Mùa xuân huyền ảo ở Mường Lay
Mường Lay (Điện Biên) là một thị trấn nhỏ, nằm bên dòng sông Đà cuộn chảy, nép mình vào lòng hồ thủy điện Sơn La, tựa lưng vào những dãy núi cao giữa đại ngàn Tây Bắc.
Mường Lay là một thị xã trẻ mang vẻ đẹp rất riêng, có nhiều điều mới lạ cho những du khách qua đây
Trung tâm thị xã nằm trong một thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt giữa sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay
Vùng đất ban đầu có tên là thị xã Lai Châu. Sau những trận lũ kinh hoàng, cùng với việc quy hoạch tái định cư cho thủy điện Sơn La thì được đổi tên thành thị xã Mường Lay và sát nhập vào tỉnh Điện Biên
Đến nay sau nhiều năm xây dựng thì thị xã đã có nhiều hạ tầng khang trang, hiện đại nổi bật giữa vùng sơn nước hữu tình
Hai bên bờ dọc sườn sông Đà có những con đường xam xám màu chì mềm như dải lụa, những ngôi nhà sàn lợp ngói đá mái sát mái, ken nhau dày đặc
Con sông Đà hùng dũng và huyền thoại là thế mà nay trở nên hiền hòa với lòng hồ rộng lớn
Video đang HOT
Với lợi thế lòng hồ rộng, nhiều hộ dân đã khai thác mô hình nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tới Mường Lay, bạn đừng quên thưởng thức những nồi lẩu cá thơm ngon. Cá ở đây có đủ loại từ cá rô phi, cá lăng…
Để kết nối vùng đất giữa hai bên lòng hồ, có rất nhiều cây cầu bê tông trụ cao được xây dựng
Cây cầu Hang Tôm cũ từng nổi tiếng là cầu dây văng đẹp nhất Tây Bắc. Ngày nay đã nằm sâu dưới lòng hồ và thay thế nó là cây cầu bê tông dự ứng lực với chiều cao tính từ đáy sông Đà lên mặt cầu tới trên 70m
Đứng trên cầu Hang Tôm bạn có thể thấy nơi dòng sông Đà hùng vĩ hòa mình vào lòng hồ thủy điện
Bạn cũng sẽ dễ thấy khu phế tích dinh thự vua Thái Đèo Văn Long, phần lớn đã nằm sâu dưới lòng hồ
Dưới ánh hoàng hôn, Mường Lay lung linh, huyền ảo, thật xa mà cũng thật gần. Tương lai không xa, Mường Lay sẽ trở thành khu du lịch có sức hút hấp dẫn trong hành trình về với Điện Biên
Theo iHay
Chinh phục miền biên viễn Pu Si Lung - Kỳ 2: Ăn Tết với người La Hủ
Trên biên giới Việt - Trung, núi Pu Si Lung (Lai Châu) với đỉnh cao hơn 3.000m trở thành ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc.
Đoàn chúng tôi thực hiện hành trình chinh phục đỉnh Pu Si Lung giữa những ngày miền Bắc đang chìm trong giá lạnh
Theo đường Quốc lộ 4D, đoàn qua Phong Thổ rồi rẽ phải ở ngã ba Pa Tần đi Bum Nưa. Trước khi đi, chúng tôi cũng băn khoăn về tuyến đường nhỏ hẹp này so với việc đến Mường Lay rồi đi tỉnh lộ 127 vào Mường Tè. Đường từ Pa Tần được cho là ngắn hơn nhiều. Tuy vậy, mặt đường đất đá dăm và toàn đèo dốc uốn khúc quanh co nên tốc độ di chuyển của đoàn rất chậm.
Đến Pa Tần chúng tôi được anh Hà - trưởng đồn biên phòng Pa Vệ Sử cẩn thận liên lạc hỏi thăm. Quả đúng như anh dự đoán, đoàn tôi đến muộn vì phải vượt những đoạn đường đèo dốc, xóc chồm chồm, xóc nảy đom đóm mắt, người hết quật bên này lại văng bên kia.
Hoàng hôn dần buông phía sau núi, rực rỡ rồi chìm hoàn toàn trong bóng tối mà chúng tôi vẫn lọ mọ úp cua hết bên trái rồi bên phải liên tục
Chúng tôi đến đồn biên phòng lúc 9 giờ tối. Binh đoàn chó làm náo loạn với màn sủa ầm ĩ để "chào hỏi" chúng tôi. Chúng tôi được bố trí ở chung trong một căn phòng có bốn giường, khá rộng rãi với đầy đủ chăn chiếu. Mâm cơm nhà lính được hâm nóng với một chai rượu. Sau một chặng đường dài, tối hôm đó chúng tôi ngủ thật ngon.
Đồn biên phòng Pa Vệ Sử
Sáng sớm hơn sau, chúng tôi dậy và lại được ăn chung bữa sáng với các đồng chí biên phòng nơi đây. Trong buổi nói chuyện thân mật, chúng tôi được nhiệt tình dặn dò, tư vấn hành trình.
Chúng tôi còn kịp chơi bóng chuyền và nghịch với lũ chó của đồn. Lũ chó của đồn to lớn và dũng mãnh, tối qua dữ là thế nhưng sau khi làm quen lại trở nên thân thiện lắm, quấn quýt mãi thôi
Đồn cắt cử hai đồng chí dẫn đường cho đoàn, đó là anh Tòng Trung Kiên và anh Hoàng Thanh Bình. Chúng tôi cũng được cho 2 con gà thịt sẵn để mang đi ăn trên đường.
Chuẩn bị đồ ăn xong, chúng tôi để lại đồn những thứ không cần mang theo và sắp ba lô thật cẩn thận. Nhận những lời dặn dò, chụp hình lưu niệm tại đồn, chúng tôi tiếp tục khởi hành bằng xe máy vào bản.
Thêm một hành trình bằng xe máy khó khăn nữa với đường đèo đất dốc dựng đứng. Những chiếc xe thuê cà tàng của chúng tôi thật thua xa chiếc cũ mang biển đỏ của các anh biên phòng
Chúng tôi liên tục phải xuống đi bộ chứ không thể tải nổi cả xế và ôm, báo hại các anh biên phòng đi chút lại phải dừng đợi
Khi chúng tôi tới đầu bản Sín Chải A, điểm dừng nghỉ là một quán tạp hóa khá to bên đường. Chúng tôi cũng hơi bất ngờ bởi chỗ này bán đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết từ những lon đồ uống, sữa, bánh kẹo... thậm chí là cả cháo bát bảo và các loại thịt hộp.
Dù chưa đến chính ngọ, nhưng chúng tôi lại được mời ăn bữa cơm tại nhà bác Xy Khừ Xá với gà đồi, thịt lợn mán và bánh dày, bánh chưng truyền thống. Bữa cơm thịnh soạn và chân tình quá đỗi làm chúng tôi không nỡ từ chối dù lịch trình đã gấp gáp. Bác Xá là công an viên đồng thời là phó bản Sín Chải A, một xã với 100% là người La Hủ.
Trang phục tết của người La Hủ
Bữa trưa thịnh soạn với những món truyền thống của người La Hủ
Đặc biệt, bữa trưa chúng tôi được mời cũng chính là bữa tết cơm mới của bà con dân tộc nơi đây. Tết của bà con La Hủ diễn ra vào 3 ngày trong tháng 11 Âm lịch mà không cố định, nó phụ thuộc vào mỗi dòng họ trong bản. Bữa trưa thịnh soạn ngoài dự kiến này đã giúp chúng tôi thêm nhiều năng lượng cho hành trình sắp tới. Chia tay rồi mà bác Xá còn không quên tặng chúng tôi vài chiếc bánh chưng nếp mang theo ăn làm quà.
(còn tiếp)
Theo iHay
Ngược dòng Nậm Mu khám phá Tây Bắc Đầu xuân, theo chân những phượt thủ khám phá những mặt hồ yên ả, khung cảnh hùng vĩ bên dòng chảy hoang sơ của dòng sông Nậm Mu giữa núi rừng Tây Bắc. Mùa này, vùng núi Tây Bắc đã có những cây ban nở hoa rực rỡ trong nắng ấm Để tới Sơn La theo đường quốc lộ 6 bạn sẽ vượt...