Mùa xuân diệu kỳ của người mẹ ung thư
Tết Canh Tý này với gia đình chị Nguyễn Thị Liên (29 tuổi, quê ở Lý Nhân, Hà Nam) là một niềm hạnh phúc khôn xiết. Tết này, chị được đón tết sum họp với chồng và hai đứa con xinh đẹp, đặc biệt là cậu con trai mà chị đã từ chối điều trị dù biết mình bị ung thư giai đoạn cuối để sinh con được khỏe mạnh.
Mổ ngồi sinh con
Nhớ lại đầu năm 2019, khi mang thai được 8 tuần, chị Liên thấy ngực xuất hiện u cục nhưng chỉ nghĩ là bị viêm tuyến sữa. Nào ngờ u vú ngày càng to hơn, xuất hiện thêm nhiều hạch ở vai, tức ngực, ho nhiều, hai chân phù đau nhức, cơ thể mệt mỏi thì chị Liên mới đi khám. Lúc đó, thai đã được 15 tuần.
Kết quả chiếu chụp khiến chị và chồng như sét đánh ngang tai: “Ung thư vú giai đoạn 4 – giai đoạn rất khó điều trị khi tổ chức ung thư đã di căn sang nhiều bộ phận khác.
Lúc này, nếu điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Còn không điều trị thì sức khỏe của cả mẹ và bé đều nguy hiểm. Chị Liên đã không hề đắn đo khi quyết định giữ lại đứa con. Chị tha thiết mong bác sĩ tìm được phác đồ điều trị an toàn cho bé và kéo dài sự sống cho chị, để con chào đời.
Dù được hóa trị nhưng vì bệnh quá nặng, di căn sang xương, phổi nên các u hạch xuất hiện ngày càng dày đặc vùng ngực, khiến bệnh nhân càng ngày càng khó thở. Nằm xuống là không thở được, vì vậy, để duy trì sự sống cho mình, nỗ lực vì sự sống của đứa con, chị Liên đã phải ngồi suốt 24/24 giờ, mỗi ngày chỉ ngủ được 1-2 tiếng đồng hồ.
GS Trần Văn Thuấn đến thăm và động viên bệnh nhân Nguyễn Thị Liên ngày giáp Tết Canh Tý. (ảnh: L.M)
Ngày 22/5, khi thai nhi ở tuần 31, thấy sức khỏe của người mẹ đã quá sức chịu đựng, các bác sĩ Bện viên (BV) K T.Ư với sự phối hợp của các các sĩ BV Phụ sản T.Ư đã quyết định mổ sinh. Vì bệnh nhân nằm sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên các bác sĩ đã để bệnh nhân ngồi để thực hiện ca mổ sinh. Hình ảnh người mẹ bị “mổ ngồi” đã khiến nhiều bác sĩ xúc động.
Và con trai của mẹ Liên đã chào đời thuận lợi, sau hơn 1 tháng điều trị tại khoa Sơ sinh (BV Phụ sản T.Ư) bé được đưa về nhà. Bé được mẹ đặt tên Bình An. Sau khi sinh con, chị Liên rơi vào hôn mê, chị được gặp con lần đầu tiên sau hơn 1 tháng sinh. Khi con khỏe được đưa về nhà cho bà chăm sóc, còn chị lại ở lại BV K T.Ư, tiếp tục cuộc chiến chống lại bệnh tật.
Sự phục hồi kỳ diệu
Video đang HOT
Đến thăm và tặng quà bệnh nhân Nguyễn Thị Liên ngày sát tết, PGS-TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc BV K T.Ư cho biết, ông vô cùng xúc động và ngạc nhiên trước sự phục hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân.
Chúng tôi hy vọng rằng câu chuyện như của Nguyễn Thị Liên sẽ truyền cảm hứng, tự tin cho nhiều người bệnh. Dù bệnh nặng, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu tuân thủ phác đồ điều trị, nỗ lực đấu tranh chống lại bệnh tật, tin tưởng, lạc quan vào cuộc sống, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội khỏi bệnh, sống vui sống khỏe”. GS-TS Trần Văn Thuấn
“7 tháng trước, khi bệnh nhân trải qua cơn mổ đẻ, mê man trên bàn phẫu thuật, ít ai có thể lạc quan về sự phục hồi của chị. Nhưng giờ đây, điều kỳ diệu đã xảy ra” – GS Thuấn cho biết.
Giờ đây, người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối quyết tâm sinh con Nguyễn Thị Liên đã dần hồi phục sức khỏe, đạt cân nặng 51kg, làn da không còn xanh xao, mai mái nữa mà đã hồng hào trở lại. Đều đặn mỗi tháng, chị Liên trở lại BV K để tái khám và điều trị.
Hành trình chiến đấu với căn bệnh này của chị Liên còn dài nhưng với tinh thần lạc quan, sự mong ngóng của cậu con trai bé bỏng và cô con gái hơn 3 tuổi lớn khôn, chị lại càng phải cố gắng. Còn bé Bình An hơn 7 tháng tuổi cũng đã nặng 8kg, tăng 5,6kg so với thời điểm được xuất viện. Anh Hùng – chồng chị Liên cho biết, bé An rất ngoan. Thế nhưng, mỗi khi thấy mẹ trở về là Bình An lại không chịu theo ai nữa, cứ bám riết lấy mẹ, hai mẹ con quấn quýt bên nhau chẳng rời.
Về tình hình điều trị của bệnh nhân liên, TS-BS Lê Thanh Đức – Trưởng khoa Nội 5 chia sẻ: “Sau khi sinh, bệnh nhân Liên được điều trị bằng hóa trị và thuốc kháng thể đơn dòng. Trải qua 9 đợt điều trị, sau đánh giá ban đầu thì tổn thương vú đáp ứng hoàn toàn, tổn thương phổi, gan đáp ứng 1 phần. Bệnh nhân dung nạp thuốc tốt. Chúng tôi sẽ cân nhắc kỹ và hội chẩn để đưa ra hướng điều trị tiếp theo, có thể bệnh nhân sẽ được duy trì điều trị bằng thuốc kháng thể đơn dòng và thuốc nội tiết”.
Theo danviet.vn
Cám cảnh trồng tiêu: Giá thấp lỗ chỏng gọng, trồng hữu cơ cũng chết
Năm 2016, toàn tỉnh Bình Phước có 16.452 ha hồ tiêu. Đây cũng là thời điểm huy hoàng hồ tiêu được mệnh danh là vàng đen.
Bất chấp khuyến cáo từ các nhà khoa học, người người, nhà nhà thi nhau trồng tiêu. Chỉ trong năm 2016, diện tích hồ tiêu tăng 726 ha, nâng tổng diện tích hồ tiêu cả tỉnh lên 17.178 ha. Giá hồ tiêu những năm gần đây liên tiếp giảm, nhiều nhà vườn không còn vốn để đầu tư phân bón, thuốc trị bệnh dẫn đến tiêu chết hàng loạt.
523,1 ha hồ tiêu của tỉnh bị nhiễm bệnh ở mức độ trên 70% trong niên vụ 2017-2018 là lời cảnh báo cho nông dân trồng tiêu trước khi mùa mưa kết thúc.
NHỮNG MÙA TIÊU ĐI...
Niên vụ 2018-2019, 2,5 ha hồ tiêu 8 năm của gia đình bà Nguyễn Thị Liên ở ấp Thanh Sơn, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp cho năng suất 13 tấn. Thế nhưng dự báo mùa vụ năm nay, năng suất vườn tiêu của gia đình bà có thể giảm hơn một nửa.
Bà Liên cho biết, nguyên nhân chính khiến năng suất giảm là do giá hồ tiêu xuống thấp nên gia đình không đầu tư phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật như những năm trước. Không chỉ năng suất giảm, một số nọc tiêu trong vườn đang bị vàng lá, khô cành, tháo lóng, biểu hiện của bệnh chết nhanh, chết chậm đã xuất hiện.
Dự báo năng suất vườn tiêu 2,5 ha của hộ bà Nguyễn Thị Liên ở ấp Thanh Sơn, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp sẽ giảm hơn 50% do thiếu đầu tư phân bón và sự tác động của thời tiết.
Bù Đốp hiện có 4.468 ha hồ tiêu, chiếm 26,1% tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn toàn tỉnh. Cuối mùa mưa, đầu mùa khô năm 2019, toàn huyện Bù Đốp có 110 ha hồ tiêu nhiễm bệnh, trong đó 41,1 ha nhiễm bệnh ở mức độ trên 70% và 46,2 ha nhiễm bệnh từ 30-70%.
Năm 2018, toàn tỉnh có 523,1 ha tiêu bị chết, chủ yếu do bệnh chết nhanh, chết chậm. Từ khi trồng đến lúc bắt đầu cho thu hoạch và rơi vào tình trạng chết nhanh, chết chậm không thể cứu chữa phải mất ít nhất 3 năm. Trong 3 năm ấy, người dân đầu tư thấp nhất cũng khoảng 200 triệu đồng/ha. 523,1 ha hồ tiêu bị chết trong năm vừa qua đồng nghĩa với người trồng tiêu trên địa bàn toàn tỉnh mất trắng 104 tỷ đồng.
Bình Phước hiện có trên 16.987 ha hồ tiêu, giảm 191 ha so với năm 2018. Mưa tắt, nắng lên là hồ tiêu dễ rơi vào tình trạng vàng lá, tháo lóng, bỏ nọc rồi chết hàng loạt mà người trồng tiêu hay gọi là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bình quân mỗi năm có ít nhất cả trăm héc ta hồ tiêu chết vì căn bệnh này.
Dù biết nguyên nhân gây nên loại bệnh này do nấm phytophthora và fusarium nhưng ít ai biết được khởi nguyên bệnh do nấm phytophthora và fusarium tấn công bộ rễ của hồ tiêu ngay từ trong mùa mưa. Tấn công xong bộ rễ cũng là lúc mùa khô đến khiến cây tiêu không còn đường cung cấp chất dinh dưỡng dẫn đến chết nhanh hoặc chết chậm.
Tùy theo mức đầu tư của nhà vườn, mỗi héc ta hồ tiêu từ khi trồng đến lúc thu hoạch phải mất từ 200-300 triệu đồng, thậm chí 500 triệu đồng. Nhiều nhà vườn không nắm được nguyên nhân cơ bản của bệnh chết nhanh, chết chậm nên mua thuốc bảo vệ thực vật về phun, tưới cho vườn tiêu.
Thế nhưng càng phun, tưới thuốc thì hồ tiêu càng chết nhanh hơn và người trồng lại mất thêm khoản chi phí cho tiền công, thuốc bảo vệ thực vật có khi lên cả trăm triệu đồng nhưng vẫn không thể cứu được vườn.
1 ĐỒNG PHÒNG HƠN 10 ĐỒNG CHỮA
Theo các nhà nông học, có 4 nguyên nhân cơ bản khiến hồ tiêu chết hàng loạt. Trước tiên là do cách trồng hồ tiêu thấp hơn mặt đất dẫn đến ẩm độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phytophthora và fusarium phát tán trên diện rộng. Thứ hai, nhà vườn thường chủ quan không triệt tiêu hay cách ly ngay từ đầu những nọc tiêu mắc bệnh.
Thứ ba, không chủ động phòng bệnh và cuối cùng là do thiếu đầu tư phân bón hoặc bón phân không cân đối dẫn đến hồ tiêu thiếu sức đề kháng, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.
Đặc biệt, trước thực trạng hồ tiêu mất giá như hiện nay, nhiều nhà vườn thiếu đầu tư chăm sóc dẫn đến không ít vườn bị chết hàng loạt. 523,1 ha hồ tiêu trên địa bàn toàn tỉnh bị chết trong năm vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất.
Dự báo năng suất vườn tiêu 2,5 ha của hộ bà Nguyễn Thị Liên ở ấp Thanh Sơn, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp sẽ giảm hơn 50% do thiếu đầu tư phân bón và sự tác động của thời tiết.
Kỹ sư Đỗ Hữu Đức, chuyên viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp cho biết: Có một thực tế vừa mừng nhưng lại vừa lo hiện nay là người dân thường tập trung vào phương pháp hữu cơ, ít quan tâm đến tỷ lệ phân bón vô cơ dẫn đến vườn tiêu mất cân đối về dinh dưỡng.
Đặc biệt, phân bón vô cơ còn là giải pháp tối ưu để nâng cao năng suất cây trồng nếu sử dụng đúng liều lượng. Do vậy, song song với phương pháp hữu cơ, nhà vườn cần phải sử dụng phân bón vô cơ ở mức độ hợp lý, không chỉ giúp vườn cây phát triển cân đối dinh dưỡng để kháng bệnh mà còn nâng cao năng suất cây trồng.
Tiếp theo là thay đổi cách trồng từ phương pháp đào hố âm dưới mặt đất sang cách trồng nổi. Phòng bệnh ngay từ mùa mưa là giải pháp hữu hiệu nhất để giúp hồ tiêu cũng như các loại cây trồng khác tránh được dịch bệnh do nấm phytophthora và fusarium gây nên.
Tiến sĩ nông học Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp cho rằng, nhà nông đầu tư 1 đồng cho việc phòng trừ dịch bệnh sẽ tốt hơn phải bỏ ra 10 đồng để chữa bệnh.
Theo Đông Kiểm (Báo Bình Phước)
Bé 3 tuổi và 3 người thoát chết trong gang tấc do container đâm từ phía sau Một chiếc xe ô tô 4 chỗ đang lưu thông trên đường Quốc lộ thì bất ngờ bị xe container chạy cùng chiều, đâm mạnh từ phía sau và đẩy đi hàng chục mét. Vụ tai nạn khiến 4 người trong xe con thoát chết trong gang tấc. Chiếc xe 4 chỗ bị hư hỏng nặng Theo đó, vào lúc 8h sáng nay...