích lịch sử, văn hóa hấp dẫn. Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng. Ảnh: U.Nhi Huyện Nhơn Trạch có 5 điểm đến được...